Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ngăn

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở việt nam (Trang 35)

chặn suy giảm kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững.

Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của nền kinh tế. Do đó, để ổn định kinh tế vĩ mô, nhà nước cần phải sử dụng các công cụ để điều tiết nền kinh tế: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách trợ cấp… Chính sách ổn

định kinh tế vĩ mô không chỉ phụ thuộc vào những biến số trong nước, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Điều đó được thể hiện thông qua tác động của sự chu chuyển vốn quốc tế và chế độ tỉ giá hối đoái của mỗi nước. Chỉ có ổn định được nền kinh tế vĩ mô chũng ta mới có điều kiện ngăn ngừa, kiềm chế lạm phát, tránh được khủng hoảng kinh tế. Từ đó, tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

- Điều tra nắm vững thế mạnh của từng ngành, từng vùng lãnh thổ, từng thành phần kinh tế nhằm khai thác tốt nguồn nội lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Đồng thời dự báo xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, dựa vào lợi thế trong nước tận dụng thời cơ, huy động nguồn lực bên trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững.

Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực kinh tế cũng như thành phần kinh tế có những đặc điểm, vai trò và thế mạnh riêng. Do đó, nếu phát huy được những thế mạnh, khắc phục những hạn chế của ngành, vùng, thành phần kinh tế sẽ là nguồn nội lực quan trọng và quyết định tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và bền vững. Tuy nhiên, để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi sức phấn đấu, cố gắng của toàn Đảng, toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Cần phải biết “ nhìn xa trông rộng” để thấy được những cơ hội, tận dụng nó, thấy được những nguy cơ để khắc phục, tránh làm tổn thất lớn đến nền kinh tế cũng

là điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững. Để phát triển kinh tế, càn phải dựa vào 2 nguồn lực:bên trong và bên ngoài. Trong đó nguồn lực bên trong đóng vai trị quyết định. Vì vậy, tận dụng được lợi thế trong nước, huy động được nguồn lực bên ngoài sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.

- Thực hiện tốt quy hoạch phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng và thành phần kinh tế. Nghiêm chỉnh triển khai thực hiện tốt quy hoạch đã đề ra.

Quy hoạch phát triển các ngành, các vùng là hoạt động rất phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải thực hiện quy hoạch các thành phần kinh tế để phát huy hết thế mạnh của nó.

Nhà nước có thể tác động nằng các biện pháo trực tiếp và gián tiếp:

- Tác động trực tiếp bằng vốn: Nhà nước dựng vốn đầu tư thành lập mới doanh nghiệp nhà nước, hoặc đầu tư bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước để phát triển các ngành, dự án sản xuất kinh doanh.

- Tác động bằng mệnh lệnh hành chính: Nhà nước dựng mệnh lệnh hành chính buộc các doanh nghiệp nhà nước tiến hành đầu tư vào các lĩnh vực theo sự chỉ đạo của mình, yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng, thương mại nhà nước cho các doanh nghiệp, hộ gia đình vay ưu đãi …

trường: Nhà nước tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi bao gồm: sự ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng, ổn định về kinh tế vĩ mô. Hệ thống thị trường đồng bộ, hoàn thiện môi trường pháp lý thông thoáng và minh bạch…

Môi truờng kinh doanh thuận lợi sẽ tác động tới các chủ thể kinh tế, thúc đẩy, khuyến khích, hướng dẫn các chủ thể kinh tế phát huy sự năng động sang tạo, khai thác các tiềm năng… Đây là phương thức tác động cơ bản, lâu dài và hiệu quả nhất đối với quá trình chuyển dịch cơ cáu kinh tế.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của nề kinh tế, chú trọng năng lực cạnh tranh quốc gia của từng ngành, lĩnh vực của từng loại hàng hóa – dịch vụ.

Hiện nay, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn ở mức thâp. Tiến trình hội nhập kinh tế đang tạo ra những thời cơ nhưng cũng đặt ra cho nền kinh tế nước ta trước những nguy cơ, thách thức rất lớn. Do đó, nâng cao khả năng cạnh trạnh của nền kinh tế cần được xem xét như là cách thức cơ bản để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả và bền vững.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế ở 3 cấp độ: môi trường cạnh tranh quốc gia, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, của từng hàng hóa, dịch vụ cụ thể.

- Tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ vào từng ngành nghề, sản phẩm.

của lực lượng sản xuất. Ngày nay, trong nền kinh tế tri thức khoa học – công nghệ là yếu tố quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế quốc dân. Do đó, cần phải nhận thức được rằng: Khoa học – công nghệ là khâu đột phá, là giải pháp cơ bản để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần ưu tiên lựa chọn những giải pháp khoa học – công nghệ thích ứng với từng loại sản phẩm, lồng ghép các hoạt động khoa học – công nghệ với các chương trình sản xuất, tiêu thụ từng loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cụ thể.

- Tăng cường dầu tư tài chính và điều chỉnh cơ cấu đầu tư đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ và thành phần kinh tế.

Trước hêt, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để thu hút nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, Tạo ra sựu kết hợp giữa các nguồn vốn đầu tư cho từng vùng, ngành, lĩnh vực cụ thể. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư và phương thức đầu tư hướng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng, đóng vai trị quyết định trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, cần quán triệt quan điểm của Đảng ta về giáo dục – đào tạo.

- Tạo lâp mối quan hệ giữa các ngành, thành phần, vùng kinh tế nhằm hỗ trợ tích cực cho chuyển

dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế ngành, Cơ cấu kinh tế vùng, Cơ cấu kinh tế thành phần luôn có mối quan hệ gắn bó, bổ sung, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Một cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả xét trên góc độ phát triển bền vững cần tạo lập được mối quan hệ đó.

- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách, kết hợp giữa nhà nước và thị trường trong việc hoạch định, chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một môi trường pháp lý chặt chẽ trên nguyên tắc, thông thoáng trong thủ tục…sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế. Hiện nay, pháp luật, nhất là luật đầu tư của nước ta vẫn chưa được hoàn thiện, hơn nữa còn nhiều swo hở, thiếu sót, dẫn dến những hiện tượng tiêu cực trong vấn đề đầu tư… Do đó, nó đòi hỏi nỗ lực cao của những nhà làm luật. Bên cạnh đó là sựu kết hợp giữa cơ chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là có sự quản lý của nhà nước để thục hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

KẾT LUẬN

Chúng ta đã đi nghiên cứu và tìm hiểu về nội dung của bài 13 thông qua bài học sẽ là cơ hội và điều kiện để chúng ta một lần nữ hiểu rõ hơn về vai trò cũng như sự cần thiết về việc tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay. Đồng thời với những đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới có cơ hội được tiếp cận nhiều hơn nữa trong nhân dân thông qua những đại biểu của mình.

Những nội dung quan trọng mà ta đi tìm hiểu trong bài học là cơ sở tạo cho chúng ta một lý luận làm nền tảng để xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý phù hợp với điều kiện của đất nước và xu hướng phát triển của thế giới.

Có thể nói những giải pháp chủ yếu được đề ra để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng nhất, cần được nhấn mạnh trong bài. Bởi theo tôi tìm ra được các giải pháp là một vấn đề, thực hiện được các giải pháp đó lại là vấn đề lớn hơn rất nhiều. Để thực hiện được điều đó cần phải căn cứ vào thực tiến, đồng thời yêu cầu người tiếp nhận phải biết cắt nghĩa các hiện tượng thực tiễn và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Có như vậy công cuộc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ở nước ta mới có hiệu quả và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w