6. Kết cấu của đề tài
3.2. Chính sách cứu đói cho nhân dân vùng biển Quảng Yên
Hàng năm trước những diễn biến bất thường của thời tiết như bão, lũ, hạn hán thường hay có ảnh hưởng xấu tới tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân ven biển. Đứng trước tình hình đó các vua triều Nguyễn
15
Thuyền ứng ban: Thuyền riêng của các nha viên đi vận tải của công
16
Thuyền đại dịch: Thuyền tư nhân tình nguyện hàng năm nộp thuế xuất nhập cảng để tránh không phải vận tải của công.
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cũng đã rất linh động có nhiều chính sách cứu đói, miễn thuế đối với nhân dân, trong đó có dân vùng biển Yên Quảng. Năm Gia Long thứ 9 (1810): Dân các trấn Kinh Bắc, Hải Dương, Yên Quảng, Sơn Nam Hạ bị hạn và lụt. Vua sai hoãn việc đòi lính, nghỉ hỏi kiện vặt, bãi các công dịch, lại sai thành thần bàn kỹ chính sách cứu đói. Nguyễn Văn Thành dâng sớ có nói: Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm đầu. Sau khi các trấn bị thiên tai, nhân dân ngày càng đó, đã xin bàn cách phát chẩn và cho vay
để đỡ túng ngặt cho dân, cấm chọn tiền để dân tiêu dùng được dễ. Vua
đều theo lời và sai phát thóc kho ra 30.000 hộc, khiến bọn Trương Tiến Bửu, Phạm Như Đăng, Nguyễn Đình Đức chia đi các nơi khẩn cấp. Và lại sắc rằng thuế khoá trưng thu và dân gian mua bán, ai dám kén chọn loại bỏ đồng tiền thì trị tội.
Trương Tiến Bửu đến Kinh Bắc phát chẩn. Trấn thủ là Lưu Phước Tường truyền hịch cho các phủ huyện đem dân đến. Duy có dân huyện Võ Giàng đến sau. Tường bắt tri huyện là Nguyễn Văn Hán đánh roi để trách. Hán nói: “Kẻ sỹ thà chết chứ không chịu nhục” [21, tr.50] và xin trả chức về ruộng làng. Thành thần tâu lên. Vua nói: “Hán trậm trễ vẫn là có tội rồi. Tường đánh bằng roi để làm nhục cũng chẳng quá lắm ư?”
[21, tr.50]. Sau đó vua giao cho thành thần bàn. Tường bị phạt. Hán mất chức tri huyện.
Cũng trong năm này vua sai phát chẩn thêm cho dân các trấn Kinh Bắc, Hải Dương, Yên Quảng và Sơn Nam Hạ thuộc thành hạt lúa chiêm chưa chín, dân gian còn nhiều người đói. Thành thần xin phát chẩn thêm. Vua nói: “Nhà nước chứa góp vốn là kế nuôi dân” [21, tr.69] và ra lệnh phát thêm gạo kho 5000 phương, sai bọn Phạm Như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đăng, Nguyễn Đình Đức, Hoàng Ngọc Uẩn chia đi các nơi để chẩn cấp.
Thành thần lại tâu nói: “Cửa sông Thiên đức ở Kinh Bắc bị ứ lấp, mưa
lụt làm hại và đường sứ ở Lạng Sơn thì rừng rú rậm rạp, xin họp dân đói cho khơi sông và phát đường, hàng ngày cho ăn” [21, tr.69]. Vua y lời tâu. Sai phát 3000 phương gạo để cấp.
Năm 1824 vua nghĩ các địa phương nhiều nơi hạn hán, ngày hôm ấy các lệ thường ca múa cùng đốt pháo bông, múa đèn hoa, đều bãi cả.
