Phân tích cấu trúc nội dung chƣơng “Sóng cơ và Sóng âm”

Một phần của tài liệu Phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học các kiến thức về sóng cơ (vật lý 12) theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên miền núi (Trang 57)

2.1.1. Cấu trúc chƣơng trình chƣơng “Sóng cơ và Sóng âm” (Vật lí 12).

Trong chương trình của sách giáo khoa (SGK) Vật lí 12, nội dung các kiến thức về chương “ Sóng cơ và Sóng âm ” được đưa vào khoảng giữa thời gian của học kì I bao gồm 06 tiết học, trong đó có 5 tiết lí thuyết và 1 tiết ôn tập, cụ thể:

- Sóng cơ và sự truyền sóng cơ ( 1 tiết ) - Giao thoa sóng ( 1 tiết )

- Sóng dừng ( 1 tiết )

- Các đặc trưng vật lí của âm ( 1 tiết ) - Các đặc trưng sinh lí của âm ( 1 tiết ) - Ôn tập chương II ( 1 tiết )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong quá trình đổi mới SGK trung học phổ thông, các tác giả khi biên soạn đã chú ý đến cả nội dung kiến thức và kĩ năng HS cần đạt được trong mỗi bài học. Bố cục kiến thức trình bày trong mỗi bài đều có sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức và sự gợi ý về PP dạy và học, tạo điều kiện nâng cao năng lực tự học cho HS, qua đó giúp GV dễ dàng xây dựng các hoạt động học tập phù hợp với năng lực nhận thức của HS nhằm TCH hoạt động nhận thức của các em trong mỗi giờ học, giúp HS chủ động tìm tòi, xây dựng và chiếm lĩnh tri thức.

2.1.2. Cấu trúc nội dung chƣơng “Sóng cơ và Sóng âm” (Vật lí 12).

Hệ thống các kiến thức về “Sóng cơ và Sóng âm” được trình bày ngay sau khi HS đã được tìm hiểu kĩ các kiến thức về “Dao động cơ”, điều này tạo thuận lợi cho việc tiếp cận khái niệm về sóng cơ và các đặc trưng của sóng cơ.

Nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và Sóng âm” nghiên cứu về nguồn gốc

quá trình hình thành sóng cơ trong các môi trường vật chất, những ứng dụng của sóng cơ và sóng âm trong đời sống và sản xuất.

Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu đề tài thì chúng tôi chỉ đề cập đến một số kiến thức về “sóng cơ”, cụ thể là 03 bài học sau: “Sóng cơ và sự truyền sóng cơ; Giao

thoa sóng; Sóng dừng”. Sau khi học xong các bài học trên thì HS cần phải nắm vững

được các kiến thức sau:

- Đối với bài “Sóng cơ và sự truyền sóng cơ” : Định nghĩa của sóng cơ, định

nghĩa về các khái niệm liên qua đến sóng (sóng dọc, sóng ngang, tốc độ truyền sóng, chu kì, tần số, bước sóng), phương trình sóng tại một điểm nằm trên trục ox.

- Đối với bài “Giao thoa sóng” : Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng

mặt nước, nêu được các điều kiện để có sự giao thoa.

- Đối với bài “Sóng dừng” : Mô tả được sự phản xạ của sóng trên vật cản (cố

định, tự do), mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để có sóng dừng khi đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.1.3. Mục đích yêu cầu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chƣơng “Sóng cơ và Sóng âm” (Vật lí 12).

2.1.3.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình.[29]

Chủ đề Mức độ cần đạt a) Khái niệm sóng cơ. Sóng ngang. Sóng dọc b) Các đặc trưng của sóng: Tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng, năng lượng sóng c) Phương trình sóng d) Sóng âm. Độ cao của âm. Âm sắc. Cường độ âm. Mức cường độ âm. Độ to của âm

e) Giao thoa của hai sóng cơ. Sóng dừng. Cộng hưởng âm

Kiến thức

- Phát biểu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang và nêu được ví dụ về sóng dọc, sóng ngang.

- Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.

- Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì.

- Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm là gì và đơn vị đo mức cường độ âm.

- Nêu được ví dụ để minh hoạ cho khái niệm âm sắc. Trình bày được sơ lược về âm cơ bản, các hoạ âm.

- Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) và các đặc trưng Vật lí (tần số, mức cường độ âm và các hoạ âm) của âm.

- Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng.

- Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để khi đó có sóng dừng khi đó.

- Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng âm.

Kĩ năng

- Viết được phương trình sóng.

- Giải được các bài toán đơn giản về giao thoa và sóng dừng. - Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xác định được bước sóng hoặc tốc độ truyền âm bằng phương pháp sóng dừng.

2.1.3.2. Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng. [29]

a. Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài “Sóng cơ và sự truyền sóng cơ”.

Chuẩn kiến thức,

kĩ năng Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng

Phát biểu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang và nêu được ví dụ về sóng dọc, sóng ngang.

[Thông hiểu]

- Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường.

- Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.

- Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Sóng ngang truyền được ở mặt chất lỏng và trong chất rắn.

Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng. [Thông hiểu]

- Biên độ sóng là biên độ dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua.

- Chu kì T (hoặc tần số f) là chu kì (hoặc tần số f) dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua.

- Tốc độ truyền sóng v là tốc độ truyền dao động trong môi trường.

- Bước sóng l là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì. Hai phần tử nằm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một bước sóng thì dao động đồng pha với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tần số sóng f là số lần dao động mà phần tử môi trường thực hiện trong 1 giây khi sóng truyền qua. Tần số có đơn vị là hec (Hz).

- Năng lượng sóng có được do năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.

Viết được phương trình sóng.

[Thông hiểu]

- Phương trình dao động tại điểm 0 là u0 ACos t . Sau khoảng thời gian t, dao động từ 0 truyền đến M cách 0 một khoảng x = v.t

- Phương trình dao động của phần tử môi trường tại điểm M bất kì có tọa độ x là ( ) cos 2 M x t x u t Acos t A v T                  

Phương trình này cho biết li độ u của phần tử có toạ độ x vào thời điểm t. Đó là một hàm vừa tuần hoàn theo thời gian, vừa tuần hoàn theo không gian.

b. Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng bài “Giao thoa sóng”.

Chuẩn kiến thức,

kĩ năng Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng

Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có sự

[Thông hiểu]

- Mô tả thí nghiệm :

Cho cần rung có hai mũi S1 và S2 chạm nhẹ vào mặt nước. Gõ nhẹ cần rung.Ta quan sát thấy trên mặt nước xuất hiện một loạt gợn sóng ổn định có hình các đường hypebol với tiêu điểm là S1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giao thoa của hai sóng.

và S2.

- Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng khi gặp nhau thì có những điểm chúng luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm chúng luôn luôn triệt tiêu lẫn nhau.

- Hai nguồn dao động cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian gọi là hai nguồn kết hợp. Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra gọi là hai sóng kết hợp.

- Điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa là trong môi trường truyền sóng có hai sóng kết hợp và các phần tử sóng có cùng phương dao động.

- Hiện tượng giao thoa là một hiện tượng đặc trưng của sóng. Quá trình Vật lí nào gây ra được hiện tượng giao thoa cũng là một quá trình sóng.

Giải được các bài toán đơn giản về giao thoa.

[Vận dụng]

- Biết cách tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ để tính vị trí cực đại và cực tiểu giao thoa.

+ Những điểm tại đó dao động có biên độ cực đại (cực đại giao thoa) là những điểm mà hiệu đường đi của hai sóng từ nguồn truyền tới bằng một số nguyên lần bước sóng. Công thức ứng

với cực đại giao thoa là d2 d1 k , với k = 0, ± 1, ± 2...

+ Những điểm tại đó dao động triệt tiêu (cực tiểu giao thoa) là những điểm mà hiệu đường đi của hai sóng từ nguồn truyền tới bằng một số nửa nguyên lần bước sóng. Công thức ứng với cực tiểu giao thoa là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 1 1 2 dd k     , với k = 0, ± 1, ± 2...

- Biết cách dựa vào công thức để tính được bước sóng, số lượng các cực đại giao thoa, cực tiểu giao thoa.

c. Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài “Sóng dừng”.

Chuẩn kiến thức,

kĩ năng Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng

Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để có sóng dừng khi đó.

[Thông hiểu]

- Mô tả hiện tượng sóng dừng trên dây :

+ Xét một sợi dây đàn hồi PQ có đầu Q cố định. Giả sử cho đầu P dao động liên tục thì sóng tới và sóng phản xạ liên tục gặp nhau và giao thoa với nhau, vì chúng là các sóng kết hợp. Trên sợi dây xuất hiện những điểm luôn luôn đứng yên (gọi là nút) và những điểm luôn luôn dao động với biên độ lớn nhất (gọi là bụng).

+ Sóng dừng là sóng trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng. Khoảng cách giữa hai bụng sóng liền kề và

khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là . Khoảng cách giữa

một bụng sóng và một nút sóng liền kề là

- Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước

sóng:

2

lk

với k = 0, 1, 2,...

- Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố

2 

. 4 

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Xác định được bước sóng hoặc tốc độ truyền sóng bằng phương pháp sóng dừng.

định, một đầu tự do là chiều dài của sợi dây phải bằng một số lẻ lần .   1 2 1 4 2 2 lk   k       , với k = 0,1,2,... [Vận dụng]

Có thể xác định tốc độ truyền sóng trên dây bằng cách sử dụng phương pháp sóng dừng như sau:

- Tạo sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định, hoặc trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do.

- Đo chiều dài dây, căn cứ số nút sóng (hoặc bụng sóng) để tính bước sóng  theo công thức trên.

- Tính tốc độ truyền sóng theo công thức v vT

f

 

Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây.

