Những nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương mại quốc tế Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Agricare Việt Nam (Trang 39 - 44)

Và còn có cả những nguyên nhân bên ngoài khiến công tác nhập khẩu của Công ty chưa đạt được mức hiệu quả tương xứng với tầm và quy mô hoạt động của một Công ty lớn.

- Trước hết là chính sách của Nhà nước và Bộ Thương mại một mặt tạo điều kiện cho Công ty, mặt khác có lúc gây khó khăn không ít cho hoạt động nhập khẩu. Nhiều khi chính sách thuế quan, việc cấp hạn ngạch không đáp ứng đủ so với năng lực của Công ty, sự thay đổi quá nhiều và liên tục trong khoảng thời gian ngắn làm cho định hướng kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc xin giấy phép cũng còn nhiều phiền hà, rắc rối; cơ quan Hải quan còn gây nhiều khó khăn trong việc giải quyết thủ tục nhận hàng...

- Hệ thống luật pháp quy định về xuất nhập khẩu chưa đồng bộ và thực sự hoàn thiện nên nhiều khi gây ra những rắc rối cho hoạt động nhập khẩu của Công ty.

Cơ sở vật chất, hạ tầng của Nhà nước phục vụ công tác xuất nhập khẩu chưa tốt. Nhiều khi tàu chở hàng của Công ty bị chậm hoặc phải đậu ở xa ngoài cảng vì mực nước tại cảng nông nên tàu không vào được. Hoặc hệ thống kho bãi, tàu vận chuyển của Việt Nam chưa đủ tiêu chuẩn chất lượng…

- Giá cả biến động phức tạp thay đổi thất thường: do thị trường luôn luôn biến động, nhất là một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì việc

giá cả lên xuống thất thường là điều khó tránh khỏi. Đây là yếu tố tác động rất nhiều đến chính sách, phương hướng hoạt động của Công ty.

- Cạnh tranh trên thị trường trong, ngoài nước ngay một quyết liệt: xu thế toàn cầu hóa hiện nay làm cho hoạt động giao lưu buôn bán giữa các nước, các tập đoàn lớn thuận tiện hơn rất nhiều nhưng điều này cũng làm tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời Việt Nam là nước rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài nên việc các nhà xuất khẩu đặt Công ty sản xuất các sản phẩm hóa nông đó ở nước ta ngày càng nhiều. Điều này làm cho Công ty không thể cạnh tranh được. Và Công ty còn phải đối mặt với các công ty có cùng lĩnh vực kinh doanh đang ngày một thành lập nhiều hơn.

- Tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh đồng Việt Nam bị mất giá: đây là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến kế hoạch, hiệu quả nhập khẩu của Công ty nói riêng và các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung. Đồng Việt Nam mất giá làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động nhập khẩu, nó làm cho giá hàng nhập khẩu tính bằng tiền Việt tăng cao hơn, từ đó lợi nhuận thu được cũng giảm theo.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH AGRICARE

VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

3.1. Định hướng hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Agricare đến năm 2015

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Agricare đến năm 2015

Bảng 3.1 cho thấy mục tiêu trước mắt mà công đã đề ra và phải đạt được trong 5 năm tới.

Bảng 3.1: Mục tiêu kinh doanh của Công ty (2010 – 2015)

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ tiêu Giá trị (tỷ VND) Tỷ lệ tăng (%) Giá trị (tỷ VND) Tỷ lệ tăng (%) Giá trị (tỷ VND) Tỷ lệ tăng (%) Giá trị (tỷ VND) Tỷ lệ tăng (%) Doanh thu 56,3 16 65,3 18,8 77,5 20 93 22,2 Lợi nhuận 6,2 8,1 6,7 10,5 7,4 12,9 8,3 14

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Agricare

Về tổng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu Công ty đặt mục tiêu giữ vững mức tăng trưởng cao qua các năm, nhất là năm 2015 phải đạt được mức tăng trưởng cao nhất là 22,2%, cùng với đó là mức tăng lợi nhuận sau thuế đạt 14%. Bên cạnh các mục tiêu cụ thể phải đạt được như đã nêu trên thì Công ty đã đặt ra cho mình mục tiêu lâu dài đó là: không ngừng nâng cao uy tín, thế lực của Công ty, mở rộng thị trường mục tiêu, tăng thị phần, hạn chế đến mức tối đa độ rủi ro, mạo hiểm trong kinh doanh và cố gắng vươn lên là đơn vị dẫn đầu về thuốc bảo vệ thực vật.

3.1.2. Định hướng hoạt động nhập khẩu của của Công ty TNHH Agricare đến năm 2015

Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu đến 2015 của Công ty xác định như sau:

- Tiếp tục phát huy vị trí và vai trò đã được khẳng định trong Công ty (trên thị trường nói chung – là đơn vị phân phối có uy tín, tầm quan trọng về các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể là: phân phối các sản phẩm có chất lượng, hoàn thành tốt các nghĩa vụ với chủ đầu tư, đảm bảo chất lượng công trình, đôn đốc trách nhiệm của người bán với việc bảo hành, hỗ trợ cho người mua về mặt kỹ thuật, tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm tốt phục vụ cho sản xuất để hàng hóa nông sản sản xuất ra có khả năng cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.

