6. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Phát triển hệ thống tàu thuyền
Để đối phó với bọn cướp biển thì phương tiện mà lực lượng thủy quân sử dụng không thể thiếu là hệ thống tàu, thuyền.
Ý thức được vị trí quan trọng của tàu thuyền trong việc phục vụ đắc lực cho lực lượng thủy quân, giao thông vận tải và phát triển kinh tế, vua Gia Long và Minh Mạng đã rất quan tâm tới việc đóng các loại tàu thuyền. Trên Cửu đỉnh đặt trước Thế Tổ Miếu trong Hoàng Thành Huế có đóng nổi hình của 7 loại tàu thuyền thời Nguyễn. Đó là: Đa tác thuyền (3 cột buồm và có nhiều dây, ở trên Cao đỉnh), Lâu thuyền (tính từ hầm thuyền lên có 2 tầng lầu, ở Nhân đỉnh), Mông đồng thuyền (thuyền chiến có 8 cặp chèo, ở Chương đỉnh), Hải đạo thuyền (thuyền chuyển vận đường biển có 7 cặp chèo (ở Nghị đỉnh), Đĩnh (thuyền đua hẹp ngang và dài, có 9 cặp chèo, ở Thuần đỉnh), Lê thuyền (ghe lê có 6 cặp chèo, ở Tuyên đỉnh) và Ô thuyền (ghe ô có 2 buồm, ở Dụ đỉnh). Có lẽ 7 loại tàu thuyền này được coi là những thành tựu rất lớn của ngành đóng thuyền dưới triều Gia Long và Minh Mạng nên mới được chọn đúc trên Cửu đỉnh.
Tuy nhiên, danh mục các loại tàu thuyền do triều Nguyễn đóng từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nam hội điển sự lệ lại nhiều hơn các loại thuyền được đúc trên Cửu đỉnh. Có hơn 25 loại thuyền khác nhau đã được liệt kê trong sách này, gồm: thuyền ngự (thuyền của vua), thuyền ngự bọc đồng, thuyền rồng, thuyền lầu, từ chu (thuyền của thái hậu), thuyền lê, thuyền đĩnh, thuyền dẫn đĩnh, thuyền sai, thuyền ván sam, thuyền ván sam nhỏ kiểu Tây dương, thuyền khoái, thuyền khinh, thuyền ô, thuyền châu, thuyền bọc đồng, thuyền đồng nhiều dây, thuyền tuần dương, thuyền hải đạo, thuyền hải vận, thuyền hiệu Ba, thuyền hiệu Lãng, thuyền hiệu Hải, thuyền hiệu Dương, thuyền hiệu An, thuyền hiệu Tĩnh...
Các loại thuyền này được phân thành 4 nhóm, dựa theo chức năng, đối tượng sử dụng và quy thức của tàu thuyền, gồm: thuyền vua, thuyền bọc đồng, tàu máy hơi nước và thuyền công cấp phát.
Vua Gia Long tiếp tục cho duy trì các xưởng đóng tàu thuyền cỡ lớn ở Gia Định mà ông đã thiết lập trong thời gian chiến tranh với Tây Sơn. Đồng thời, vua cho mở các công xưởng đóng thuyền mới ở kinh đô Huế để đóng thuyền phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhà vua, hoàng gia và triều đình, và các loại tàu thuyền khác dùng cho lực lượng thuỷ quân ở kinh đô.
Đặc biệt ở các địa phương ven biển phía Nam như: Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Biên Hoà đều có các xưởng đóng thuyền do nhà nước tổ chức, đảm trách việc đóng thuyền để phục vụ cho nhu cầu của quan dân ở các địa phương đó và sẵn sàng đóng tàu thuyền cho triều đình mỗi khi triều đình có nhu cầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả của chủ trương phát triển ngành đóng tàu thuyền của vua Gia Long là số lượng tàu thuyền ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng.
