Hoạt động phòng chống hải tặc ở vùng biển Đông Bắc

Một phần của tài liệu chính sách của vua gia long và minh mạng đối với vùng biển đông bắc việt nam (1802 - 1840) (Trang 62)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.4. Hoạt động phòng chống hải tặc ở vùng biển Đông Bắc

Vào nửa đầu thế kỷ XIX, hoạt động tuần biển của thuỷ quân nhà Nguyễn đã phát huy có hiệu quả, phát hiện đánh đuổi và bắt được nhiều toán cướp biển hoạt động trong vùng biển phía Đông Bắc, đặc biệt ở vùng biển của tỉnh Quảng Yên. Với công tác tuần tra kiểm soát nghiêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngặt, lực lượng tuần tra đã kịp thời phát hiện và tổ chức đánh phá, bắt sống được nhiều toán giặc và thu nhiều khí giới.

Tại huyện Hoa Phong: Vào năm Gia Long thứ 4 (1805), giặc biển Tề Ngôi đã họp 30 chiếc thuyền lẩn vào đây để đốt và cướp bảo Phượng hoàng. Thành thần đã sai phó tướng Tiền quân là Trương Tấn Bửu đem

chu sư đi đánh đuổi. Vua dụ rằng: “Giặc biển Tề ngôi lẩn lút ở ngoài

biển, bọn ngươi nên gia tâm phòng bị. Ai bắt được thuyền giặc, thuyền lớn thì thưởng tiền 1000 quan, thuyền nhỏ thì 500 quan”. [20, tr.268]. Năm 1808, giặc biển Tề Ngôi lại đến cướp các ấp Hoàng Châu, An Phong (thuộc huyện Hoa Phong) trấn Yên Quảng. Trấn thần sai quản cơ Vũ Văn Kế đem binh đi đánh, chém được vài đầu giặc, bắt mười mấy người. Giặc tan chạy. Tống Phước Lương chia sai binh thuyền đi tuần xét, đánh bại quân giặc ở cửa Liêu, bắt được bọn giặc là Nguyễn Văn Thung 7 người và 4 chiếc thuyền. Thế giặc cùng quẫn. Đồ đảng là bọn Lương Kim Ngọc, Trần Thế Dịch đem 2 chiếc thuyền và hơn 70 người thuỷ thủ vào đầu thú ở Nghệ An. Trấn thần tâu lên. Vua sai tha tội và cho an tháp ở phố Thanh Hà. [20, tr.381]

Tại châu Vạn Ninh: Vào năm Gia Long thứ 1 (1802), Tống Phước Lương và Nguyễn Văn Vân đánh phá được giặc biển ở đây. Trước là giặc biển Tề Ngôi - Trương Á Lộc nguỵ xưng là thống binh, tụ đảng ở ngoài khơi, cướp bóc thuyền buôn, giặc Tây Sơn từng mượn sức để chống cự quan quân. Từ trận thua ở cửa biển Nhật Lệ, nó ngầm chốn ra ngoài biển Vạn Ninh, hoành hành cướp bóc. Trấn thần Yên Quảng đem việc báo lên. Vua sai Phước Lương và Văn Vân đem thuỷ quân ra để đánh. Quân đến cửa biển Vân Đồn, gặp 15 chiếc thuyền giặc, đánh phá,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chém được tướng giặc là Trịnh Thất và bè đảng rất nhiều, bắt được bọn Trương Á Lộc 11 người. Dư đảng nghe tin chạy trốn. Vua thấy mùa gió mùa nước đã muộn, cho rút quân về, hạ lệnh cho các địa phương duyên hải phòng bị nghiêm thêm, rồi sai trấn thủ Yên Quảng đưa bọn giặc bị bắt gửi giao cho Khâm Châu nước Thanh. [20, tr 50]. Năm 1803, giặc biển Tề Ngôi là tên Trạc, nguỵ xưng là Ninh Hải đại tướng quân, họp hơn 60 chiếc thuyền, lại quấy rối châu Vạn Ninh trấn Yên Quảng. Trấn thủ Lê Văn Vịnh suất binh dân đánh dẹp. Cai châu Phan Phương Khách, phó châu Phan Đình Trung, tiền tri châu Vi Quảng Vỹ tiến đánh, chém được Trạc và đồ đảng 4 người, giặc vỡ chạy. Thành thần đem việc tâu lên. Vua sai cho Phương Khách làm phòng ngự sứ, kiêm cai việc châu, cho Đình Trung làm phòng ngự đồng tri, kiêm việc phó châu và Quảng Vỹ làm phòng ngự thiêm sự, thưởng cho tiền 500 quan, thưởng khắp cho binh dân 1000 quan. [20, tr.218]. Năm 1808, ở Yên Quảng giặc nổi. Án thủ Vạn Ninh là Phan Phương Khách đánh đuổi, bắt được tướng và đồ đảng giặc hơn hai chục người. Cho Phương Khách làm thuyên uỷ sứ và thưởng cho 300 quan tiền. [20, tr.364].

