NHU CẦU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tập 2 (Trang 38)

1. Protein

Những khuyến nghị về nhu cầu protein cho người phụ nữ cĩ thai cần cân nhắc tới các yếu tố sau:

* Để xây dựng bào thai, nhau thai, các mơ của cơ thể người mẹ người phụ nữ mang thai cần 80g protein/ngày, khoảng 15g nhiều hơn so với nhu cầu của phụ nữ khơng mang thai. Protein cần chiếm khoảng 20% trong chế độ ăn bình thường của phụ nữ mang thai.

* Nhu cầu protein tăng lên do nitơ giữ lại tăng lên trong suốt quá trình mang thai * Nhu cầu protein tăng lên để đảm bảo cho sự phát triển thai nhi, nhau thai, các mơ của người mẹ.

* Nhu cầu protein của phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu tăng thêm so với người bình thường là 28g/ngày (xem bảng 2)

Bảng 2: Nhu cầu protein ở người trưởng thành và phụ nữ cĩ thai và cho con bú

Giới Tuổi Protein (g/ngày)

Nam 18-30 31-60 >60 60 60 60 Nữ 18-30 31-60 >60 55 55 55 Phụ nữ cĩ thai 6 tháng cuối

Phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu +15 +28

2. Nhu cầu Lipid: Ngày càng cĩ nhiều bằng chứng cho thấy acid béo thiết yếu lineoleic và

alpha-linolenic (một trong 3 acid béo) đĩng vai trị quan trọng đối với thai nghén. Những acid béo này cần cho sự phát triển thần kinh và thị giác ở thai nhi và cĩ thể giúp giảm nguy cơ đẻ non. Những thức ăn cĩ chứa các acid béo này gồm dầu thực vật, dầu đậu nành và dầu cá, ví dụ cá hồi.

Ngược lại với các acid béo thiết yếu, các trans acid được tạo ra khi dầu thực vật hydrogen hố lại cĩ tác dụng khơng cĩ lợi cho sức khoẻ và phụ nữ cĩ thai và khơng cĩ thai nên tránh. Cĩ một số bằng chứng cho thấy các trans acid giảm cân nặng của thai nhi và vịng đầu.

Phụ nữ cĩ thai cần hướng tới việc đảm bảo khẩu phần chất béo vào khoảng 20% trong tổng calo.

Carbonhydrate cần chiếm 50% tổng calo cần thiết cho cơ thể trong thời kỳ thai nghén. Đối với phụ nữ khơng mang thai, thực phẩm loại hạt là nguồn carbonhydrate tốt, và nên hạn chế những loại bột mỳ mịn.

3. Chất khống

3.1. Calci: cần thiết cho phụ nữ mang thai để cung cấp cho thai nhi xây dựng xương, người mẹ chuyển calci cho trẻ từ khi bắt đầu mang thai đến khi sinh khoảng 30g. Người mẹ cĩ tình trạng dinh dưỡng tốt kho dự trữ cĩ trên 1000g calci dự trữ sẽ chuyển 9g từ bản thân người mẹ. Nhu cầu calci ở những tháng đầu khi mang thai chỉ cần tăng lên 110mg/ngày, từ thai kỳ thứ hai sẽ tăng thêm 350mg/ngày, số nhu cầu calci của phụ nữ mang thai 6 tháng cuối và cho con bú 6 tháng đầu là 1000mg/ngày. Để đáp ứng nhu cầu Calci, người phụ nữ cần dùng những sản phẩm cung cấp can xi hàng ngày. Calci cĩ trong những thực vật họ lá xanh như cải xoăn, củ cải, mù tạt. Vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thụ can xi.

--- 3.2. Sắt: cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin. Nguồn thức ăn chứa sắt bao gồm protein động vật, hạt và thức ăn nấu trong những đồ bếp bằng sắt. Một thực đơn hợp lý với 2500 kcal chứa khoảng 15mg sắt; tuy nhiên, sự hấp thụ sắt khơng hiệu quả và chỉ 10% được hấp thụ vào cơ thể. Khi mang thai, người phụ nữ cần thêm 500mg sắt để tăng cường hồng cầu. 500 mg nữa cũng cần để cung cấp cho các mơ của thai nhi và rau. Trung bình cần 3mg/ngày sắt cho cơ thể từ nguồn thức ăn hàng ngày.

