0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Thời kỳ sau thí điểm (từ cuối năm 1996 đến nay)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỀ TÀI '''' THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM " DOCX (Trang 27 -29 )

Thực hiện Nghị định 28/CP (7/5/1996) về chuyển các doanh nghiệp nhà

nước sang công ty cổ phần, thời kỳ sau thí điểm cổ phần hoá (từ cuối năm 1996 đến tháng 2 năm 1999) đã có 134 doanh nghiệp được chuyển sang công

ty cổ phần, tính chung cả thời kỳ thí điểm hiện nay có tất cả 146 doanh nghiệp

(theo báo cáo của Ban cổ phần hoá, bộ tài chính). Từ bảng danh sách (phụ

lục), chúng ta thấy tốc độ cổ phần hoá diễn ra còn chậm, số các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần “nhỏ giọt” trong các năm 1993 - 1997, cụ thể năm 1993: 2 donah nghiệp; năm 1994: 1 doanh nghiệp; năm 1995: 2

doanh nghiệp; năm 1996: 7 doanh nghiệp và năm 1997: 4 doanh nghiệp. Sang năm 1998 đã có sự tiến bộ: 102 doanh nghiệp. Như vậy số doanh nghiệp

chuyển sang công ty cổ phần năm 1998 lớn hơn nhiều so với số doanh nghiệp

chuyển sang công ty cổ phần của các năm trước công lại. Song kế hoạch đề ra:

thực hiện cổ phần hoá thành công 150 doanh nghiệp trong năm 1998 thì con số 102 công ty cổ phần chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Bước sang năm 1999, Chính phủ đặt ra kế hoạch sẽ thực hiện cổ phần

hoá thêm khoảng 400 doanh nghiệp. Theo Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương thì từ đầu năm đến nay đã có thêm 42 doanh nghiệp nhà nước

số đó có gần 23 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xây dựng, 10 doanh

nghiệp dịch vụ thương mại, 3 doanh nghiệp giao thông vận tải và 5 doanh nghiệp nông - lâm - thuỷ sản. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chỉ có 3 doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên là công ty cổ

phần bao bì Bỉm Sơn thuộc Tổng công ty xi măng (38 tỷ đồng), công ty cổ

phần điện cơ thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam (25 tỷ đồng) và công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tân Định thuộc thành phố Hồ Chí Minh (10 tỷ đồng). Các địa phương và ngành triển khai cổ phần hoá tích cực nhất là tỉnh Bình

Định (4 doanh nghiệp), thành phố Hồ Chí Minh (4 doanh nghiệp), Tổng công

ty cà phê (3 doanh nghiệp), Tổng công ty xi măng Việt Nam (2 doanh

nghiệp)... Trong số 34 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán cổ phiếu đã có 12 doanh nghiệp không có cổ phần của Nhà nước và 27 doanh nghiệp có cổ phần

của cổ đông ngoài doanh nghiệp. Như vậy, theo kế hoạch đặt ra cho năm 1999

là sẽ cổ phần hoá từ 400 - 600 doanh nghiệp thì con số 42 doanh nghiệp nhà

nước mới được cổ phần hoá từ đầu năm đến nay chỉ bằng 1/10 kế hoạch. Và từ

giờ đến cuối năm, chúng ta phải cổ phần hoá thêm hơn 300 doanh nghiệp nữa.

Kết quả bước đầu.

 Về phía doanh nghiệp, nhìn chung hoạt động của công ty cổ phần sau

khi cổ phần hoá đều có hiệu quả, các chỉ tiêu tăng nhiều lần so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước, biểu hiện trên cả 3 mặt lợi ích của: lao động - doanh nghiệp - Nhà nước. Việc huy động vốn của công ty cổ phần chủ yếu đầu tư

chiều sâu, đổi mới công nghệ nên năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn trước, đem lại lợi nhuận cao hơn.

Cơ câú vốn sở hữu trong các công ty cổ phần, tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước

chiếm tỷ lệ cao nhất so với các sở hữu khác. Nhà nước nắm từ 18% đến 51%

(Bình quân 41%) cổ phần công ty; cổ đông là người lao động từ 18% đến 50%

cá biệt có doanh nghiệp trên 70% (bình quân 30%) cổ phần công ty; số cổ

phần còn lại là thuộc cổ đông ngoài xã hội nắm giữ (bình quân 29%).

 Về phía nhà nước, ngoài việc nhà nước tăng thu các khoản thu từ doanh

nghiệp như thuế lợi tức do doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nhà nước còn thu

số thu về tiền bán cổ phiếu. Ví dụ số thu về cổ phần hoá tính đến hết năm 1997 như sau:

Tiền thu về bán cổ phiếu: 30. 207 triệu đồng

Lợi tức của Nhà nước tại các công ty cổ phần: 6.995 triệu đồng

Lãi tiền vay mua chịu cổ phần Nhà nước: 522 triệu đồng.

Tổng công: 37. 724 triệu đồng.

 Về phía người lao động: người lao động đã gắn được kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh của mình với lợi ích của bản thân, của doanh nghiệp, đồng thời được tạo điều kiện làm chủ doanh nghiệp.

Thu nhập của người lao động cao hơn khi còn là doanh nghiệp nhà nước

từ 1,5 - 2 lần, bên cạnh đó người lao động còn nguồn thu từ lợi tức cổ phần

khoảng 22% - 24%/năm.

Việc làm của người lao động được đảm bảo, hơn thế ngoài số lao động

cũ, các công ty cổ phần còn thu hút thêm nhiều lao động ngoài xã hội vào làm việc.

Trong một số công ty cổ phần, người lao động đã đề cử đại diện của

mình tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát của chương trình hỗ trợ phát triển dự án Mêkông (Mekong Project Development Facility - MPDF) năm 1998 trong 13 doanh nghiệp được khảo sáta đã thành lập Hội đồng quản trị; 3 công ty người ngoài đại diện cho cán bộ công nhân viên đảm nhận chủ tịch hội đồng và giám đốc điều hành, 2 công ty khác giữ 1

trong 2 trọng trách trên.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐỀ TÀI '''' THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM " DOCX (Trang 27 -29 )

×