Tại châu Tiên Yên và Vân Đồn: Năm 1802, trấn thần Yên Quảng là Nguyễn Hữu Đạo bắt được tư lệ giặc là Đinh Công Tuyết ở châu Vân Đồn, đóng cũi đưa về nhà trạm. Tuyết là tôi yêu của giặc Tây Sơn. Vua cho là tướng giặc vô danh nên không nỡ giết mà tha cho. [20, tr.62]. Năm Gia Long thứ 2 (1803), hơn trăm chiếc thuyền của giặc biển Tề Ngôi ra vào ở đây, lại vào cả sông Bạch Đằng, cướp bóc địa phương Kinh Môn. Nguyễn Văn Thành sai chưởng dinh Nguyên Đinh Đắc, đô thống chế Phan Tiến Hoàng, tán lý kiêm Binh bộ Đặng Trần Thường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đem quân đánh dẹp. Vua nghe báo, sai Nguyễn Văn Chương lãnh quân thuỷ bộ đến cùng Văn Thành điều độ biển binh phái thêm để phòng triệt những đường trọng yếu. Hương cống cũ triều Lê là Bùi Huy Ngọc và Nguyễn Huy Khuê người Yên Quảng họp đem thổ hào ở hai tổng Hà Nam và Hà Bắc đi theo quan binh, đánh chém được 6 đầu giặc, bắt được thiếu uý giặc là tên Vân. Thổ hào ba huyện Kim Thành, Thuỷ Đường (Bây giờ là huyện Thuỷ Nguyên tỉnh Hải Phòng) và Giáp Sơn (Bây giờ là huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương) thuộc Hải Dương cũng đều họp quân đón đánh, chém được hai đầu giặc, bắt được hơn 60 người. Thuyền giặc chạy ra biển về phía Đông. Văn Thành đem tình trạng tâu lên. Vua cho Huy Ngọc làm tham hiệp Yên Quảng, Huy Khê làm tri huyện Hữu Lũng. Các thổ hào đều được hưởng thu cai đội, đội trưởng, cai thuộc, ký thuộc, cai tổng, phó tổng khác nhau. [20, tr.144-145]. Năm Gia Long thứ 5 (1806): Thổ hào châu Vân Đồn trấn Yên Quảng là Nguyễn Đình Bá và Phạm Đình Quế bắt được bọn giặc Tề Ngôi và thuyền ghe khí giới, quan Bắc Thành đem việc tâu lên. Vua cho bọn Đình Bá làm đội trưởng, thưởng tiền 300 quan. Những giặc Thanh bắt được sai đưa trả về nước Thanh. Người Hán bị giặc bắt phải theo đều trả hết. [20, tr.271]. Tháng

11- 1833, “Hộ phủ Quảng Yên Vũ Tuấn tâu: “Có hơn 60 chiếc thuyền

đánh cá của nhà Thanh vượt qua hải phận Vân Đồn thuộc Ba Phong3 . Vua sai bộ Lễ đưa công văn sang Tổng đốc Lưỡng Quảng4

bắt họ quay thuyền về nước, cho khỏi sinh sự. Đông thời sai Vũ Tuấn sức cho các địa phận tấn sở chỉnh đốn phu và thuyền để phòng thủ” [19, tr.867].

3

Tức Hoa Phong, sau đổi Nghiêu Phong, thuộc Quảng Yên.