Nhu cầu sắt của phụ nữ trong thời gian cho con bú thấp hơn thời kỳ mang thai. Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam, nhu cầu sắt của phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu là 24mg/ngày.

3.3.Kẽm: Nhu cầu kẽm ở phụ nữ cĩ thai tăng lên vì để cung cấp cho tồn bộ quá trình hình thành thai nhi, tạo mơ của người mẹ là 100mg cho cả thời kỳ mang thai. Nhu cầu kẽm cho phụ nữ bình thường là 12mg ngày, để đảm bảo nhu cầu người phụ nữ mang thai cần được thêm 6mg kẽm/ngày.

4. Vitamin

4.1. Nhu cầu Vitamin A ở phụ nữ cĩ thai là 800mcg/ngày, ở phụ nữ cho con bú là 1300 mcg/ngày. Khơng được dùng vitamin A liều cao trên 15.000U.I.hàng ngày (đơi khi dùng để điều trị trứng cá) cĩ liên quan tới dị dạng khi sinh và khơng nên dùng trong khi mang thai.

4.2. Nhu cầu vitamin D ở phụ nữ cĩ thai là 10μg/ngày (400IU/ngày), nhu cầu này gấp đơi so với lúc phụ nữ khơng cĩ thai. Nhu cầu đĩ đảm bảo cho vitamin D đi qua nhau thai tham gia với lúc phụ nữ khơng cĩ thai. Nhu cầu đĩ đảm bảo cho vitamin D đi qua nhau thai tham gia vào quá trình chuyển hố xây dựng xương của thai nhi.

Vitamin D là loại tan trong chất béo và được thấy cĩ trong sản phẩm sữa ở nhiều quốc gia. Chuyển hố vitamin D cần được thực hiện dưới tia cực tím (ánh nắng mặt trời).

4.3. Vitamin B1 (Thiamin): là loại B tổng hợp tan trong nước liên quan tới việc giải phĩng năng lượng khỏi tế bào. Vitamin B cĩ trong sữa và hạt thơ. Nhu cầu hàng ngày là 1.1 mg. Trong thời gian mang thai và cho bú, nhu cầu tăng lên 1.5 mg/ ngày.

4.4. Vitamin B2 (Riboflavin): là loại B tổng hợp hồ tan trong nước, cũng liên quan tới việc giải phĩng năng lượng từ tế bào. Nguồn B2 bao gồm rau xanh, sữa, trứng, pho mát, và cá. Nhu cầu hàng ngày cần 1.3 mg. Nhu cầu trong giai đoạn mang thai tăng tới 1.6mg/ngày, và giai đoạn cho bú lên tới 1.8mg/ngày.

4.5. Vitamin C: Nhu cầu về vitamin C cịn khác nhau giữa các nước. Nhu cầu vitamin C ở phụ nữ cĩ thai được đề nghị tăng thêm 10mg/ngày, ở phụ nữ cho con bú nên được tăng thêm 30mg/ngày (theo WHO). Vitamin C tan trong nước và cĩ nhiều chức năng bao gồm giảm các gốc tự do và hỗ trợ việc hình thành procollagen. Vitamin C cĩ trong hoa quả và rau tươi. Thiếu vitamin C mãn tính sẽ ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp collagen và dẫn tới bệnh sco- bút. Nhu cầu hàng ngày là 60mg. Thời kỳ thai nghén cần 70mg/ngày và tăng tới 95mg/ngày trong giai đoạn cho bú.

4.6. Folat: là B tổng hợp hồ tan trong nước, đĩng vai trị quan trọng trong việc tổng hợp AND và nhân tế bào. Cĩ trong các loại hạt, đậu khơ và rau cĩ lá. Thiếu folat trong khi mang thai cĩ liên quan tới những dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Những phụ nữ khơng mang thai cần 0.2 mg/ngày, cịn phụ nữ cĩ thai cần 0.4 mg/ngày, và giảm xuống cịn 0.2 mg/ngày trong giai đoạn cho bú.