Ban ân dụ cho trong ngoài. Dụ rằng: “Ngày khánh tiết ra ơn vui cùng
mọi người. Gần đây mưa móc trái tiết, nhân dân đói kém, há lại không đặc cách ban ơn để thoả lòng dân đen trông ngóng sao! Vậy tha giảm cho phủ Thừa - Thiên 2 phần 10 thuế ruộng và 4 phần 10 thuế thân năm nay, ba dinh Trực Lệ cùng Bình - định, Bình Hoà, Bình Thuận, Ninh Bình 2 phần 10 thuế ruộng, 3 phần 10 thuế thân, Quảng Ngãi, Phú Yên và 5 trấn ở Gia định 3 phần 10 thuế thân, Sơn Nam, Nam định, Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Yên và phủ Hoài Đức thuế ruộng vụ hạ và thuế thân đều 3 phần 10, Hải Dương thuế ruộng và thuế thân đều 5 phần 10. Thuế trốn thiếu được hoãn. Thanh Hoá giảm thuế thân 5 phần 10, Nghệ An 4 phần 10, các thứ thóc tô trốn thiếu trước đều tha. Lại nghĩ quan viên trong ngoài theo làm công việc, vì nước quên nhà, mà cha mẹ ở nhà chẳng được nuôi nấng, vậy quan tam phẩm trở lên, cha mẹ còn nhất phẩm cho 30 lạng bạc, 5 tấm lụa, 10 tấm vải; nhị phẩm cho 20 lạng bạc, 4 tấm lụa, 8 tấm vải; tam phẩm 10 lạng bạc, 3 tấm lụa, 6 tấm vải; những quan viên bị tội phải giáng từ năm Minh Mạng thứ tư trở về trước thì chỉ khai phục một cấp, phải phạt thì được miễn. Lại những nhà trạm từ Thừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thiên trở vào Nam đến Phiên an, trở ra Bắc đến Sơn Nam, ngày đêm đài đệ khó nhọc, vậy mỗi tháng đều cấp tiền 30 quan, gạo 20 phương, lấy ngày 16 tháng 5 bắt đầu đến hết tháng 12 thì thôi”. [22, tr.37-38]. Sau đó vua dụ xuống nhân dân ai cũng vui vẻ cảm kích. Quan sở tại theo tình thực làm sớ tâu lên.
Các châu Vạn Ninh, Vân Đồn ở Quảng Yên, ruộng đất ít, dân chỉ chuyên nghề đánh cá, hoặc đem cá muối chuyển bán ở Hải Dương, Nam Định mà mua thóc, hoặc dân Hải Dương, Nam Định chở thóc gạo đến đổi, đem chỗ có đến chỗ không thật là mối lợi vô cùng. Nhưng bọn buôn gian lặt vặt, vẫn thường bán trộm ở ngoài biển để cầu chút lợi nhỏ nhen. Hiện đã có điều cấm, nhưng sự gian ở ngoài pháp luật chưa thể trừ hết được. Nay vua định lệnh tính nhân khẩu mà đong gạo, là muốn không cần cấm mà mối tệ tự bỏ, để trở lại tốt, tránh tình trạng gian trá. Vua cho chiếu nhân số trong sổ ở hai châu cùng số dân ngụ cư không có trong sổ ước chừng hơn 3.000 người, mỗi tháng chi dùng số thóc hơn 3.000 hộc và hạ lệnh cho trấn thần cứ lý dịch sở tại cam kết cấp bằng cho đến kho Hải Dương nộp tiền lĩnh thóc, lấy cứ 3 tháng làm một lần. Song việc này vua cho thử làm 2, 3 năm, nếu mười phần ổn thoả thì sẽ thi hành mãi mãi. Nhưng cũng chưa dám chắc. Vì xứ ấy ở hẻo lánh nơi hải đảo, đường bộ không thông, mà từ đấy đến Hải Dương, đi về đường thuỷ không dưới 9, 10 ngày, người nghèo kiếm được 2, 3 quan tiền chắc cũng đã khó, lại vượt đi đường thuỷ xa xôi hằng tuần mới đong được 1, 2 hộc thóc, phí tất gấp bội, thế không khỏi bị bọn hào phú bao mua cả để kiếm lợi, mà dân nghèo cuối cùng chẳng được nhờ cậy gì. Địa giới Quảng Yên, tiếp giáp nước Thanh phía Bắc liền với Lạng Sơn, Cao Bằng, phía
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nam ra biển lớn, cũng là một trấn mạnh ở nơi biên thuỳ thế mà thóc gạo có ít, duy có hai huyện An Dương, Thuỷ Đường nộp thuế về đấy, số thu vào một năm bất quá chỉ hơn 12.000 hộc. Nếu có việc cần kíp thì không có gì để chi. Vả lại 7 huyện thuộc phủ Kinh Môn, Hải Dương tiếp giáp với Quảng Yên đường thuỷ lưu thông, cho nộp thuế về Quảng Yên. Trong 3 năm kho thóc hơi thừa thãi thì theo lời bàn trước của trấn thần, xét số người số gạo, mà bán ra thì không những kho thóc của trấn chứa mỗi năm tăng lên, mà dân đi lĩnh mua được cũng gần tiện.