4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Do Quảng Yên có đường biên giới giáp với Trung Quốc nên việc giữ gìn an ninh, phòng thủ biển ở đây trở nên rất quan trọng. Chính vì vậy mà thời Gia Long và Minh Mạng đã có sự phối kết hợp với nhà Thanh trong việc lùng, bắt hải tặc. Thời Tây Sơn, nhà Thanh bên Trung Quốc tìm mọi cách dẹp yên bọn hải tặc mà chưa có cách nào hiệu quả, có gửi hịch cho Tây sơn tìm bắt, song Tây Sơn cứ lờ đi. Trong khi Nguyễn Ánh thì ngượi lại, lúc bắt được nhiều thuyền của hải tặc Tề Ngôi, quần thần lại tâu với Nguyễn Vương nên sai Ngô Nhân Tịnh đi sứ và đưa thuyền hải tặc bắt được giao cho nhà Thanh làm quà hữu hảo. Đến khi Gia Long lên ngôi, đã hợp tác chặt chẽ với nhà Thanh trừ hải tặc. Năm 1805 quan Bắc Thành tâu rằng: "Giặc biển Tề Ngôi là bọn Trịnh Năng Phát, Hoàng Long, Sĩ Tiến nhiều lần bị quan quân đuổi bắt, trốn vào động La Phù ở Long Môn nước Thanh. Đã bao lần tư cho Long Môn mà quan đấy cứ che chở. Xin gởi công văn cho tổng đốc Lưỡng Quảng để dẹp bắt" [20, tr.223]. Vua xuống chiếu trả lời rằng: “Người Thanh dung túng giặc cướp là lỗi ở họ, không nên tư báo làm chi. Duy nếu bọn giặc tụ họp thì dân ta không khỏi sợ hãi ly tán. Vậy sai trấn thần Yên Quảng đặt đồn bảo nghiêm việc phòng bị cho dân yên ổn”. [20, tr.223].

Năm Gia Long thứ 6 (1807), giặc biển tỉnh Mân nước Thanh là Thái Khiên và Chu Phần bị quan quân nước Thanh đuổi bắt, chạy trốn ra ngoài biển. Tổng đốc Lưỡng Quảng gởi thư cho Bắc Thành nói thuyền giặc đều mũi xanh cột buồm đỏ, nếu có chạy đến hải phận ta thì đón bắt cho. Thành thần đem việc tâu lên. Vua hạ lệnh cho các quan địa phương duyên hải từ Quảng Đức trở ra Bắc đều phát binh thuyền đi tuần xét.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong khi ấy bọn hải tặc người Việt chạy sang Quảng Đông bị quan quân nhà Thanh bắt trao cho Việt Nam. Như tháng 12 năm Canh Ngọ (1810), bọn cựu thần nhà Lê là Lê Du, An Ôn Bích tụ họp với bọn hải tặc Trương Bảo Tử, Trịnh Nhất Tảo bị quan quân nhà Thanh bắt được đã bị Tổng đốc Lưỡng Quảng lúc bấy giờ sai đưa trả về Việt Nam. Nhưng bọn Lê Du thác cớ xin ở lại, lại được cho ở kho Đại Hữu trong Thành tỉnh Quảng Đông. Bọn lái buôn người Thanh là Trương Tiến Thắng đã cho Tổng trấn Bắc Thành biết rõ. Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành đã gửi thư cho Tổng đốc Lưỡng Quảng yêu cầu: một là trao trả cho Việt Nam, hai là quản thúc nghiêm ngặt, chớ để sinh việc chống lại triều đình nhà Nguyễn. Quan Tổng đốc tỉnh Quảng Đông đã cho gông cổ rồi đưa bọn Lê Du hơn 30 người về Bắc Thành trị tội.

