- Khả năng thích ứng của HS đối với tình huống học tập là rất khác nhau. Cách hiểu của HS về một sự vật, hiện tượng là rất phong phú, đa dạng, sống động, có thể khác xa với những điều mà ta tưởng, nếu chỉ suy diễn từ những quan niệm sẵn có. Và do đó nếu chỉ đơn thuần dựa trên sự phân tích suy diễn lí thuyết thì những nội dung dạy học và PP sư phạm đề ra có thể sẽ mang nặng tính chất áp đặt, duy ý chí, kém hiệu quả.
- Sự phân tích trên cho thấy PP nghiên cứu hoạt động dạy học cần bảo đảm mối liên hệ biện chứng giữa nghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. Có thể diễn đạt khái quát định hướng PP nghiên cứu này theo sơ đồ sau[24]: “Vấn đề nghiên cứuNghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu thực nghiệm thăm dò, phát hiện Đề xuất kết luận khoa học Nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra Đánh giá kết quả, kết luận”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 1.1
- Định hướng này coi trọng việc nghiên cứu hoạt động của HS thông qua dạy học thực nghiệm. Thực nghiệm ở đây không chỉ là sự áp đặt những giải pháp đã đề ra bằng suy diễn, để chứng tỏ trên thực tế giá trị của những giải pháp đó, mà trước hết thực nghiệm là cơ sở đem lại những thông tin bổ sung cần thiết cho sự phát hiện, xác định vấn đề nghiên cứu, hoàn thiện giả thuyết và xây dựng kết luận khoa học.Tiếp theo, nhờ thực nghiệm để kiểm tra giả thuyết và kết luận khoa học. Khi nghiên cứu triển khai thì thực nghiệm nhằm khẳng định và áp dụng trong thực tế những kết luận khoa học đã xây dựng được.
- Khoa học luận hiện đại đã đưa ra một quan điểm mới về quá trình giảng dạy các khoa học. Nếu như chủ nghĩa quy nạp trong dạy học tìm cách tổ chức các thí nghiệm để chứng tỏ sự hiển nhiên của các định luật thì lí luận dạy học hiện đại đòi hỏi việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí phải quán triệt luận điểm cơ bản sau đây: Vật lí cần được học tập với đặc điểm là một khoa học mô hình hoá. Những khái niệm được nghiên cứu trong Vật lí học được nghiên cứu từ hoạt động mô hình hoá. Quan sát và thí nghiệm được thực hiện trong quá trình xây dựng tri thức khoa học theo các pha: “Đề xuất vấn đề
Suy đoán giải pháp Khảo sát lí thuyết hoặc thí nghiệm Kiểm tra vận dụng kết quả (xem xét tính có thể chấp nhận được của các kết quả tìm được trên cơ sở vận dụng chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
để giải thích, tiên đoán các sự kiện và xem xét sự phù hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm)” (chứ không phải là đơn thuần theo con đường trực quan cảm tính, quy nạp chủ nghĩa).
- Thực nghiệm trong quá trình xây dựng tri thức như trên thể hiện mối liên hệ biệnchứng giữa hành động lí thuyết và hành động thí nghiệm, giữa suy diễn và quy nạp, giữa tư duy logic và tư duy trực giác. Xét trên bình diện khoa học, quan sát và thí nghiệm chỉ có nghĩa trong mối liên hệ với lí thuyết. Chính lí thuyết đã cho phép tổ chức quan sát và thí nghiệm. Nhưng chính nhờ quan sát và thí nghiệm mới có cơ sở đảm bảo tính hợp thức (tính có thể chấp nhận được) của lí thuyết và là cơ sở cho sự phát triển của các thuyết khoa học mới, một khi các thuyết cũ không còn phù hợp với thực nghiệm.
Trong dạy học, nếu tri thức khoa học được xây dựng như đã nêu trên sẽ hình thành ở HS một cách hiểu không cứng nhắc, luôn luôn kiểm tra, tìm tòi phát triển tri thức, xây dựng tri thức ngày một sâu sắc hơn, mô hình sau khái quát hơn mô hình trước.