Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy vai trò của ngành, lĩnh vực theo hướng

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở việt nam (Trang 30)

phát huy vai trò của ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển bền vững.

- Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dich vụ. Thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế.

Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu kinh tế trong nước đã có sự thay đổi đáng kể.

Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: Khu vực nông nghiệp khoảng 15-16%; công nghiệp và xây dựng 42-43%; dịch vụ 41-42%”

Đại hội Đảng đã xác định: “ Đưa đất nước ta ra

khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước

công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường, nền kinh tế thị trường được hình thành cơ bản vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.

- Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành, lĩnh vực kinh tế.

+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp:

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tạo bước chuyển mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân.

Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và có hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh thâm canh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thục, xây dựng vùng chuyên canh nông nghiệp và thủy sản quy mô lớn…

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp được xác đinh là quan trọng nhất, bởi lẽ nước ta xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu với hơn 60% dân số sống ở nông thôn chiếm hơn 70% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25 – 27% GDP cả nước. Hàng nông sản lại chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Và hơn hết, nông dân, nông thôn Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của đất nước trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc cũng như thời kỳ xây dựng đất

nước.

Nông nghiệp nước ta bao gồm 3 lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Do đó, chúng ta cần phải tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng cách đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, đồng thời tranh thủ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thục phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu. Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè, điều, hạt tiêu, dừa, dâu tằm…hình thành các vùng rau, hoa quả có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản, chế biến.

Thủy sản là ngành nước ta có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển. Nhanh chóng đưa thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, giải quyết đồng bộ các khâu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra sự liên kết đồng bộ giữa đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hậu cần và tiêu thụ hàng thủy sản.

Rừng nước ta không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn về xã hội, môi trường. Cần thực hiện kiên quyết nhiều biện pháp để bảo vệ và phát triển rừng để đến năm 2012 rừng nước ta đạt độ che phủ 47%.

cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế. Phát triển các ngành công nghiệp truyền thống và mở rộng ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao, đủ sức hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển ngành công nghiệp.

Công nghiệp bao gồm nhiều ngành nghề đa dạng. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ngày càng trở nên hết sức quan trọng.

Vai trò hàng đầu của công nghiệp là sản xuất ra máy móc, trang thiết bị và các sản phẩm trung gian cần thiết cho tất cả các ngành của nền kinh tế. Chính máy móc, trang thiết bị với trình độ khoa học công nghệ hiện đại hóa đã trở thành nhân tố then chốt thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

Công nghiệp càn phải khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên, lao động, vốn, kỹ thuật – công nghệ để tạo việc làm, tăng khối lượng hàng hóa của xã hội.

Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Đó trước hết là các ngành sử dụng nhiều lao động như: may mặc, giày da, chế biến nông sản, thủy sản… Một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng.

nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, ddienj tử, tự động hóa. Chú trọng phát triển công nghệ sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng vượt trội.

Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng sản xuất tư liệu cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng,... Với những bước đi hợp lý, phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả.

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng hiện đại, vừa đảm bảo phát triển dịch vụ truyền thống phục vụ sản xuất và đời sống, vừa tạo mở những dịch vụ mới có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo chủ động hội nhập quốc tế trong phát triển.

Dịch vụ là ngành sản xuất mang vai trò cầu nối giữa sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản xuất với tiêu dùng, thực hiện quá trinhf trao đổi giữa các vùng, giữa thành thị với nông thôn. Trong quá trình sản xuất, dịch vụ có vai trò đáp ứng đầy đủ các nhu cầu “ đầu vào” và khả năng tiêu thụ sản phẩm, giải quyết “ đầu ra”.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, dịch vụ đã trở thành một ngành có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày cũng như trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa. Với tư cách là lĩnh vực kinh doanh ngày càng phát triển, ngành dịch vụ đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Cụ thể, dịch vụ cần phải được phát triển theo hướng nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách ngày càng hiện đại, an toàn, đủ sức cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Phát triển mạnh dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng ở các thành phố lớn.

Hiện đại hóa dịch vụ bưu chính viễn thông, khuyến khích sử dụng internet, phấn đáu đến năm 2012 đạt mức trung bình trong khu vực về số máy điện thoại và số người sử dụng internet/100 dân. Phấn đấu toàn ngành đạt tốc độ tăng trưởng từ 7 – 8 %/ năm. Đến năm 2012 chiếm 45 – 47% GDP và 28 – 30% tổng số lao động cả nước.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w