Theo sách Đại Nam thực lục, đến năm 1821, tổng số tàu thuyền ở Việt
Nam là 3190 chiếc. Riêng lực lượng thuỷ quân dưới triều Gia Long có:
"200 thuyền mang 16, 18, 20, 22 đại bác; 500 tiểu chiến thuyền có 40 đến 44 tay chèo, vũ trang bằng nhiều tiểu bác và 1 đại bác; 200 đại chiến thuyền với 50 đến 70 tay chèo, vũ trang bằng các đại bác và tiểu bác; 3 tàu chiến kiểu Âu châu là Phụng Phi, Long Phi và Ưng Phi...mỗi thuyền có đến 30 đại bác. Xưởng đóng tàu Hà Mật có tới 4000 thợ và đóng những chiếc thuyền trọng tải đến 400 tấn bằng gỗ cứng, theo kiểu phương Tây”. [41; 299]. Kết quả này đã phản ánh sự phát triển vượt bậc của ngành đóng thuyền dưới triều vua Gia Long, khiến nhiều người phương Tây đến Việt Nam thời kỳ này phải khâm phục.
Năm Gia Long thứ 16 (1817), vua đã hạ lệnh cho các địa phương đóng thuyền hiệu, một chiếc thuyền cấp 200 quan tiền. Bình định, Quảng Nam, Nghệ An mỗi trấn 10 chiếc; Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Hoà, Bình Thuận đều 5 chiếc, Bắc Thành 29 chiếc [21, tr. 325].
Để xây dựng thuỷ quân hùng mạnh, phát triển hàng hải bảo đảm vận tải đường thuỷ ven biển, vua Minh Mạng dành sự quan tâm theo dõi đặc biệt cho việc đóng tàu các loại và nâng cao kỹ thuật hàng hải.
Trong nhận thức của ông, sự phát triển của thuỷ quân trước hết phải nhờ vào những con tàu đắc lực, thứ đó phải có những thuỷ thủ quen thuộc kỹ thuật. Ông từng dụ cho Bộ Công rằng việc lớn của thuỷ quân là tàu thuyền, trong đó việc chỉ hướng, trắc thuỷ và đo giờ là những nhân tố đặc biệt quan trọng cho việc hàng hải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vua Minh Mạng cho rằng người hàng hải phải thuộc hải trình, cho nên ông yêu cầu bộ Công biên tập cuốn “Hải trình tập nghiệm sách” trên cơ sở tra tập các sách. Nội dung bao gồm 4 mục là "Tóm tắt về mưa gió", "Những điều kiêng kỵ khi chạy tàu thuyền", "Những điều kiêng kỵ khi đóng tàu thuyền" và Tập nghiệm những việc đã qua", tập trung những tai nạn tàu thuyền lại và lệnh cho các nơi ven biển vẽ bản đồ của biển trong vùng hải phận của mình, cùng phát cho thuỷ quân và những người có liên quan học tập.
Ông cho rằng, việc hàng hải lấy thuỷ thủ làm then chốt, cho nên yêu cầu tăng cường đào tạo và khảo hạch cho thuỷ thủ và cho Bộ Công biên soạn cuốn Thuỷ sư đà công khoá tích thưởng phạt lệ. Ông cho rằng nước ta nhiều nơi ven biển, tàu thuyền thuỷ quan là quan trọng nhất. Hành động của họ trông vào thuỷ thủ, và thuỷ thủ là người thầy của một con tàu vì họ quen biết hải trình và hiểm trở.
Ngoài ra ông còn lệnh cho thuỷ quân phải mang theo đồ đo giờ để tính thời gian, địa bàn Tây Dương để đo hướng và thuốc viên đo nước để đo độ sâu của nước. Ông yêu cầu quan viên và binh lính thuỷ quân đều biết cách đo nước, cách tránh gió, có khả năng nắm địa bàn can chi được chia trên địa cầu và biết xem chỉ nam và phân biệt hướng đi.
