Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh nhập khẩu

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương mại quốc tế Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Agricare Việt Nam (Trang 49 - 54)

Công ty trách nhiệm hữu hạn Agricare là một Công ty thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn không lớn trong đó vốn lưu động là chủ yếu do Công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực kinh doanh thương mại. Chính vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.

Muốn vậy thì Giám đốc tài chính Công ty cần vạch ra những giải pháp cụ thể thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà trước hết là tăng tốc độ quay vòng của vốn. Với mục tiêu đó thì Công ty phải chú trọng hơn nữa việc nghiên cữu nhu cầu thị trường, sự biến động thị trường để từ đó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Có như vậy thì Công ty mới có thể thu hồi vốn nhanh để có cơ hội thực hiện các thương vụ khác tăng hiệu quả sử dụng vốn quay vòng. Hơn nữa xác định đúng nhu cầu thị trường sẽ tránh được hiện tượng tồn kho hàng hoá gây ứ đọng vốn, giảm được chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa…tiết kiệm thêm chi phí cho Công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

Mặt khác Công ty cần có các giải pháp để tiết kiệm chi phí, có nguồn vốn bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. Cụ thể như đối với các tài sản cố định không cần sử dụng đến hay là đã ở trong tình trạng hư hỏng không sử dụng được thì Công ty nên thực hiện thanh lý tài sản nhằm thu lại nguồn vốn cố định bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh cho Công ty.

Ngoài ra có thể nói trong kinh doanh nhập khẩu thì yêu cầu về vốn kinh doanh là rất lớn và phải huy động trong thời gian ngắn cho nên việc vay vốn các tổ chức tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Công ty cần xác định một cách chính xác nhu cầu về vốn kinh doanh nhập khẩu cần huy động. Nếu như huy động thiếu sẽ dẫn tới tình trạng thiếu vốn, gây tình trạng ngưng trệ trong kinh doanh dẫn tới làm giảm hiệu quả kinh doanh. Còn nếu như thừa vốn sẽ

gây lãng phí vốn, mất thêm các chi phí huy động vốn mà không sử dụng vốn hiệu quả, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn giảm hiệu quả kinh doanh.

Tăng tốc độ luân chuyển hàng hoá, lựa chọn phương thức thanh toán an toàn, thuận lợi tránh tình trạng ứ đọng vốn. Tích cực nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn để kịp thời đưa ra các kế hoạch đối phó phù hợp, kịp thời. Khi bỏ vốn ra kinh doanh thì phải có phương án kinh doanh hợp lý.

3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước

Trong quá trình kinh doanh nhập khẩu của Công ty Agricare vẫn gặp rất nhiều vướng mắc từ phía Nhà nước. Những quy định chồng chéo, những thủ tục phiền hà, mất nhiều thời gian đã gây gây không ít khó khăn cho hoạt động của Công ty. Vậy khi vấn đề này được giải quyết triệt để thì sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho hoạt động nhập khẩu của Công ty nói chung và các công ty xuất nhập nói riêng, sau đây là một số ý kiến đối với Nhà nước về các chính sách, những quy định trong lĩnh vực nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ sự phát triển ngành trồng trọt như nghiên cứu khoa học kỹ thuật về giống cây trồng, phương thức canh tác mới, v.v... xiết chặt việc kiểm tra thị trường,ban thanh tra thị trường làm việc nghiêm túc, kiểm tra gắt gao chặt chẽ cơ sở kinh doanhcó giấy phép hay không có giấy phép, tuyệt đối ngăn chặn tình hình lưu hình thuốc giả,thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu, làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh củangành. Mặt khác thuốc không đảm bảo làm tổn hại đến đời sống kinh tế của người nôngdân hậu quả đem lại sẽ khó lường.Ban hành các chính sách ổn định cho nhà đầu tư trong thời gian đài, khuyến kích đầutư trong nước liên doanh với nước ngoài tạo nguồn vốn và cơ hội thuận lợi trong việcnhập nguyên liệu đầu vào.Hạn chế nhập khẩu thuốc Bảo vệ thực vật để bảo hộ các cơ sở kinh doanh trong nước. Mặt khác nhà nước có những trợ giúp cho công tác xuất khẩu sản phẩm cây trồng, như tìm hiểu thị trường,

cung cấp thông tin, tạo mối quan hệ với các nước trong khu vực và quốctế, đồng thời ban hành các chính sách thuế phù hợp với hoạt động xuất khẩu nông sảnđược thuận lợi, đó là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành thuốc bảo vệ thực vật.

3.3.1. Về cơ chế và chính sách pháp luật liên quan tới hoạt động nhập khẩu

Hệ thống văn bản pháp luật của Việt nam về lĩnh vực này tỏ ra còn nhiều thiếu sót và còn chưa thực sự đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, khiến cho nhiều đơn vị làm công tác nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải chịu thua thiệt khi làm việc với đối tác nước ngoài và bản thân bạn hàng nước ngoài cũng gặp phải nhiều vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh ở Việt nam. Tuy nhiên, không nên chuyển đổi theo hướng áp dụng nguyên mẫu mà chuyển đổi dần dần. Xây dựng hành lang pháp lý thống nhất không chỉ phù hợp pháp luật quốc tế mà còn phù hợp với những đặc thù riêng của nền kinh tế- xã hội nước ta.

