Căn cứ lí luận và thực tiễn lựa chọn phối hợpsử dụng thí nghiệm và

Một phần của tài liệu Phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học các kiến thức về sóng cơ (vật lý 12) theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên miền núi (Trang 42)

- Trong khi xây dựng kế hoạch và tiến hành dạy học thì người GV luôn phải đối diện với câu hỏi như “Làm thế nào để lựa chọn PPDH cho phù hợp và có hiệu quả?”Các nhà lí luận dạy học đều đưa ra lời khuyên“Mỗi PPDH đều cóưu và nhược điểm riêng của nó, không có PPDH nào được xem là vạn năng, để khắc phục những hạn chế và phát huy ưu điểm của mỗi phương pháp ta cần phối hợp sử dụng các PPDH khác nhau”. Để lựa chọn và phối hợp các PPDHphù hợp với mỗi bài dạy, mỗi hoạt động dạy học, chúng ta cần quan tâm mối quanhệ của nó với các yếu tố liên quan, đó là mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, điều kiện giảng dạy và học tập, nhu cầu, hứng thú, thói quen học tập của HS, năng lực, sở trường, kinh nghiệm sư phạm của GV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Chọn những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học: Mỗi một PPDH có những điểm mạnh hay yếu nhất định. Tuy nhiên khi xem xét thực hiện một mục tiêu dạy học thì có một số PPDH có khả năng cao hơn các PPDH khác.

Bảng trình bày kết quả nghiên cứu về khả năng của các PPDH trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học.[12]

Bảng 1.1: Khả năng của các PPDH trong thực hiện các mục tiêu dạy học

Các phạm trù mục tiêu Các phƣơng pháp dạy học Thuyết trình Thảo luận Học Cá nhân Học tương tác, học trong hành động I. Lĩnh vực nhận thức 1. Biết B C A B 2. Hiểu B B A B 3. Vận dụng C A A B 4. Phân tích C A A B 5. Tổng hợp C A A B 6. Đánh giá D A C B II. Lĩnh vực tình cảm 1. Tiếp nhận B A A A 2. Phản ứng D A B A 3. Đánh giá B A D A 4. Sắp xếp, tổ chức giá trị B B D A 5. Trở thành tính cách D B D A III. Lĩnh vực tâm vận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1. Tự thực hiện phối hợp các động tác D D A C 2. Phối hợp thành thục các động tác D D A C

3. Giao tiếp D B C A

4. Hành vi ngôn ngữ D A C B

Thang: A: Xuất sắc B: Khá C: Trung bình D: Yếu

Từ bảng phân loại trên, ta nhận thấy vai trò tích cực của PPDH hợp tác theo nhóm, thảo luận, học trong hành động sẽ phát triển khả năng tư duy cho HS tốt hơn trong học tập nhằm thực hiện mục tiêu dạy học hiện nay.

Một kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy sự hạn chế của các PP dùng lời nói và đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động tự lập của HS, phối hợp các PPđồng thời huy động nhiều giác quan của HS tham gia vào quá trình tri giác các đối tượng lĩnh hội.[12]

Sơ đồ tỉ lệ lƣu giữ thông tin trong trí nhớ học sinh

Hình 1.2

+ Lựa chọn các PPDH tương thích với nội dung bài học:Giữa nội dung bài học

và PPDH có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp quy định lẫn nhau.

Sau 3 ngày 10 % 20 % 70 % 80 % 90 % Lời nói Hình ảnh Lời và hình Lời, hình và hành động Tự phát hiện Sau 3 giờ 30 % 60 % 80 % 90 % 99%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từng nội dung trong bài học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động của học sinh, nếu người GV lựa chọn được PPDH phù hợp phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinhtrong các hoạt động học tập theo nhóm hoặc cá nhân.

+ Lựa chọn PPDH cần chú ý tới hứng thú, thói quen của HS, kinh nghiệm của GV:

 Cần xem xét trước nhu cầu, hứng thú học tập của HS khi lựa chọn các PPDH.Đối với việc trình bày thông tin, cần ưu tiên lựa chọn các PP sử dụng các phương tiện nghe nhìn, sử dụng truyền thông đa phương tiện càng tốt. Đối với hoạt động phân tích và xử lí thông tin cần tổ chức các hoạt động tự phát hiện, phối hợp với làm việc theo nhóm, càng phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của HS càng tốt.