Vua cho là việc Quảng Yên đong gạo vì nhiều dân kiếm ăn buổi sớm buổi tối mà đi lại phí tổn thì không khỏi ngặt nghèo thì cách ấy không thể thi hành lâu được. Đến như điều xin 5 huyện phủ Kinh Môn nộp thuế thóc về Quảng Yên, thì đường sông quanh co, sự chuyên chở đã là không tiện, mà thóc nộp ở Quảng Yên, tiền nộp ở Hải Dương, thuế của một dân mà chia nộp ở hai nơi, cũng không phải là phép hay để thi hành lâu mãi. Vả lại 3 châu của Quảng Yên, từ trước đến nay, vẫn đem cá muối của xứ mình sản xuất đổi lấy thóc gạo xứ khác, cái sinh sống là ở đấy. Nay lo kẻ gian, mà cấm sự đi lại buôn bán thì nhân dân nơi bãi biển lấy gì mà sống được. Huống chi việc bán trộm thóc gạo đã có điều cấm, địa phương biết nghiêm ngặt kiểm soát, kẻ phạm tội thì trị tội, thì con buôn gian giảo biết sợ, mà mối tệ có thể trừ được. Vậy dân Quảng Yên xin cho cứ mua bán như trước, tự đong gạo mà ăn là tiện. Vua cho như vậy là phải và sắc cho thành thần hằng năm phái người vận tải thóc kho Hải Dương đến Quảng Yên cho đủ trên dưới 30.000 hộc. [16, tr.874-876].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3. Chính sách đối với hoạt động thông thƣơng đƣờng biển
Trung Quốc là quốc gia ở phía Bắc Việt Nam, có đường biên giới với Quảng Yên dài 132,8 km. Trong suốt chiều dài lịch sử, đây là quốc gia có quan hệ giao thương mật thiết và thường xuyên nhất với Việt Nam. Thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam, và ngược lại thương nhân Việt Nam cũng sang Trung Quốc buôn bán. Con đường buôn bán giao lưu bằng đường thuỷ giữa Đại Việt và Trung Quốc thời bấy giờ thường xuyên phải đi qua thương cảng Vân Đồn.
Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Quảng Yên, Vân Đồn là huyện đảo có diện tích phân bố rộng lớn và được đặc biệt coi trọng vì có một vị trí xung yếu trên đường vận hải Trung Quốc - Việt Nam kéo dài xuống Đông Nam Á. Chính vì vậy nơi đây sớm trở thành trung tâm của con đường giao lưu kinh tế, văn hoá từ Bắc vào Nam. Tên gọi Vân Đồn lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Việt Nam là vào thời Lý (1010- 1225). Nhận thức được tầm quan trọng của con đường thuỷ này mà từ những năm đầu sau khi dành lại độc lập, chính quyền nhà Lý đã thực thi một đường lối ngoại giao mềm dẻo với chính quyền phong kiến phương Bắc. Cho đến Đại Định năm thứ 10 (1149), để đáp ứng nhu cầu trao đổi, buôn bán sản vật với thương nhân nước ngoài thì thương cảng Vân Đồn chính thức được thành lập. Từ sau khi thương cảng chính thức được thành lập các thương nhân nước ngoài đến đây buôn bán ngày càng nhiều và thường xuyên hơn. Vân Đồn nổi lên là một trung tâm mậu dịch bán và bang giao nổi tiếng trong khu vực.
Hoạt động thông thương thời Nguyễn diễn ra khá đa dạng. Hàng hóa đưa ra nước ngoài không chỉ bằng con đường buôn bán thuần túy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mà còn bằng con đường chính trị, ngoại giao dưới hình thức cống nạp hoặc theo chân các sứ đoàn ngoại giao ra nước ngoài. Triều Nguyễn có thông lệ đều đặn cử sứ đoàn mang cống phẩm sang dâng nộp cho nhà Thanh. Cứ 3 năm một lần, nhà Nguyễn mang cống vật sang Triều Thanh gồm 200 lạng vàng, 1000 lạng bạc cùng các sản vật khác như ngọc, lụa, sừng tê, ngà voi, quế v.v...Ngoài ra cứ mỗi lần nhà Thanh có lễ mừng hay cáo tang, triều Nguyễn đều cử sứ bộ mang lễ vật sang dâng nộp. Chẳng hạn, năm Gia Long thứ 18, nhân dịp mừng thọ 60 tuổi của Gia Khánh hoàng đế, triều Nguyễn cử sứ đoàn của Cần Chánh điện học sĩ Nguyễn Xuân Tình sang chúc mừng; năm Minh Mạng thứ 12 (1831) nhân dịp mừng thọ 50 tuổi Đạo Quang hoàng đế, sứ bộ Hoàng Văn Đản được sử sang chúc mừng...Việc cử đoàn sang Trung Quốc để làm lễ tạ ơn, dâng hương, nộp cống hay chúc mừng, giữa nhà Thanh và triều Nguyễn đều có sự thoả thuận với nhau.
Theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ do Nội các triều Nguyễn
biên soạn, có thể thấy rằng, trong 5 quyển ghi chép vấn đề bang giao (từ quyển 128 đến quyển 132), thì 4 quyển (từ 128 đến 131) thực chất là ghi chép về quan hệ giữa triều Nguyễn và nhà Mãn Thanh. Bốn cuốn này ghi chép tỉ mỉ những quy định chặt chẽ mà triều Nguyễn phải thực hiện trong quá trình quan hệ với nhà Thanh, từ thể thức việc sai sứ, lễ phẩm, đệ văn thư đến thể thức việc tiếp sứ nhà Thanh, Đại lễ tuyên phong, Đại lễ dụ tế, lễ tiếp kiến. Tất cả những điều này thể hiện nhà nước Việt Nam dưới triều các vua Nguyễn vẫn có nhu cầu duy trì quan hệ chủ nhà với thượng quốc bằng phương cách gửi cống phẩm. Thực tế đó cũng chỉ ra rằng: sự mong muốn có quan hệ hoà hiếu để góp phần đảm bảo an ninh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quốc gia Việt Nam, đặc biệt đối với các tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc như tỉnh Quảng Yên thời bấy giờ. Đây cũng là cách đảm bảo giá trị phong vương mà hoàng đế thiên triều đã ban cho vua Việt Nam và những người kế vị; và cũng là dịp trao đổi tang vật, mặc dù tang vật ngày càng giảm. Triều đình Huế có cơ hội nhận được nhiều tặng vật quý giá kể cả thương phẩm lẫn sản phẩm tinh thần.
Vào thế kỷ XIX, nhiều đoàn thuyền buôn của Trung Hoa (nhà Thanh) thường xuyên sang mua bán hàng hoá ở Việt Nam. Năm 1822, thuyền buôn Việt Nam sang Trung Hoa có 30 chiếc xuất phát từ Gia Định với trọng tải 6.500 tấn, 16 chiếc từ cửa Hội An, 12 chiếc từ Huế và 38 chiếc từ Bắc Kỳ.
Cũng trong thời gian này, các vua nhà Nguyễn cũng nhiều lần phái quan lại sang Singgapor, Philippin, Inđônêxia, Xiêm, Ấn Độ bán gạo, đường, lâm thổ sản đồng thời mua về các loại len dạ, đồ sứ và vũ khí. Một số thương nhân giàu có cũng tham gia luồng buôn bán này nhưng không thường xuyên. Thương nhân Việt Nam thường buôn bán nhỏ, lẻ và rất hiếm thương nhân giàu, trường vốn và kinh doanh quy mô, hầu như không thấy có ai có trên hai chiếc thuyền buôn.
Nhiều tàu buôn của các nước tư bản phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ cũng thường đến buôn bán ở các hải cảng của Việt Nam thời bấy giờ và họ cũng tuân theo các thể lệ hải quan như tàu thuyền các nước khác.
Nhưng trái với nhà Thanh ở Trung Quốc, vua Gia Long và Minh Mạng đều lần lượt khước từ yêu cầu lập các thương điếm hoặc ký kết các hiệp ước thương mại chính thức với các thương gia nước ngoài. Thời Gia Long, thuyền của các nước phương Tây có thể vào buôn bán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tấp nập ở nhiều hải cảng. Nhưng sang đến đời vua Minh Mạng, ông nhận thấy nguy cơ và mưu đồ chính trị của các nước phương Tây nên ông đã cho hạn chế bớt các hoạt động buôn bán của các thương gia phương Tây. Và theo đó họ chỉ được phép cập bến Đà Nẵng. Theo ghi chép của sử gia Lê Thành Kha, vào những năm 1817, 1819, các đoàn thuyền buôn của Pháp mang tên: La Paix, Henry, La Rose đến Việt Nam đều được mua bán rất thuận lợi, bán được hết hàng và mua về một số vật dụng cần thiết đem về nước. Đến năm 1825, một số đoàn thuyền buôn của Pháp mang lưu huỳnh, đá lửa, súng điểu thương đến Việt Nam thì riêng lưu huỳnh được nhà nước khấu trừ bằng đường cát, còn súng và đá lửa thì được thanh toán một nửa bằng bạc nén, một nửa bằng tiền. Tháng 7 năm 1821, Chính phủ Pháp cử chiến hạm Cleopatre sang Việt Nam và muốn được yết kiến vua Minh Mạng nhưng bị từ chối nên họ đã phải quay trở về. Sau đó thuyền trưởng tàu buôn khác mang tên Bougainville của tàu Thétis có quay lại Việt Nam với mong ước yết kiến Minh Mạng nhưng họ chỉ được tiếp đãi tử tế mà không được gặp mặt.
Việc quản lý trực tiếp mọi hoạt động giao thương thời kỳ này do ty Hành nhân và ty Tào chính phụ trách. Nhiệm vụ của ty Hành nhân là quy định giá hàng hoá xuất nhập cảng, thông dịch tiếng nước ngoài và