Năm 1808, hơn 80 chiếc thuyền giặc Tề Ngôi bị người Thanh đuổi bắt, trốn chạy đến ngoài biển Yên Quảng. Thành thần sai chánh thống Hữu đồn Tiền quân là Bùi Văn Thái, phó thống Tả đồn là Nguyễn Văn Trị đem binh thuyền tiến đánh, chánh quản thập cơ quân Thần võ là Trần Văn Thìn đem quân bộ đến Hải Dương tiếp ứng, chưởng dinh Trương Tiến Bửu làm điều bát nhung vụ. Bọn giặc xâm phạm sông Bạch Đằng, áp đánh trấn lỵ Yên Quảng. Trấn thủ Lê Văn Vịnh cùng với Nguyễn Văn Trị đánh lui được giặc, chém được hơn mười đầu giặc và bắt được già trẻ hơn sáu chục người. Giặc bèn đem thuyền chia đậu ở các hải phận Hải Dương, Thanh hoa và Nghệ An. Thành thần tâu lên. Vua lo bọn thổ phỉ liên lạc với hải phỉ, bèn sai Tống Phước Lương quản lãnh binh thuyền tiến đánh, lại sai Thiêm sự Lại bộ là Ngô Vị theo làm việc giấy tờ ở trong quân. [20, tr.370]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong quá trình lùng bắt hải tặc, triều đình cũng rất bao dung khi giặc đã quy thuận. Ví như: năm 1806, quan Bắc Thành tâu có giặc biển Tề Ngôi là Lâm Tổng Huỳnh sai người đến xin gọi bè đảng về hàng. Vua dụ rằng: “Giặc kia đã quy thuận, triều đình cũng bao dung, mà phương pháp xử thì cốt ở tỏ lòng thành tín. Nay nên tuyên dụ rằng chúng quả đã đổi lòng theo giáo hoá mà bỏ ác làm lành thì nên nộp hết thuyền ghe khí giới cho nhà nước. Còn của cải ở trong thuyền thì đều cho hết và cấp cho lương thực, chọn đất cho ở yên để nó chiêu dụ bè đảng về hàng, nếu không muốn thế thì tự ý cho đi” [20, tr.280].

Đối với thuyền đánh cá, thuyền buôn vi phạm vùng biển Đông Bắc, thì triều đình cho rằng nhất quyết phải đánh dẹp. Sử chép: Tháng Giêng năm 1829, Trấn Quảng Yên có hơn 300 thuyền đánh cá của nước Thanh đậu lâu ở phần biển Cát Bà. Quan Bắc Thành sai Trấn thủ Nguyễn Đoái đem hơn 20 chiếc binh thuyền thân đến nơi nói bảo họ đi. Lại sai Phó thống thập cơ Tiền quân là Lương Văn Liễu đem 15 chiếc

thuyền binh tiến theo để làm thanh ứng. Việc tâu lên, vua dụ: “Thuyền

Thanh vài trăm chiếc mà thuyền của ta chỉ có hơn 30 chiếc, nếu hắn cự lại thì lấy gì mà địch. Phái thêm binh thuyền và chở nhiều súng đạn quân nhu đi ứng tiếp. Nếu chúng nghe lời thì thôi, bằng không thì góp sức vào cố đánh dẹp” [16, tr.839]. Khi [thuyền ta] đã đến thì thuyền đánh cá đều kéo buồm chạy về phía đông. Trần Quý (Quý là người Thanh làm nghề đánh cá, năm trước bắt tên giặc biển là Lý Công Đồng giải nộp được thưởng) đem 2 thuyền đánh cá đến quan lạy tố rằng ngoài biển Đồ Sơn có giặc biển là bọn Quệ Lục (dư đảng của Công Đồng) họp đảng cướp bóc, xin tự gọi thuyền đánh cá họp nhau lại để dẹp. Thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thần tâu lên. Vua không cho, dụ rằng: “Dẹp bắt giặc biển đã có quan

quân không thể cho bọn ấy mượn tiếng họp đảng mà đóng ở hải phận hoặc sẽ sinh chuyện lôi thôi. Trần Quý nếu có thể ở ngoài biển hoặc ở bờ cõi nước Thanh, gặp giặc bắt sống đem dâng, sẽ được khen thưởng rất hậu thì chẳng hại gì” [16, tr.839].