Các văn bản pháp quy nước ta ban hành cần tham khảo ý kiến của các Bộ, Ngành cũng như các chuyên gia đủ năng lực, các đơn vị mà phạm vi hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu. Đặc biệt cần có văn bản quy định thống nhất quyền hạn của các Bộ, Ngành tương ứng, tránh những vướng mắc khi có sự mâu thuẫn giữa các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền tương đương (do hiện nay thẩm quyền của các Bộ có sự chồng chéo lẫn nhau), cùng một vấn đề nhưng có nhiều quan điểm về cách giải quyết giữa các Bộ khiến cho người thực thi không biết phải theo ai, dẫn đến việc giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn nhập khẩu và gây ách tắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3.2. Về công tác hải quan

Nghành hải quan cần cải cách thủ tục hành chính và đổi mới công tác hải quan nhằm giảm bớt sự chờ đợi, giải phóng nhanh hàng hoá, giảm bớt sự đi lại của chủ hàng. Để hàng hoá nhập khẩu nhanh chóng được đưa về tiêu thụ đáp ứng nhu cầu trước mắt, có như vậy hàng hoá nhập khẩu về Công ty mới

tiêu thụ nhanh và có lãi. Ngoài ra, việc cải tiến thủ tục hành chính hải quan sẽ đóng góp xoá bỏ quan liêu, cửa quyền, phiền hà, sách nhiễu tạo thuận tiện nhanh chóng cho hoạt động nhập khẩu. Thực hiện được điều này trước mắt nghành hải quan phải:

- Sửa đổi bổ sung chính sách chế độ quản lý hoạt động nhập khẩu, công khai hoá những vấn đề đã được cải tiến nhằm tạo thuận tiện cho chủ hàng.

- Cải tiến quy chế, quy trình thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hoá, tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động xuất nhập khẩu nhằm đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế- xã hội.

- Tăng cường thanh tra kiểm tra chống buôn lậu tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho hàng hoá nhập khẩu

3.3.3. Về chính sách tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của Công ty Agricare. Hiện nay chủ trương của Đảng là hướng mạnh ra xuất khẩu nên đã áp dụng nhiều chính sách trong đó có tăng tỷ giá hối đoái. Nhất là trong những năm gần đây đồng USD và Nhân dân tệ không ngừng tăng giá, điều này đã gây không ít thiệt hại cho các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nhập khẩu như Công ty Agricare. Những biến động mạnh của tỷ giá hối đoái cũng gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế nói chung cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Thế nên, Nhà nước cần can thiệp để giữ tỷ giá ở mức phù hợp để tạo điều kiện cho thúc đẩy tất cả các thành phần kinh tế phát triển.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đã đóng góp những thành tựu to lớn cho quá trình phát triển sản xuất trong nước, cũng như thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta. Việc nâng cao và hoàn thiện quy trình nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật là giải pháp quan trọng giúp nước ta đạt được mục tiêu về phát triển nông nghiệp

Với 5 năm hoạt động Công TNHH Agricare Việt Nam đã khẳng định vai trò và vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường. Công ty luôn hoàn thành mục tiêu trong điều kiện thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng phát triển cạnh tranh gay gắt. Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu, bài viết đã vận dụng lý thuyết và thực tế, nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu, tình hình thực hiện nội dung nhập khẩu của Công ty Agricare để tìm ra ưu, nhược điểm của kênh nhập khẩu mà Công ty đang sử dụng, thể hiện được những vấn đề bức thiết hiện nay tại các công ty xuất nhập khẩu nói chung và Công ty Agricare nói riêng, đó là môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong khi nghiệp vụ cán bộ nhân viên về công tác đàm phán, kí kết hợp đồng còn chưa vững, thêm nữa là chưa khai thác được bạn hàng là đại lý sản xuất trực tiếp. Từ đó, bài viết đưa ra giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty như nâng cao kiến thức, kinh nghiệm củađội ngũ, chuyên gia đàm phán, đưa ra các kiến nghị với nhà nước những giải pháp giúp công hoàn thiện quy trình nhập khẩu…Với những giải pháp trên, Công ty ngày càng phát triển và sẽ gia tăng uy tín và thương hiệu trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Hường – Tạ Lợi (đồng chủ biên) (2007), Giáo trình

Nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà

Nội.

2. Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2004), Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tập I, II, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội .

3. Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2003), Giáo trình kinh doanh quốc tế tập I,II, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.

4. Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty TNHH Agricare Việt Nam 5. Luật thương mại Việt Nam (2008) , Nhà xuất bản chính trị quốc gia, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà Nội.

6. Chuyên đề tốt nghiệp: “Một số giải pháp làm thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật ở chi nhánh Công ty vật tư bảo vệ thực vật II Hà Nội” – GVHD: TS. Phan Kim Chiến, SV: Đỗ Thị Minh Nhâm , CN: QLKT 39B, ĐH KTQD

7. Chuyên đề tốt nghiệp: “Một số giải pháp nhắm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO” - GVHD: TS. Mai Thế Cường, CN: KDQT 46A , SV: Hoàng Minh Toán, ĐH KTQD

- Website:

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương mại quốc tế Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Agricare Việt Nam (Trang 49 - 54)