Cần chú ý đến việc thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học để tránh mang lại sự nhàm chán, gây hứng thú cho HS.

 Ưu tiên lựa chọn các PPDH mà HS, GV đã quen thuộc.

+ Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học:

 Phương pháp dạy học được sử dụng có mối liên hệ mật thiết với điều kiện cơ sở vật chất, đặc biệt là thiết bị dạy học. Căn cứ vào thực tế mà người GV phải lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện của nhà trường, của phòng thí nghiệm, của tình trạng đang có.

Trong điều kiện thực tế cho phép thì cần chọn theo thứ tự ưu tiên tốt nhất.

 Các thiết bị dạy học hiện đại không phải luôn đồng nghĩa với các trang thiết bị máy móc dạy học phức tạp, đắt tiền. Tính hiện đại của thiết bị dạy học thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong quá trình thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tưtưởng sư phạm hiện đại.

Tóm lại: Qua các cơ sở căn bản trên về cách lựa chọn PPDH, trong quá trình

giảng dạy tôi đã lựa chọn PPDH thích hợp cho từng phần kiến thức, từng bài cụ thể và có kết hợp sử dụng thí nghiệm với phương tiện CNTT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ a/ Chỉ sử dụng thí nghiệm khi:

-Thiết bị thí nghiệm có trong bộ dụng cụ thí nghiệm biểu diễn hoặc thực hành được trang bị cho chương trình cơ bản.

- Thiết bị thí nghiệm đủ về số lượng và chất lượng để dạy học và áp dụng PPDHthích hợp của GV.

- Dùng thí nghiệm khi cách sử dụng dễ dàng, các số liệu thu được đảm bảo tính chính xác cao và chứng minh hiệu quả kiến thức cần giảng dạy.

- Dùng thí nghiệm khi thời gian tiến hành thí nghiệm đảm bảo cho thời lượng để dạy học phần kiến thức đó trong giờ học.

- Thí nghiệm đảm bảo thành công ngay khi tiến hành.

b/ Chỉ sử dụng phương tiện CNTT khi:

- Không thể tiến hành thí nghiệm vì không có đủ dụng cụ.

- Thời gian tiến hành thí nghiệm quá dài không đủ thời lượng cho phép. - Kết quả đo không chính xác, không đảm bảo tính chứng minh cao. - Không đủ dụng cụ thí nghiệm để tổ chức theo PPDH của GV.

- Thí nghiệm không thể thực hiện trong điều kiện lớp học, phòng chuyên dùng được trang bị.

- Thí nghiệm chỉ đo được 1 số liệu trong một lần thí nghiệm nhưng yêu cầu cần đo được đồng thời nhiều số liệu trong một lần tiến hành khi đó ta cần dùng các PMDH để hỗ trợ.

- Mô phỏng lại các hiện tượng Vật lí diễn ra để minh họa cho bài giảng của GV trong giờ dạy.

c/ Sử dụng phối hợp phương tiện CNTT với thí nghiệm khi:

- Khi thí nghiệm không quan sát rõ về mặt hình ảnh như khảo sát về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định và trên vật cản tự do, sự giao thoa của 2 sóng mặt nước,… thì ta dùng kết hợp với mô hình động của thí nghiệm và mô phỏng trên máy vi tính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Khi thí nghiệm diễn ra quá nhanh không thể quan sát rõ thì ta cũng dùng đồng thời với mô hình mô phỏng trên MVT để quan sát rõ cơ chế của hiện tượng.

- Khi giới thiệu các hiện tượng và ứng dụng của kiến thức Vật lí trong thực tế, kĩthuật.

- Khi xử lí các kết quả thí nghiệm mất quá nhiều thời gian thì ta dùng MVT sử dụng để tính toán.

- Khi muốn mô phỏng một quá trình thí nghiệm cho diễn ra chậm và phóng to, thu nhỏ thí nghiệm.