Vua Minh Mạng đích thân chỉ đạo xây dựng kế hoạch đóng các loại tàu tuần dương cỡ vừa giữa tàu bọc đồng lớn và tàu Ô - Lê nhỏ, nhanh nhẹn và có khả năng tấn công. Điều đáng chú ý là vua Minh Mạng cũng đã ý thức được những bất cập của hải quân triều Nguyễn, yêu cầu các đại thần học tập chiến thuật đánh thủy của Anh và Mỹ. Qua những bản báo cáo của các phái viên từ nước ngoài về, vua Minh Mạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
được biết trong các nước phương Tây chỉ có nước Xích Mao và Ma Li Căn giỏi thuỷ chiến, tàu của họ hoặc thuận chiều gió, hoặc ngược chiều gió, đều rất nhanh nhẹn...thật đáng để học tập.
Minh Mạng cho nhập khẩu và thử chế tạo đồ vật phương Tây, học tập cái tốt của thiên hạ với ý thức học tập kỹ thuật biển tiên tiến của phương Tây. Ít lâu sau khi ông lên ngôi, ông đã dụ cho cả nước tìm những người phương Tây cư trú trong nước Việt Nam, dẫn họ sang kinh đô, cử họ về phương Tây, tìm các loại thợ về nước Việt Nam để chế tạo đồ vật, và lệnh cho thợ Việt Nam học tập kỹ thuật của họ, chế tạo tàu bọc đồng, chế tạo những đồ vật tinh xảo. Trong khi lệnh cho thợ Việt Nam phỏng theo phương Tây để chế tạo xe nước, vua Minh Mạng hạ dụ cho các Võ khố rằng: Người làm vua phải học tập cái tốt của thiên hạ, loại xe này tuy do người nước ngoài chế tạo ra, nó tinh xảo tiện việc sử dụng, học tập nó không sao cả. Nếu nói nó không đáng để học tập thì là thiển cận. Với những tư tưởng và ý thức đó, vua Minh Mạng đã ban thưởng cho những quan viên và thợ đã phỏng theo phương Tây để chế tạo xe cưa và không tiếc tiền để mua và phỏng theo để chế tạo tàu chạy bằng hơi nước. Trong quá trình chế tạo và thử máy, vua đều chú ý quan tâm theo dõi việc đó.
Vua Minh Mạng định ngạch các hạng thuyền (tức là ấn định số lượng các loại thuyền cần đóng) ở kinh sư (tức kinh đô Huế) và các địa phương trong cả nước, rồi yêu cầu các xưởng thuyền ở kinh sư và các địa phương phải đóng cho đủ số thuyền đã được định ngạch. Theo đó, vào năm 1828, ngoài 20 chiếc thuyền ngự để vua dùng, số thuyền định ngạch ở kinh sư là 379 chiếc thuyền các hạng; còn thuyền định ngạch ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
các địa phương khác trong cả nước là 1042 chiếc thuyền các hạng. [53; tr384-387]. Ngoài ra, vua Minh Mạng còn ra lệnh cho kinh sư đóng thêm 35 thuyền ngoại ngạch, phòng khi có thuyền hư hỏng, cần phải sửa chữa thì lấy thuyền ngoại ngạch bù vào cho đủ số lượng.
Triều đình cũng định ra quy thức (kích thước và kiểu dáng) cho từng hạng thuyền, thống nhất trong phạm vi cả nước. Theo đó, năm 1809, ngoại trừ thuyền ngự để vua dùng, thuyền bọc đồng, thuyền hải đạo và thuyền ván sam dùng ở kinh sư, các hạng thuyền còn lại gồm: thuyền hiệu Ba, thuyền hiệu Lãng, thuyền hiệu Hải, thuyền hiệu Dương, thuyền hiệu An, thuyền hiệu Tĩnh, thuyền hải đạo ở các tỉnh, thuyền lê, thuyền ô, thuyền châu, thuyền sai, thuyền ván sam, thuyền khoái, thuyền khinh...đều có quy thức cụ thể để các xưởng thuyền theo các quy thức đó mà đóng cho chuẩn.