- Bên cạnh nhập khẩu trực tiếp cần tiếp tục chú ý và khai thác hình thức nhập khẩu ủy thác nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm hoạt động hơn…Tuy nhiên không nên đầu tư tràn lan gây lãng phí vốn và chậm quay vòng vốn, vì vậy cần xem xét cẩn thận về hoạt động kinh doanh của công ty ủy thác đồng thời tìm hiểu kỹ về mặt hàng mà khách hàng muốn ủy thác cho Công ty Agricare nhập khẩu.

- Trên cơ sở chủ sở hữu đầu tư các công trình, các xí nghiệp mới thành lập thường không có nhiều kinh nghiệm cần thiết cho hoạt động nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tư vấn đầu tư và thương mại, cố vấn cho khách hàng để tạo lòng tin và có thể thuyết phục khách hàng mua các sản phẩm của Công ty.

- Công ty Agricare cần tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh nhập khẩu cơ bản của mình nhằm tạo sự ổn định thu nhập, sự ổn định về vốn và giảm rủi ro hơn khi kinh doanh.

- Tăng cường liên doanh liên kết với các công ty, tập đoàn bên nước xuất khẩu nhằm tạo sự ổn định cho nguồn hàng cung ứng và đó cũng là tạo sự

ổn định cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập cho của Công ty TNHH Agricare đến năm 2015

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo của bộ máy tổ chức và trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong cho Công ty của Công ty TNHH Agricare

Hiện nay, công tác tổ chức quản lý của Công ty Agricare như vậy là hợp lý tương ứng với một Công ty nhỏ với số lượng cán bộ dưới 30 người. Mọi hoạt động đều nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Các phòng chức năng phụ trách từng khu vực và quản lý theo sự phân công lãnh đạo của Công ty. Tuy nhiên cũng nên có một vài thay đổi để thích ứng với điều kiện hiện nay. Cụ thể là:

- Thứ nhất là xuất phát từ thực tế đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường

thuộc phòng kinh doanh của Công ty Agricare hoạt động rời rạc, thiếu tính ổn định, thiếu tính chuyên nghiệp. Trong khi đó, công tác nghiên cứu thị trường rất quan trọng đối với các công ty nhập khẩu nói chung và Công ty Agricare nói riêng nên việc thành lập phòng Marketing có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường mạnh mẽ hơn để trợ giúp Ban giám đốc trong các quyết định chiến lược Marketing. Hiện nay công việc này do phòng kinh doanh đảm nhiệm, do còn đảm nhận là đơn vị kinh doanh và đề ra các kế hoạch, chiến lược cho hoạt động kinh doanh nên bộ phận này không thể chuyên sâu nghiên cứu thị trường được. Vậy cần thiết phải lựa chọn được những nhân viên phù hợp, am hiểu về các sản phẩm mà Agricare đang kinh doanh, tiến hành tuyển mộ những nhân viên mới có kinh nghiệm, kiến thức về marking về nghiên cứu thị trường về phòng Marketing này.

- Thứ hai là việc sắp xếp, tổ chức, quản lý đội ngũ cán bộ, Công ty nên có những quy định tăng cường ý thức trách nhiệm của các cán bộ trong khi làm việc, đặc biệt là khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. Có thể sử dụng

phương pháp đánh vào kinh tế, chẳng hạn như, nếu cán bộ, nhân viên nào vị phạm những quy định của Công ty thì tùy theo mức độ thiệt hại do vi phạm đó gây ra mà phải đền bù những khoản tiền khác nhau. Trong quá trình tổ chức quản lý, lãnh đạo cũng nên đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân để sắp xếp công việc cho phù hợp, có chế độ lương thưởng kịp thời.

- Thứ ba là xuất phát từ đòi hỏi cao về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của hoạt động xuất nhập khẩu trong khi thực tế thì chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên thuộc phòng xuất nhập khẩu Công ty Agricare còn hạn chế nên công tác đào tạo đội ngũ cán bộ càng phải được quan tâm sâu sắc. Công ty cần tăng cường tổ chức những buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm với cán bộ, nhân viên trong toàn Công ty hoặc với các công ty bạn; tham gia các buổi hội thảo, hội trợ hoặc đi đào tạo, học hỏi kinh nghiệm bên nước ngoài. Cụ thể là tăng cường: kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh; kinh nghiệm quản lý; kiến thức về kỹ thuật, nghiệp vụ ngoại thương, pháp lý và đặc biệt là ngoại ngữ. Làm được như thế không những Công ty sẽ có được những cán bộ chuyên môn có năng lực để phục vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà còn thể hiện được sự quan tâm của Công ty với tập thể cán bộ lao động, có thể tạo được tinh thần làm việc tốt cho từng cá nhân và tạo được bầu không khí làm việc tốt cho toàn thể Công ty.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương mại quốc tế Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Agricare Việt Nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w