Những quan chức của triều đình không làm trọn nhiệm vụ gìn giữ an ninh trên biển thì đều bị phạt. Tháng 6 - 1829, giặc biển ở Quảng Yên là bọn Quệ Lục, họp hơn 10 chiếc thuyền vây thuyền buôn đậu ở vụng Vạn Thổ. Tham hiệp Phan Thế Chấn ở châu Tiên Yên nghe báo

đến cứu. Bọn giặc rút đi. Thành thần đem việc tâu lên. Vua nói: “Miền

biển thuộc hạt thành, trước thuyền giặc vẫn thường ra vào, đã từng sức cho thành trấn tra bắt, đến nay lại còn có bọn giặc sinh sự như thế, thì gần nay, làm được việc gì? Chẳng qua vâng mệnh cho qua chuyện thôi”

[16, tr.871]. Vua phạt bổng các quan thành và trấn, sai phái thêm binh thuyền đi lùng bắt.

Được vài ngày, giặc lại đến cướp thuyền buôn ở cửa Đầm Hà. Trấn thần sai Cai đội Hữu quân là Nguyễn Văn Đức đem binh ứng tiếp. Đức mới gặp giặc, thì bỏ thuyền chạy. Bọn giặc bèn vào sở thuế quan cửa rừng Cẩm Phả cướp hết tiền thuế, binh khí, sổ sách rồi đi.

Vua cho Thế Chấn là ra trận không biết điều độ, cách lưu Trấn thủ Nguyễn Văn Đoái giáng 4 cấp, thự Hiệp trấn Lê Đạo Quảng giáng 3 cấp; Nguyễn Văn Đức vì rụt sợ lui, xử trảm giam hậu. Bấy giờ Đoái thân hành đốc suất quan binh thành trấn đuổi đánh đến cửa Mô Hải, cướp được 3 chiếc thuyền, chém được hơn 10 đầu giặc, bắt sống hơn 10 tên, thu được khí giới rất nhiều. Giặc chạy trốn xa. Được tin thắng trận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vua dụ thưởng trả lại cho Nguyễn Văn Đoái 3 cấp, các quan binh ra trận đều được gia thưởng phẩm cấp, kỷ lục tiền bạc theo thứ bậc. Người đánh giặc mà chết hay bị thương thì cấp tuất. Tướng giặc là Lục Quệ sau bị Trần Quý bắt được, giải sang nước Thanh [16, tr.871-872].

Rồi, để tăng cường phòng thủ vùng biển Đông Bắc, thì cần phải xây đặt thêm nhiều đồn canh gác, pháo đài. Vua dụ hai bộ Hộ, Binh rằng: “Miền đất duyên hải Hải Dương và Quảng Yên thuộc hạt Bắc Thành, phần nhiều là nơi đầm vực để cho giặc biển ẩn nấp, mà trong đó thì Đồ Sơn ở Hải Dương lại càng xung yếu, trẫm từng hạ lệnh cho thành thần chọn đất đặt đồn, đó là muốn trừ tuyệt giặc giã để dân ở yên. Rồi vì việc bắt giặc hơi thư nên lại đình chỉ, nay hai trấn ấy tăng thêm ngạch thuyền, đủ để tuần phòng, nên dụ sai thành thần phái người đi xem trên dải Đồ Sơn, chỗ nào nên đặt pháo đài thì đem binh đến đóng giữ để trấn áp bờ bể, đất Quảng Yên chỗ nào nên đặt đồn trấn giữ thì bàn tâu một thể” [16, tr.874].

Thành thần hội đồng với các tào thần bàn tâu, cho là: “Đặt pháo đài thì phải có thuyền bè mới có thể phòng vệ nghiêm được. Một dải Đồ Sơn, đều không có chỗ nào có thể đậu được thuyền, thì pháo đài nghĩ nên đặt đúng nơi ấy trong sông ngoài biển, bốn phương năm ngả đều thông, không thể không phòng bị được. Gần đây, có 2 xã Minh Liễn, Thù Du, đất giáp ngã ba sông, phía đông có các trấn Dâm Hải, Khôi Hải và Nam Triệu, phía tây có sông Hương La, phía nam có đò Giai, đò Hồng, phía bắc có các sông Đạt Cung, Đạt Cấm đều chảy về đấy, nhánh sông nhiều ngả, bọn gian thường ẩn nấp ở đấy thật là xung yếu, mà ở đấy có thể để thuyền. Xin đặt một đồn lớn phái một viên Quản cơ ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu chính sách của vua gia long và minh mạng đối với vùng biển đông bắc việt nam (1802 - 1840) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)