Phương pháp dạy học tự học

Một phần của tài liệu Dạy học phương trình - bất phương trình mũ và logarit chương trình giải tích lớp 12 - Ban cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 29)

10. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Phương pháp dạy học tự học

Chúng ta đều biết rằng xã hội không ngừng biến đổi và ngày càng phát triển. Cuộc sống luôn đòi hỏi con người không ngừng mở rộng sự hiểu biết. Không có trường học nào có thể cung cấp cho người học tất cả tri thức để có thể làm việc suốt đời. Để thực hiện một hoạt động đạt hiệu quả, không phải lúc nào cũng chỉ có tái hiện tri thức sẵn có, sử dụng những kĩ năng sẵn có, mà còn cần những tri thức mới, kĩ năng mới nên cần phải biết tự học. Quá trình sống và hoạt động của con người là quá trình con người dần dần bước lên những bậc thang mới của sự hiểu biết. Bước đi này dễ hay khó, cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng tự học của mỗi người. Khả năng này có thể và cần được rèn luyện khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Muốn vậy, quá trình dạy học phải bao hàm cả dạy tự học, phải biến quá trình dạy học thành quá trình tự học.

Tự học là quá trình chủ thể nhân thức tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng thực hành, không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo.

Quá trình tự học là quá trình chủ thể nhận thức biến đổi bản thân để chiếm lĩnh tri thức, dựa vào năng lực, hành động của chính bản thân chứ không nhờ hành động của người khác. Quá trình tự học là quá trình xuất phát từ nhu cầu nhận thức, chủ thể dựa vào các phương tiện nhận thức, tự nhận thức được, tiếp thu được những tri thức.

Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Một yếu tố quan trọng đảm bảo thành công trong học tập và nghiên cứu khoa học là khả năng phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Nếu rèn luyện cho học sinh

có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, chuẩn bị cho họ tiếp tục tự học khi vào đời, dễ dàng thích ứng với cuộc sống, công tác, lao động trong xã hội. Rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Từ lâu, các nhà sư phạm đã nhận thức được ý nghĩa của việc dạy phương pháp học.

Dạy học tự học cho học sinh có thể diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp hoặc không trực tiếp của người thầy. Người học có thể tự học với tài liệu, tự học với sách điện tử, qua Internet… có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. Hoạt động tự học diễn ra thầm lặng, không có sự sôi nổi, sinh động bởi không có sự trao đổi, thảo luận với bạn, với thầy. Nhưng tự học là hình thức học ít tốn kém nhất, không cần phải đến trường, đến lớp người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc phù hợp với quỹ thời gian của bản thân. Đặc biệt, tự học phát huy cao độ tính độc lập của người học, phát triển năng lực tự học, năng lực làm việc độc lập với sách - một năng lực cần thiết cho mọi người để có thể học tập suốt đời.

Nhà trường phổ thông không thể cung cấp cho con người một vốn liếng tri thức cho suốt cả cuộc đời , nhưng nó có thể cung cấp một nhân lõi nào đó của các tri thức cơ bản. Nhà trường phổ thông có thể và cần phải phát triển hứng thú, năng lực nhận thức của học sinh, cung cấp cho họ những kĩ năng cần thiết của việc tự học.

Những kĩ năng cần thiết của người tự học là:

- Đào sâu suy nghĩ, biết khai thác, đặc biệt hoá, tổng quát hoá… - Tự tổng kết các vấn đề.

- Biết ghi chép sau khi đọc một tài liệu, một quyển sách, một vấn đề.

Có thể nói, ngoài giờ lên lớp, các thời gian học sinh học tập ở nhà, không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên đều là tự học. Các em tự ôn lại bài, tự luyện tập hoặc ở mức độ cao hơn là tự đọc sách tham khảo để bổ sung, mở rộng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tự tổng kết… đó là tự học những tri thức đã biết. Với kinh nghiệm của mình, giáo viên có thể trao đổi, hướng dẫn hoặc tổ chức những buổi toạ

đàm, trao đổi, thảo luận chung về phương pháp tự học trong những trường hợp này cho các em.

Trên lớp, giáo viên có thể hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự đọc (những tri thức chưa biết). Để rèn phương pháp tự đọc cho học sinh cần có những hoạt động sau:

- Xác định rõ mục tiêu: Đọc một nội dung nào đó để nắm được những vấn đề gì? Trả lời được những câu hỏi nào? Làm được việc gì?

- Hoạt động làm mẫu: Giáo viên có thể hướng dẫn tại lớp cách đọc, cách ghi chép một chương, một bài nào đó trong sách giáo khoa.

- Rèn luyện các kĩ năng: Đào sâu suy nghĩ, tự tổng kết; biết ghi chép sau khi đọc,…

Để hướng dẫn học sinh tự đọc, giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn trong SGK để trả lời được các câu hỏi đặt ra của giáo viên. Muốn vậy, giáo viên phải chuẩn bị trước các câu hỏi. Nếu các câu hỏi được đặt ra trước khi đọc thì có tính áp đặt, buộc học sinh phải đọc và có ý nghĩa hướng đích cho người đọc. Nếu các câu hỏi được đặt ra sau khi đọc thì đề cao tính tự giác chủ động, tích cực của học sinh hơn, nhưng kết quả đọc có thể thấp hơn. Phương pháp này thường dùng khi người giáo viên không muốn nói lại đúng những điều đã được trình bày trong SGK.