- Khi muốn chứng minh hiện tượng mà không quan sát được bằng mắt thường.

d/ Vai trò của thí nghiệm và các phương tiện CNTT trong việc thực hiện PPDH đã nêu:

Thí nghiệm và các phương tiện CNTT sẽ phát huy được các PPDH tích cực.Vìqua bảng trình bày khả năng của các PPDH trong thực hiện các mục tiêu dạy học thì PPDH thuyết trình rất hạn chế, còn PP thảo luận nhóm, học cánhân, học tương tác trong hành động sẽ phát huy cao hơn để đạt các mục tiêu dạyhọc. Khi sử dụng thí nghiệm và phương tiện CNTT có vai trò rất lớn để chúng ta thực hiện các PP dạy học tích cực như:

- HS được quan sát trực tiếp, trực diện các hiện tượng để biết quy luật. - HS được học tập theo nhóm do đó thảo luận với nhau nhiều hơn.

- HS được trực tiếp làm thí nghiệm nên cá nhân có điều kiện để phát triển tư duy, độc lập suy nghĩ, hoạt động sôi nổi, tích cực hơn và luôn có sự trao đổi, tương tác lẫn nhau.

- Phát huy được hết các năng lực tư duy của HS (óc phán đoán, phân tích, đo đạc, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá), để tiến hành thí nghiệm, sử dụng các phương tiện CNTT trong nghiên cứu nội dung kiến thức bài học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3.3.2. Các biện pháp phối hợp sử dụng thí nghiệm và các phương tiện CNTT trong dạy học Vật lí.[24]

Để có thể phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện CNTT trong dạy học Vật lí, GV nên thực hiện đồng bộ những biện pháp sau đây:

- Biện pháp 1: Nghiên cứu kĩ các nội dung kiến thức cần truyền tải trong giờ học,

phân tích các hiện tượng Vật lí xảy ra để thấy rõ cơ chế của hiện tượng. Qua đó GV phải định hướng được cần các phương tiện dạy học nào trong bài, cách sử dụng các phương tiện đó như thế nào trong từng phần xây dựng kiến thức của bài.

- Biện pháp 2: Nắm ưu, nhược điểm của từng bộ dụng cụ thí nghiệm trước khi

dạy bài học đó và xem nó mang lại hiệu quả thế nào. Nếu thí nghiệm thực mà mang lại hiệu quả cao ta sẽ tiến hành làm thí nghiệm thực trong bài giảng. Lựa chọn các thí nghiệm dễ có, dễ sử dụng, làm thí nghiệm thành công và có tính trực quan, đủ thời lượng giảng dạy cho phần kiến thức đó đạt hiệu quả giáo dục cao.

- Biện pháp 3: Nếu khi có một số phần kiến thức trong bài mà không thể chứng

minh được bằng thí nghiệm thực, hay các thí nghiệm không thể diễn ra chậm cho HS dễ quan sát, các thí nghiệm không thể tiến hành tại lớp học, do thí nghiệm có độchính xác không cao,... hay khi ta cần giới thiệu các ứng dụng của kiến thức trong đời sống và kĩ thuật. Thì GV phải sử dụng MVT với sự hỗ trợ của các phương tiện CNTT như dùng PMDH, các thí nghiệm ảo, các băng học tập, thiết kế các hình ảnh độngminh hoạ để khắc phục các hạn chế không làm được của thí nghiệm thực. Như sửdụng các chức năng của phương tiện CNTT để trực quan hoá các thí nghiệm khó quan sát, khó thành công, không có dụng cụ thí nghiệm sẵn có và thời gian tiến hành thí nghiệm mất nhiều.

- Biện pháp 4: Lập sơ đồ xây dựng tiến trình dạy học của bài để có PPDH

thíchhợp cho bài. Khi phối hợp sử dụng thí nghiệm và các phương tiện CNTT thì GV phải tổ chức PP học tập thật sự linh hoạt để có đủ thời gian cho một tiết dạy khi ta vận dụng thực hiện cả thí nghiệm và phương tiện CNTT trong một bài giảng. Mỗi đối tượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

HS cần có sự điều chỉnh PPDH khác nhau và mức độ đòi hỏi tư duy khác nhau. Do vậy khi thiết kế phương án dạy học, cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, hình ảnh mô phỏng, minh hoạ theo cấp độ yêu cầu đối với tư duy. Các thí nghiệm GV nên chuẩn bị chu đáo trước giờ học, tiến hành đo thử để nắm được tính chính xác của dụng cụ đo. Các phương tiện CNTT cần chuẩn bị trước, chạy thử và hướng dẫn HS cách sử dụng nếu có các PMDH.