Vào năm 1998, FDA Hoa kỳ chuẩn y sử dụng các loại hạt giàu folate trong thực phẩm. Làm giàu ngũ cốc đã giảm 25% tỷ lệ hiện mắc dị tật hở ống thần kinh (CDC, 2004). Tuy vậy, lượng acid folic cũng khơng được cung cấp đủ trong khẩu phần thức ăn trung bình của người dân Mỹ và hàng ngày cần bổ xung thêm 0.4mg cho phụ nữ khoẻ mạnh. Folat cần được cung cấp 3 tháng trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ thứ nhất. Nếu thai phụ đã từng cĩ con bị dị tật ống thần kinh, việc bổ xung folat trong lần mang thai tiếp theo cần tăng tới 4mg/ ngày.

--- Chế độ ăn hợp lý và luyện tập thân thể trong thời gian mang thai và cho con bú:

Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý trong thời kỳ cĩ thai và cho con bú là điều quan trọng, vì nĩ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả bà mẹ lẫn con. Chế độ ăn đảm nhu cầu năng lượng, nhu cầu năng lượng, nhu cầu các chất chống oxy hố như vitamin E, C, A. Khơng kiêng khem quá mức, nên hạn chế một số chất kích thích như rượu, café, thuốc lá, gia vị...

Theo dõi phụ nữ cĩ thai uống rượu nhận thấy thai nhi dễ bị ngộ độc ethanol, hệ thống hơ hấp bị ức chế và rối loạn điện não đồ và điện nhãn đồ...Nếu thường xuyên uống rượu sẽ dẫn đến tổn thương hệ miễn dịch thai nhi, chậm phát triển trí tuệ, xương chân tay và sọ mặt phát triển khơng bình thường.

Cafein là chất kích thích thần kinh trung ương ; với lượng cafein dưới 300mg/ngày khơng làm tăng sẩy thai, chậm phát triển thai nhi hoặc khuyết tật trẻ sơ sinh. Cafein khơng tham gia chuyển hố chất trong thai nhi hoặc trẻ sơ sinh khi người mẹ cĩ thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên nhiều cơng trình nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng nhiều cafein cĩ thể gây khuyết tật khi sinh và chậm phát triển thai nhi trong tử cung. Lượng cafein thường cĩ trong một chai nước giải khát cĩ gaz, một ly nước chè và một ly café là 37; 36 và 103mg.

Hút thuốc lá sẽ bị giảm 10% lượng oxy để hình thành carboxy hemoglobin gây co mạch và giảm lượng máu đưa các chất dinh dưỡng tới thai nhi.

Người hút lá cần phải tăng lượng acid folic gấp 3 lần và vitamin C gấp 2 lần trong khẩu phần, để duy trì nồng độ folat và vitamin C trong huyết thanh so với người khơng hút thuốc.

Luyện tập thân thể: Độ bộ, đi xe đạp, lên xuống cầu thang và bơi lội đều là biện pháp rèn luyện thân thể rất tốt cho phụ nữ thời kỳ mang thai. Tránh luyện tập với cường độ cao, ra nhiều mồ hơi và tăng nhiệt độ, để mất nhiều nước hoặc bị chấn thương sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Với phụ nữ gặp khĩ khăn khi mang thai, cần thực hiện chế độ luyện tập riêng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Trong thời gian cho con bú người mẹ phải ăn đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, khơng kiêng khem quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ lẫn con. Nên ăn đủ 4 nhĩm thức ăn. Cần tránh một số thức ăn, đồ uống cĩ tác dụng kích thích như rượu, café, nước chè đặc, hạn chế gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm...

Gia đình cần quan tâm gần gũi để tạo điều kiện cho người mẹ tiết đủ sữa nuơi con đồng thời đảm bảo sức khoẻ của người mẹ.

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tập 2 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)