1.4. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực

Trong những năm vừa qua, ở các trường phổ thông đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm đổi mới PPDH và đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

- Nhà trường tổ chức cho giáo viên hội thảo về đổi mới PPDH, bồi dưỡng PPDH tích cực. Đa số giáo viên đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc đổi mới PPDH. Sau khi được trang bị kiến thức về PPDH tích cực, một số giáo viên đã áp dụng PPDH tích cực vào quá trình soạn bài và lên lớp. Ngoài những phương tiện dạy học truyền thống, giáo viên đã tích cực sử dụng các phương tiện dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng cho bài giảng.

- Việc áp dụng PPDH tích cực vào việc soạn bài và giảng bài của giáo viên chưa nhiều.

- Một số giáo viên chưa thấy được sự cần thiết của việc áp dụng PPDH tích cực. - Việc sử dụng PPDH tích cực ở một số giáo viên chưa phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học, các kỹ năng thực hiện PPDH tích cực chưa nhuần nhuyễn, do đó chưa đạt được hiệu quả cao trong dạy học.

Những hạn chế đó có thể xuất phát từ nguyên nhân sau:

- Một số giáo viên chưa được tập huấn về PPDH tích cực, do đó họ chưa thể áp dụng vào nhiệm vụ giảng dạy của mình.

- Một số giáo viên thấy không cần thiết cần phải sử dụng phương pháp giảng dạy mới, việc sử dụng phương pháp giảng truyền thống là phù hợp hơn với cách thức giảng dạy của họ.

- Việc chuẩn bị cho tiết dạy tích cực công phu, tốn kém và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ, cơ sở hạ tầng…

- Người học cũng chưa thích ứng với phương pháp học tập mới, một số học sinh cho rằng phương pháp truyền thống dễ tiếp thu hơn.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY HỌC PHƢƠNG TRÌNH- BẤT PHƢƠNG TRÌNH MŨ VÀ LÔGARIT THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HOÁ

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

2.1. Những yêu cầu về DH phƣơng trình - bất phƣơng trình mũ và lôgarit

Sau khi kết thúc nội dung phần phương trình - bất phương trình mũ và lôgarit học sinh phải đạt:

Về kiến thức:

- Nắm được khái niệm, các tính chất của hàm số mũ và hàm số lôgarit, biết cách khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số mũ và hàm số lôgarit.

- Nắm vững cách giải các phương trình - bất phương trình mũ và lôgarit được nêu trong bài học.

- Nắm vững cách giải phương trình - bất phương trình mũ và lôgarit đơn giản.

Về kĩ năng:

- Nhận xét và vẽ phác được đồ thị của hàm số mũ, hàm số lôgarit tuỳ theo cơ số. - Biết vận dụng các tính chất của hàm số mũ, hàm số lôgarit để giải những bài toán đơn giản.

- Vận dụng thành thạo các phương pháp giải phương trình - bất phương trình mũ và lôgarit đơn giản.

- Biết sử dụng các phép biến đổi đơn giản về luỹ thừa, về lôgarit vào việc giải phương trình - bất phương trình mũ và lôgarit.

Về thái độ:

- Giáo dục cho học sinh tính tự giác, tích cực, độc lập và chủ động phát hiện cũng như lĩnh hội kiến thức trong phương pháp làm việc khoa học, khả năng tư duy nhạy bén, năng động sáng tạo.

- Hình thành và phát triển năng lực làm việc nhóm, năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh.

Một số điều cần lưu ý trong dạy học phần phương trình - bất phương trình mũ và lôgarit (Giải tích lớp12 - Ban cơ bản):

So với chương trình SGK trước đây, nội dung cơ bản có vẻ không khác mấy nhưng yêu cầu nhẹ nhàng hơn nhiều, cụ thể:

- Không xét các phương trình và bất phương trình chứa tham số điều này sẽ làm cho yêu cầu về kĩ năng giải bài tập của học sinh được giảm nhẹ rất nhiều. Bởi vì khi giải phương trình hay bất phương trình mũ và lôgarit chứa tham số học sinh thường phải xét các điều kiện cho cơ số, dẫn đến sự biện luận khá phức tạp.

- Không xét các phương trình và bất phương trình lôgarit mà ẩn số có mặt đồng thời ở cả cơ số lẫn trong biểu thức lấy lôgarit.

- Chỉ yêu cầu học sinh nắm được các phương pháp và giải được các phương trình, bất phương trình và hệ phương trình có các dạng nêu trong bài học. Không xét các phương trình - bất phương trình đòi hỏi biến đổi các biểu thức luỹ thừa và lôgarit quá phức tạp.

