0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Chính sách đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỀ TÀI '''' THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM " DOCX (Trang 38 -42 )

Cần quy định một số ưu đãi thiết thực đối với doanh nghiệp. Chẳng hạn

cho phép tách số tài sản không còn giá trị sử dụng và có tài sản không phù hợp

với yêu cầu sản xuất kinh doanh ra khỏi giá trị doanh nghiệp nhằm trợ giúp

doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng trong quá trình hoạt động. Những tài sản

này sẽ được chuyển giao lại cho nhà nước để xử lý phù hợp với pháp luật hiện

hành. Nếu doanh nghiệp có yêu cầu đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất theo phương án được duyệt thì cho phép doanh nghiệp sử dụng một phần số tiền

bán cổ phiếu ngoài phạm vi cổ phần giữ lại thuộc sở hữu nhà nước theo hình thức vay tín dụng của ngân sách.

* Xoá bỏ sự phân biệt đối xử không hợp lý giữa doanh nghiệp nhà

nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Các DNNN rõ ràng là còn được hưởng ưu đãi của nhà nước nhiều hơn

công ty cổ phần nói riêng và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung về

XNK, về địa điểm, tín dụng, vay vốn ngân hàng.

Để có thể thực sự xoá bỏ sự phân biệt đối xử không hợp lý giữa DNNN

và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhà nước cần phải từng bước xoá bỏ sự

bao cấp dành cho các DNNN, cần có những quy định nhằm nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc

doanh phát triển bằng những biện pháp cụ thể như: chính sách thuế, quyền

XNK, vay vốn ngân hàng, tạo điều kiện cho khu vực này liên doanh với nước ngoài, qua đó tạo môi trường bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài góp phần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá ở

Việt Nam.

* Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.

Theo thông tư số 50 TC/TCDN, gia trị doanh nghiệp cổ phần hoá được xác định bằng công thức:

Giá trị doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp = sau khi kiểm kê + (-) giá trị lợi thế + chi phí tiến hành CPH

đánh giá lại.

Theo công thức nói trên, mọi tài sản doanh nghiệp đều được kiểm kê

đánh giá lại theo giá hiện hành. Song theo số liệu điều tra thống kê, ở hầu hết

các DNNN, trình độ máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu từ 2 - 3 thế hệ, thậm

chí có doanh nghiệp lạc hậu từ 4 - 5 thế hệ. Mặt khác, thông tư 50TC/TCDN quy định “Toàn bộ tài sản cố định sau khi đã kiểm kê và được tính trên giá sổ

sách doanh nghiệp căn cứ vào chất lượng còn lại và giá hiện hành của từng tài sản, giá trị tài sản vô hình để xác định lại giá trị tài sản thực còn”. Vấn đề ở đây là xác định giá hiện hành. Như chúng ta đều biết, tiêu chuẩn để đánh giá

giá trị vật chất có nhiều nhưng tựu chung lại có thể sử dụng các tiêu chuẩn ị mua v ị thanh lý, giá trị đổi mới, giá trị nhượng bán. Chính

vì vậy, nhà nước nên quy định cụ thể “giá hiện hành” trong việc đánh giá lại

giá trị tài sản.

* Thủ tục cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Hiện nay, thủ tục hành chính để cổ phần hoá một doanh nghiệp nhà nước

còn khá rườm rà, tốn kém. Một doanh nghiệp nhà nước trị giá 2 tỷ đồng

chuyển sang công ty cổ phần mà hàng chục lượt đoàn cán bộ đến kiểm tra,

kiểm toán, thẩm định kiểm toán... rồi sau đó mới trình bộ, ngành , UBND tỉnh

thành phố, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt... biết bao cửa ải mà doanh nghiệp phải chịu đựng. Mỗi cửa ải kéo dài không biết bao nhiêu thời gian. Điều này có lẽ không phải do một cơ quan hay một cá nhân nào mà do mỗi

khâu chậm một ít, do thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình và quan liêu. Việc loại

bỏ những thủ tục rườm rà, xây dựng một quy trình cổ phần hoá DNNN gọn

nhẹ, quản lý chặt chẽ và tránh được những chi phí do doanh nghiệp phải bỏ ra

do làm ảnh hưởng tới túi tiền của ngân sách là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó việc phối hợp của các cơ quan chức năng, thống nhất quá trình chỉ đạo thực

hiện từ TW tới các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở sẽ góp phần tích cực đẩy

KẾT LUẬN

Trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta,yêu cầu đổi mới toàn diện khu vực kinh tế quốc doanh có vai trò quyết định và rất bức xúc. Cổ phần

hoá là một trong những giải pháp quan trọng để thực sự khắc phục tình trạng

kém hiệu quả của các DNNN, thu hút vốn, cải tiến quản lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Thực chất cổ phần hoá nhằm mục tiêu chuyển hình thức sở

hữu nhà nước sang hình thức sở hữu tập thể, các cổ đông theo hướng đa dạng

hoá xử lý, vừa đảm bảo yêu cầu đòi hỏi của một nền kinh tế nhiều thành phần,

vừa đảm bảo doanh nghiệp nhà nước có thủ thực sự.

Cổ phần hoá là một công việc hết sức mới mẻ và khó khăn. Bởi vậy một

trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trong quá trình cổ phần hoá là phải tìm ra được những thành công và thất bại để tìm ra những kinh nghiệm

cần thiết nhằm tiến tới xây dựng và hoàn thiện cơ chế cổ phần hoá phù hợp

với đất nước.

Những giải pháp, kiến nghị được nêu ra trong đề án sẽ phần nào tháo gỡ

những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình cổ phần hoá. Hy vọng rằng với

quyết tâm cao của Đảng và nhà nước, niềm tin của nhân dân cùng với việc

thực hiện đồng bộ những giải pháp và kiến nghị nêu trên, chương trình cổ

phần hoá sẽ gặt hái được những thành công và góp phần quan trọng vào sự

phát triển nhanh, mạnh bền vững của nền kinh tế đem lại sự phồn vinh cho đất nước.


Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỀ TÀI '''' THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM " DOCX (Trang 38 -42 )

×