Nhƣ đã trình bày trong chƣơng 1, tùy theo cách thức xác định số nguyên chu kỳ N
của trị đo pha mà chúng ta có 2 nhóm phƣơng pháp đo cơ bản:
+ Đo tĩnh: xác định số nguyên chu kỳ trực tiếp từ số liệu đo liên tục trong một khoảng thời gian khá lâu.
+ Đo động: xác định trƣớc số nguyên chu kỳ khi bắt đầu ca đo và do đó thời gian đo tại một điểm sẽ rút ngắn một cách đáng kể. Tùy theo thời điểm tính toán xử lý số liệu mà chúng ta có 2 kỹ thuật: đo động thời gian thực - RTK (xử lý số liệu ngay ngoài thực địa, trong quá trình đo) và đo động xử lý sau (xử lý số liệu trong giai đoạn nội nghiệp sau khi đo).
Trong kỹ thuật đo động, một máy cố định (base receiver) đƣợc đặt tại một điểm đã biết toạ độ (phải là một điểm rất thông thoáng), còn một hay nhiều máy động (rover receiver) đƣợc lần lƣợt đặt ở các điểm cần xác định. Thời gian đặt máy động ở các điểm
29
này là rất ngắn so với các kỹ thuật đo tĩnh, khoảng thời gian giữa các lần thu tín hiệu (epoch) cũng ngắn hơn, từ 1s đến 10s (so với 15-20s trong kỹ thuật đo tĩnh).
Khoảng thời gian dừng của máy động ở các điểm là rất ngắn bởi vì trong các kỹ thuật đo động, số nguyên chu kỳ đƣợc xác định trƣớc bằng thủ tục khởi đo (initialization). Mỗi ca đo đều phải bắt đầu bằng thủ tục khởi đo, sau khi khởi đo thành công thì số nguyên chu kỳ sẽ đƣợc biết và máy động có thể bắt đầu đƣợc đo. Trong quá trình đo và di chuyển máy động giữa các điểm đo cần phải đảm bảo sao cho máy động và máy cố định phải liên tục thu đƣợc tín hiệu (lock on the satellite signal) đồng thời từ 4 vệ tinh trở lên. Nếu điều kiện này không đƣợc đảm bảo thì sẽ xảy ra hiện tƣợng “trƣợt chu kỳ” (cycle slip) và máy động phải khởi đo lại. Trong mọi trƣờng hợp, trƣớc khi kết thúc ca máy động cần phải đƣợc khởi đo lại để đề phòng trƣờng hợp bị trƣợt chu kỳ ở giữa ca đo mà kỹ thuật viên không phát hiện ra đƣợc ngoài thực địa.
Yêu cầu bắt buộc đối với đo động xử lý sau là phải đạt đƣợc lời giải Fixed solution cho các cạnh khởi đo. Nếu không sai số toạ độ điểm sẽ rất lớn, từ vài chục cm trở lên [7].