2.2. Kế hoạch giảng dạy phần phƣơng trình - bất phƣơng trình mũ và lôgarit

Tiết 29 Hàm số mũ

Tiết 30 Hàm số lôgarit

Tiết 31 Phương trình mũ

Tiết 32 Phương trình lôgarit

Tiết 33 Bất phương trình mũ

Tiết 34 Bất phương trình lôgarit

Chuyên đề: Phương trình- bất phương trình mũ

Chuyên đề: Phương trình- bất phương trình lôgarit

2.3. Các giáo án dạy học phƣơng trình - bất phƣơng trình mũ và lôgarit bằng PPDH theo hƣớng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

2.3.1. Tiết 29: Hàm số mũ. Hàm số lôgarit (Tiết 1)

A. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa và các tính chất của hàm số

mũ, công thức tính đạo hàm và đồ thị hàm số mũ.

2. Về kỹ năng: Học sinh biết tính đạo hàm hàm số mũ và biết khảo sát , vẽ đồ

3. Về thái độ: Học sinh tích cực, tự giác học tập.Hình thành và phát triển năng lực làm việc nhóm.

B. Phƣơng pháp dạy học

- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp dạy học hợp tác (thảo luận nhóm).

C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:Giáo án, bảng phụ.

2. Học sinh: Ôn các kiến thức đã học về lũy thừa và đạo hàm. Sơ đồ khảo sát

hàm số.

D. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp - kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ:Kết hợp trong bài mới.

3. Bài mới:

Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I - Hàm số mũ

* Hoạt động 1:

Ví dụ 1: Một người gửi số tiền 10 triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất 8, 4%/năm. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi năm số tiền lãi sẽ được nhập vào số vốn ban đầu (người ta gọi đó là lãi kép). Hỏi người đó lĩnh bao nhiêu tiền sau

n năm (n  *) nếu trong

khoảng thời gian này không rút tiền ra và lãi suất không đổi?

Giải

Đặt r 0,84; P 10.

Giáo viên nêu ví dụ 1 và hướng dẫn học sinh cách tìm lãi kép?

- Plà vốn ban đầu; r là lãi suất, nêu giá trị của

Pr?

- Lãi suất năm thứ nhất là bao nhiêu?

Sau 1 năm số tiền có

Học sinh tìm cách giải bài toán.

- Tham gia giải bài toán bằng cách trả lời các câu hỏi. 10 P (triệu); 8, 4% 0,084 r 1 10.0,084 0,84 L

Gọi Pn là số tiền được lĩnh sau n năm. Ta có: 1 . . 1 , P P P r P r 2 2 1 1. 1. 1 . 1 . P P P r P r P r Vậy Pn P. 1 r n. Ví dụ 2: Tìm các giá trị cho trong bảng sau: x 2 0 1 2 1 2 3x y 1) Định nghĩa * Hàm số mũ là hàm số có dạng (0 1). x y a a Trong đó a

được gọi là cơ số.

* Hoạt động 2: Trong các hàm sau đây, hàm nào là hàm số mũ? Cơ số bao nhiêu?

a) y ( 3)x; b) 53 x y ; c) y x 4 ; d) y 4 .x Giải: a) y ( 3)x là hàm số mũ với cơ số a 3.

được của người gửi là bao nhiêu?

- Số tiền sau 2 năm gửi là bao nhiêu?

- Số tiền sau n năm gửi là bao nhiêu?

Gọi học sinh tìm giá trị

?

y

Có nhiều bài toán dẫn đến việc xét các hàm số

dạng y ax ta gọi hàm

số đó là hàm số mũ. Giáo viên nêu định nghĩa hàm số mũ.

Gọi học sinh làm hoạt động 2. (triệu). 1 1 P P L 1 10 0,84 10,84 P r (triệu). 2 1. 0,91056 L P r (triệu). 2 1 2 1 1 P P L P r = 2 1 P r =11,75056 (triệu). 1 n n P P r = 10. 1,084 .n Học sinh xác định giá trịyvà thấy được tương ứng với mỗi giá trị của

x ta tìm được một giá trị của y duy nhất. Học sinh nắm được định nghĩa hàm số mũ. Học sinh làm hoạt động 2 củng cố khái niệm hàm số mũ.

b) 53 35 x x y là hàm số mũ với cơ số a 35. c) y x 4 không là hàm số mũ. d) 4 1 4 x x y là hàm số mũ với cơ số 1 4 a . 2) Đạo hàm của hàm số mũ Công thức: 0 1 lim 1. t t e t * Định lí 1: ( ) 'ex ex. Chú ý: ( )'eu u e' .u * Định lí 2: ( )'ax axlna. Chú ý: ( )'au auln . 'a u . * Hoạt động 3: Tính đạo hàm của các hàm số: a) y e2x 1; b) y 8(x2 x 1); c) y 2 .x ex+3sin2 ;x d) y 5x2 2xc xos . Giải: a) y' 2e2x 1. b) y' 8(x2 x 1).(x2 x 1)'.ln8 8(x2 x 1)(2x 1)ln8. c) y' 2ex 2xex+6cos2x. d) y, 10x 2 ln 2x c xos +2 inxs x.

Gọi học sinh nhắc lại

Một phần của tài liệu Dạy học phương trình - bất phương trình mũ và logarit chương trình giải tích lớp 12 - Ban cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 29)