Những hạn chế, yếu kém của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở việt nam (Trang 28)

chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Về tổng thể.

Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, chưa phát huy tốt lợi thế của từng ngành, vùng lãnh thổ, thành phần kinh tế. Đặc biệt, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa gắn kết chặt chẽ và chưa có hiệu quả với chuyển dịch cơ cấu lao động, chưa đảm bảo tính đồng bộ và cân đối giữa các ngành, vùng, lãnh thổ và thành phần kinh tế.

- Về chuyển dịch cơ cấu ngành, lĩnh vực.

Qúa trình chuyển dịch cơ cáu ngành, một mặt chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với tổng thể chiến lược phát triển kinh tế của đất nước cũng như quy hoạch dài hạn với lộ trình thực hiện nghiêm ngặt.

Chuyển dịch cơ cấu ngành, lĩnh vực mới chú trọng tới mặt lượng, mang tính tự phát, chưa quan tâm đúng mức tới nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, phát triển ngành có hàm lượng lỹ thuật cao và kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành, lĩnh vực còn tồn tại xu hướng tất yếu và hướng nội. Năng lực cạnh tranh và hiệu quả của từng ngành, lĩnh vực

còn hạn chế.

Cơ cấu kinh tế ngành chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của ngành, vùng dặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm. Sự liên kết trong phát triển vùng còn hạn chế. Các thành phần kinh tế phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

4 IV. Quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy vai trò của các ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở việt nam (Trang 28)