Đặc điểm địa hình, địa vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng kỹ thuật GPS đo động xử lý sau trong đo đạc địa chính (thử nghiệm trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 47)

Có thể chia thành phố Hải Phòng thành 3 vùng chính nhƣ sau:

- Vùng núi đá Cát Bà và hải đảo, tập trung chủ yếu ở khu vực đảo Cát Bà, địa chất trẻ, hiện tƣợng karst tƣơng đối phổ biến, vùng này thƣờng bị khô hạn.

- Vùng đồi núi phía Bắc huyện Thuỷ Nguyên: tập trung ở các xã phía Bắc huyện Thuỷ Nguyên, địa chất trẻ, có những vùng mới đƣợc hình thành, đặc điểm vùng đất này thƣờng có các dạng đồi bát úp, xen kẽ các khu vực đồng bằng và núi đá vôi.

- Vùng đồng bằng ven biển: chiếm diện tích lớn nhất của thành phố Hải Phòng, tập trung hầu hết ở các huyện (chiếm 2/3 diện tích tự nhiên), có thể chia vùng đồng bằng ven biển thành 4 tiểu vùng:

* Vùng giáp biển: Đất mặn là chủ yếu, tập trung nhiều ở Đồ Sơn, Kiến Thụy. * Vùng tiếp giáp: Là vùng đất chua mặn, tập trung ở Kiến Thụy, Kiến An, An Lão, Tiên Lãng.

* Vùng đất ổn định: Tập trung nhiều ở Vĩnh Bảo, An Lão, An Hải là vùng có độ

mặn thấp.

* Vùng cồn cát ven biển: Tập trung chủ yếu ở vùng ven biển Đồ Sơn, Cát Hải, nhìn chung diện tích ít.

Thành phố Hải Phòng nằm trong vùng có mật độ sông ngòi lớn nhất Đồng bằng Bắc Bộ, các dòng sông uốn khúc, phù sa tƣơng đối lớn, vận tốc dòng chảy không lớn lắm. Hệ thống sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Đá Bạc, sông Bạch Đằng,... đều chịu ảnh hƣởng của thuỷ triều, nƣớc bị nhiễm mặn, nhất là về mùa khô.

46

Sông Giá, sông Rế, sông Đa Độ và các con sông nối sông Đa Độ, đƣợc cải tạo bằng các công trình ngăn lũ, ngăn triều để trở thành các hồ chứa nƣớc ngọt, cấp nƣớc cho nông nghiệp và dân sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng kỹ thuật GPS đo động xử lý sau trong đo đạc địa chính (thử nghiệm trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)