Trên đây là những biện pháp cơ bản mà tôi nghiên cứu để vận dụng phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện CNTT trong giảng dạy một số kiến thức về “sóng cơ”(Vật lí 12) theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thuộc Trung tâm GDTX miền núi.

1.4. Tìm hiểu thực trạng dạy học các kiến thức về “sóng cơ” (Vật lí 12) ở một số Trung tâm GDTX khu vực miền núi.

1.4.1. Mục đích điều tra.

- Tìm hiểu thực trạng về cơ sở vật chất, các phương tiện CNTT, các trang thiết bị thí nghiệm, phòng thí nghiệm, phòng máy chiếu, phòng học bộ môn để phục vụ cho việc giảng dạy Vật lí.

- Tìm hiểu đặc điểm nhận thức của các em HS trong Trung tâm GDTX-HNDN Hồ Tùng Mậu huyện Lục Yên qua các năm, đặc biệt là kết quả học tập môn Vật lí khối 11 trong năm học 2012-2013.

- Tìm hiểu về việc sử dụng thí nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lí.

- Tìm hiểu về những khó khăn của giáo viên khi giảng dạy các kiến thức về sóng cơ, những khó khăn của học sinh trong việc nhận thức về những nội dung kiến thức đó.

- Tìm hiểu cách thức tổ chức của GV khi dạy các kiến thức về sóng cơ.

- Tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh trong các giờ học có sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ thông tin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4.2. Phƣơng pháp điều tra.

- Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp lãnh đạo của Trung tâm để nắm bắt được đặc điểm tình hình học tập của học sinh trong những năm học qua.

- Tham quan phòng thí nghiệm, phòng máy chiếu của một số trung tâm GDTX ở Yên Bái.

- Gặp gỡ và trao đổi với các giáo viên về những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy môn Vật lí trong trung tâm GDTX. Sử dụng phiếu điều tra, dự giờ, tham khảo giáo án,…

- Tổng hợp kết quả học tập môn Vật lí của 06 lớp 11 năm học 2012-2013 của Trung tâm GDTX-HNDN Hồ Tùng Mậu huyện Lục Yên, dùng phiếu phỏng vấn,…

1.4.3. Kết quả điều tra.

 Một số thông tin:

- Số Trung tâm GDTX được điều tra: 06 - Số giáo viên được trao đổi và tham khảo ý kiến: 12 - Số giáo viên cho biết ý kiến đóng góp là: 12 - Số lớp 12 năm học 2013 được điều tra: 06 - Số học sinh được hỏi ý kiến: 244 - Số học sinh cho biết ý kiến: 244

 Kết quả điều tra cho thấy:

- Đặc điểm tình hình học sinh của Trung tâm GDTX-HNDN Hồ Tùng Mậu huyện Lục Yên trong năm học 2013-2014:

+ Toàn Trung tâm có 20 lớp(06 lớp 12; 07 lớp 11; 07 lớp 10) với 833học sinh(có

780/833 là người dân tộc). Đa số các em học sinh đều là con em các dân tộc thiểu số ở

vùng sâu, vùng xa nên rất khó khăn cho công tác nâng cao chất lượng.Nhận thức của bà con nhân dân về chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các Trung tâm GDTX còn hạn chế nên ảnh hưởng không ít đến công tác tuyển sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Trong năm học 2012-2013 toàn Trung tâm có 21 lớp với 868 học sinh, trong đó có 781/868 HS có học lực từ trung bình trở lên, vì các yếu tố khách quan như kinh tế gia đình khó khăn, đi trọ học xa,…và đặc biệt là do phần lớn HS rỗng kiến thức nên việc tiếp thu cũng như nhận thức của các em trong việc học tập bị hạn chế, cảm thấy chán nản dẫn đến tình trạng bỏ học còn nhiều.

+ Kết quả học tập của 6 lớp 11 trong năm học 2012-2013được thống kê cụ thể theo bảng sau:

Bảng 1.2: Kết quả học tập của 6 lớp 11 năm học 2012-2013

Lớp HS

Học lực Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu

11A 40 0 6 26 8 0 22 16 1 1 11B 41 0 8 26 7 0 19 19 3 0 11C 41 0 7 27 7 0 27 14 3 0

Một phần của tài liệu Phối hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học các kiến thức về sóng cơ (vật lý 12) theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên miền núi (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)