Thành tựu nổi bật nhất của vua Minh Mạng là phát triển việc đóng thuyền bọc đồng theo kỹ thuật của người Pháp.
Thuyền bọc đồng là loại thuyền chiến, kích thước lớn, dùng trong thuỷ quân triều Nguyễn. Đây là loại thuyền do vua Minh Mạng học tập và tiếp thu kỹ thuật đóng thuyền chiến của phương Tây. Năm 1822, vua Minh Mạng cho mua một chiếc thuyền bọc đồng của Pháp, dài 6 trượng 5 thước 5 tấc, rộng 1 trượng 8 thước, sâu 1 trượng 2 thước 5 tấc, đưa về Huế, đặt tên là Điện Dương, để làm mẫu cho các xưởng đóng thuyền ở Huế, nghiên cứu, triển khai đóng theo mẫu thuyền này. Vua sai binh lính thuộc vệ Thần uy, vệ Chấn uy và lính thợ thuộc cơ Ngũ thuỷ và cơ Kiên chu theo mẫu tàu của Pháp đóng thử. Chiếc thuyền bọc đồng đầu tiên của triều Minh Mạng được đặt tên là Thuỵ Long. Sau khi đóng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuyền Thuỵ Long thành công, vua Minh Mạng thưởng kíp thợ 200 quan tiền và ra lệnh triển khai đóng hàng loạt thuyền bọc đồng để trang bị cho thuỷ quân. Ngoài ra, triều Nguyễn cũng đóng những chiếc thuyền bọc đồng nhưng không phải là thuyền chiến mà là thuyền dùng trong những chuyến công cán ở nước ngoài. Thuyền bọc đồng chủ yếu được đóng tại xưởng Thanh Phước ở Huế.
Thuyền bọc đồng được phân thành 4 hạng khác nhau:
- Hạng rất lớn, gồm các thuyền mang tên: Bảo Long, Thái Loan, Kim Đỉnh, Linh Phụng, Phấn Bằng. Trong đó, chiếc Bảo Long có kích thước lớn nhất, dài 9 trượng 9 thước, rộng 2 trượng 3 thước, sâu 1 trượng 7 thước.
- Hạng lớn, gồm các thuyền mang tên: Vụ Phi, Vân Điêu, Thần Giao, Tiên Ly, Thọ Hạc. Kích thước của thuyền bọc đồng hạng lớn: dài 7 trượng 2 thước, rộng 1 trượng 8 thước, sâu 1 trượng 5 thước [36, tr.364]
- Hạng vừa, gồm các thuyền mang tên: Tĩnh Dương, Bình Dương, Định Dương, Thanh Dương, An Dương (thường gọi là thuyền hiệu Dương). Kích thước của thuyền bọc đồng hạng vừa: dài từ 5 trượng 1 thước đến 6 trượng 1 thước, rộng từ 1 trượng 2 thước đến 1 trượng 3 thước, sâu 1 trượng 2 thước. [36, tr.361].
- Hạng nhỏ, gồm các thuyền mang tên: Tĩnh Hải, Bình Hải, Định Hải, Thanh Hải, An Hải (thường gọi là thuyền hiệu Hải). Trong đó, chiếc Thanh Hải dài 4 trượng 3 thước 6 tấc, rộng 1 trượng 2 tấc 3 phân, sâu 6 thước. [36, tr. 361]
Đến cuối thời Minh Mạng, triều Nguyễn có khoảng 20 chiếc thuyền bọc đồng các loại. Về sau, các vị vua kế vị có cho đóng thêm một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
số chiếc thuyền bọc đồng đặt tên là Bằng Đoàn, Chuẩn Kích, Diêu Phi, Điện Dương.