[Vận dụng]

Khi cho đầu P của dây dao động liên tục, thì sóng tới từ đầu P và sóng phản xạ từ đầu Q là hai sóng kết hợp, chúng liên tục gặp nhau và giao thoa với nhau. Kết quả là trên sợi dây xuất hiện những điểm luôn luôn đứng yên (nút sóng) và những điểm luôn luôn dao động với biên độ lớn nhất (bụng sóng).

2.2. Phối hợp sử dụng thí nghiệm và phƣơng tiện CNTT để tổ chức dạy học một số kiến thức về “Sóng cơ” trong chƣơng trình (Vật lí 12).

Các PTDH được sử dụng trong dạy học Vật lí rất đa dạng và phong phú, trong đó đặc biệt phải kể đến các trang thiết bị thí nghiệm. Các thí nghiệm biểu diễn của GV và thí nghiệm của HS có vai trò quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được, điều này thể hiện tính đặc thù của vật lí học là bộ môn khoa học thực nghiệm, các định luật hay khái niệm Vật lí đều được rút ra từ thực nghiệm, sự cần thiết cho HS thấy được các hiện

4 

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tượng Vật lí đang nghiên cứu diễn ra trong đời sống và trong kĩ thuật.

Tuy nhiên trong thực tiễn giảng dạy Vật lí tại các trường THPT cũng như tại các Trung tâm GDTX thì có một số bài học không thể tiến hành được thí nghiệm trên lớp (các phản ứng phân hạch, nhiệt hạch,…) một số bài nếu sử dụng thí nghiệm cũng không diễn tả được hết bản chất của hiện tượng hay các trường hợp khác có thể xảy ra trong hiện tượng Vật lí đang xét (định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn cơ năng, dòng điện trong các môi trường, các hiện tượng sóng,…).

Do đó để khắc phục những hạn chế nêu trên, ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật thì các PTDH đã được hiện đại hóa để nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng dạy học, hỗ trợ tích cực các hoạt động dạy học của người GV. Thực tế trong dạy học Vật lí hiện nay, GV có sự hỗ trợ rất tích cực từ các phương tiện công nghệ thông tin.Một số phương tiện CNTT đang được sử dụng rộng rãi hiện nay như: - Phim học tập: Phim đèn chiếu, phim chiếu bóng, phim học tập trên truyền hình, phim video,...

- Phần mềm dạy học: Phần mềm mô phỏng một số hiện tượng Vật lí, phần mềm phân tích băng hình-Galileo,…

- Thiết bị nghe nhìn: Máy vi tính, đèn chiếu, máy chiếu, máy chiếu phim, máy sang và phát băng hình,…

Thực tiễn cho thấy chất lượng tiếp thu kiến thức của HS sẽ được nâng cao hơn nếu trong quá trình học tập có sự tác động tích cực của nhiều hình thức nghe-nhìn một cách sinh động và phong phú. Giờ học sử dụng thí nghiệm và có sự hỗ trợ của phương tiện CNTT thì học sinh được quan sát, so sánh các hiện tượng một cách cụ thể nhất. Khi GV hướng dẫn cho học sinh phân tích toàn diện các đối tượng, hiện tượng và các quá trình Vật lí xảy ra ở thí nghiệm và trên màn hình sẽ giúp học sinh chuyển hóa cái cụ thể sang cái trừu tượng và từ cái trừu tượng lại đến cái cụ thể ở mức độ cao hơn.

Thông qua các thao thác xử lí trên máy vi tính kết hợp với tiến hành thí nghiệm thực thì học sinh HS cùng lúc sẽ thực hiện nhiều thao tác (nghe, nhìn, đọc và làm việc),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

điều này góp phần phát triển khả năng lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức của học sinh một sâu sắc hơn.

Nhờ kĩ thuật biểu diễn các mô hình thí nghiệm, mô phỏng hiện tượng Vật lí trên MVT,…sẽ góp phần hỗ trợ tích cực cho HS trong việc dự đoán, xây dựng giả thuyết khoa học. Việc sử dụng phối hợp thí nghiệm và phương tiện CNTT cho phép ta kiểm tra tính có thể chấp nhận được được giả thuyết đã đề xuất, suy đoán cho phù hợp với quy luật của sự vật hiện tượng đang nghiên cứu.Ví dụ:

-Trong bài “Sóng cơ và sự truyền sóng cơ”: Tôi sử dụng thí nghiệm thực kết hợp với giáo án điện tử để giúp HS hiểu rõ được khái niệm về sóng cơ, sóng ngang, sóng dọc và các đặc trưng của sóng,cụ thể:

+ Khi trình bày định nghĩa sóng cơ “sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường”, sau khi cho học sinh quan sát thí nghiệm thực về tạo sóng mặt nước, GV sử dụng máy vi tính mô phỏng sự lan truyền biến dạng trên sợi dây và thí nghiệm mô phỏng

Một phần của tài liệu Phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học các kiến thức về sóng cơ (vật lý 12) theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên miền núi (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)