Phương pháp dạy học hợp tác

Một phần của tài liệu Dạy học phương trình - bất phương trình mũ và logarit chương trình giải tích lớp 12 - Ban cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 28)

10. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Phương pháp dạy học hợp tác

Học hợp tác là việc sử dụng nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm tối đa hoá kết quả học tập cuả bản thân mình cũng như người khác. Nó có thể đối lập với kiểu học cạnh tranh - học sinh tranh đấu với nhau để đạt được mục tiêu mà chỉ một hoặc vài người giành được và nó cũng đối lập kiểu học cá nhân - trong đó học sinh tự làm việc để đạt được những mục tiêu học tập của mình, không liên quan đến mục tiêu của người khác. Trong kiểu học tập hợp tác và học cá nhân, giáo viên đánh giá những nỗ lực của học sinh trên cơ sở các tiêu chí còn trong học tập cạnh tranh, học sinh được xếp loại dựa vào các chuẩn. Mặc dù còn có những hạn chế trong việc xác định xem khi nào và ở đâu thì có thể sử dụng hình thức học hợp tác hay cá nhân một cách phù hợp, vẫn có thể xây dựng theo hướng hợp tác bất cứ nhiệm vụ học tập nào trong bất kỳ môn học nào và ở chương trình giảng dạy nào.

Học tập hợp tác dựa vào ba loại nhóm hợp tác: nhóm hợp tác chính thức, không chính thức và nhóm hợp tác nền tảng.

Nhóm học tập hợp tác chính thức được duy trì trong phạm vi từ một tiết học đến một tuần. Nhóm gồm những học sinh cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu chung bằng cách đảm bảo rằng mỗi thành viên của nhóm đều hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. Học sinh được tham gia tích cực vào quá trình tổ chức tài liệu học tập, tìm hiểu và diễn giải chúng, tóm tắt và tích hợp chúng vào cấu trúc khái niệm đã có.

Nhóm học tập hợp tác không chính thức là những nhóm đặc biệt, không theo thể thức cố định nào, có thể tồn tại trong phạm vi từ vài phút đến một tiết học. Có thể dùng kiểu nhóm này trong các hình thức giảng dạy trực tiếp để hướng chú ý của

học sinh vào một loại tài liệu cụ thể, tạo tâm thế thuận lợi cho việc học, giúp ích trong việc đặt ra những mong đợi mà bài học hướng tới, đảm bảo rằng học sinh xử lý được kiến thức mà giáo viên đang trình bày và đưa ra một kết luận cho bài giảng.

Các nhóm hợp tác nền tảng thường kéo dài ít nhất một năm, gồm nhiều thành phần hỗn hợp, số thành viên ổn định và mục đích căn bản là để các thành viên ủng hộ, giúp đỡ, khuyến khích lẫn nhau nhằm đạt được thành công trong học tập.

Một phần của tài liệu Dạy học phương trình - bất phương trình mũ và logarit chương trình giải tích lớp 12 - Ban cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)