Ngoài ra, do thực tế khi lùng bắt hải tặc trên biển, quan quân triều đình sử dụng loại thuyền gỗ dài và lớn nên xoay trở chậm, còn các loại thuyền ô và thuyền lê đi kèm thì thấp bé nên khó khăn khi tác chiến. Vì thế, vua cho kết hợp hai loại thuyền ấy để đóng một loại thuyền mới, kích thước trung bình, thân bọc đồng, ưu thế hơn hai loại thuyền kia, gọi là thuyền tuần dương để tuần tiễu, canh phòng mặt biển và chống hải tặc.
Ngoài việc đóng thuyền, dưới triều vua Minh Mạng còn đề ra nhiều quy định về việc sửa chữa tàu thuyền. Năm 1824, triều đình ban hành quy định về niên hạn tu sửa tàu thuyền. Theo đó, thuyền đóng mới sau 3 năm thì tiểu tu một lần, 5 năm kế tiếp đại tu một lần, rồi 3 năm kế tiếp tiếp tục tiểu tu một lần, 5 năm kế tiếp lại đại tu một lần. Năm 1832, triều đình lại quy định 6 năm một lần tiểu tu, 6 năm kế tiếp một lần đại tu cho các hạng tàu thuyền nói chung do triều đình cho đóng. Riêng với loại thuyền bọc đồng, triều đình có những quy định rất chặt chẽ trong việc sửa chữa và thanh lý loại thuyền này. Triều Nguyễn cũng quy định cụ thể về tuổi thọ của từng loại thuyền. Theo đó, thuyền bọc đồng có tuổi thọ khoảng 15 - 16 năm, còn tuổi thọ của tàu không bọc đồng chỉ khoảng 9 - 10 năm.
Công xưởng đóng thuyền của triều nguyễn đặt tại kinh đô Huế và một số địa phương trong nước như Gia Định, Quảng Bình, Nghệ An, Nam Định...Các công xưởng này chịu sự quản lý trực tiếp của ty Doanh Thiện - cơ quan chuyên trách về việc đóng sửa tàu thuyền. Thợ đóng sửa tàu thuyền được biên chế theo chuyên môn, gồm 2 cơ: cơ Kiên Chu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và cơ Thiện Chu, được thành lập vào tháng 8 năm 1801, đến năm 1837 thì được đổi tên thành tượng cục Kiên Chu và tượng cục Thiện Chu. Tham gia vào quá trình đóng mới, tu sửa hoàn thiện tàu thuyền còn có thợ thủ công đến từ các ty thợ khác như ty thợ xẻ ván, chuyên cung cấp ván đóng thuyền; ty thợ đóng đinh thuyền, chuyên đóng các đinh tán làm bằng thép để liên kết các bộ phận của thuyền.
Công xưởng đóng thuyền được lập ở hai bên bờ sông Hương- Huế, gồm 255 xưởng lớn nhỏ, đảm trách các phần việc khác nhau theo các quy trình của kỹ nghệ đóng thuyền, chuyên sản xuất các loại tàu thuyền có kích thước, tên gọi và công năng khác nhau.
Các xưởng này không chỉ đảm trách việc đóng thuyền mới mà còn lo tu sửa tàu thuyền bị hư hỏng theo yêu cầu của nhà nước. Trong số các công xưởng đóng thuyền của triều Nguyễn ở Huế, xưởng Thanh Phước có quy mô lớn nhất, chuyên đóng thuyền bọc đồng cho triều đình Huế. Dưới triều Minh Mạng, xưởng Thanh Phước có khoảng 1 trung đoàn lính thợ chuyên đóng và sửa chữa tàu bè cho thuỷ quân hoàng gia. Ngoài xưởng đóng thuyền quy mô ở Thanh Phước, triều Nguyễn còn duy trì một xưởng đóng thuyền lớn ở Sài Gòn. Xưởng này được lập từ thời chiến tranh với Tây Sơn, tiếp tục hoạt động dưới các triều vua Gia Long và Minh Mạng.
Chính sách ưu tiên phát triển ngành đóng thuyền của những vị vua đầu triều Nguyễn đã tạo nên một diện mạo mới cho thuyền bè và