Biện pháp6: Tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của người hiệu trưởng

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường thpt yên phong số 2 đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp (Trang 68)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.6. Biện pháp6: Tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của người hiệu trưởng

trong công tác xây dựng đội ngũ

3.2.6.1. Mục tiêu

Bản chất của hoạt động quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích của nhà quản lý giáo dục đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng khác trong xã hội nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên, đó là sự tác động của nhà quản lý đến đội ngũ giáo viên và các lực lượng khác nhằm thực hiện mục tiêu tăng tiến cả về số lượng và chất lượng đội ngũ.

Hiệu trưởng là một thành viên trong đội ngũ, vừa là chủ thể vừa là đối tượng của hoạt động quản lý giáo dục. Cho nên, người hiệu trưởng phải hội tụ đầy đủ những phẩm chất của một nhà giáo và một nhà quản lý, phải là nhà giáo giỏi, nắm chắc các quy luật dạy học và có bản lĩnh chỉ đạo công việc theo quy luật đó.

Những phẩm chất cần có, việc làm cần thiết ở người hiệu trưởng đối với công tác xây dựng đội ngũ được chúng tôi đề cập ở các nội dung chủ yếu dưới đây.

3.2.6.2. Nội dung chủ yếu

3.2.6.2.1. Gương mẫu về mọi mặt trước tập thể giáo viên:

Hiệu trưởng có nhiệm vụ quản lý giáo viên, nhân viên , học sinh; quản lý chuyên môn; phân công công tác; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên.

Bất kể ở tổ chức nào, thời kì nào thì vai trò của người thủ trưởng cũng cực kì quan trọng. Người lãnh đạo giỏi là người thu hút, tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia cùng mình thực hiện nhiệm vụ.

Mọi người trong tổ chức thường đánh giá nhận xét lãnh đạo của mình ở cặp phạm trù „„ Lời nói - việc làm ‟‟. Chính việc làm của người lãnh đạo đã nói lên tất cả các việc mình cần nói. Người lãnh đạo gây được uy tín đối với đội ngũ chính từ những công việc cụ thể, như việc tôn trọng, gương mẫu thực hiện nghiêm túc nội quy, quy quy định cơ quan, công tác giảng dạy và quản lý, chỉ đạo chuyên môn, phong cách sinh hoạt, cư xử với đồng chí, đồng nghiệp.

Cho nên có thể nói, gương mẫu về mọi mặt trước tập thể giáo viên là một trong những biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý. Mọi thành viên trong tập thể đều hướng về và làm theo người lãnh đạo. Người ta thường nói „„ Thủ trưởng nào, phong trào đấy‟‟ là như vậy. Nếu đơn vị nào người thủ trưởng tích cực, lăn lộn với công việc, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào thì sẽ thu hút được giáo viên tích cực hoạt động, phong trào của đơn vị đó luôn mạnh mẽ và đạt được kết quả cao. Ngược lại, nếu người thủ trưởng kém nhiệt tình, ngại gian khó thì phong trào của đơn vị luôn kém phát triển, kết quả thấp.

3.2.6.2.2. Chỉ đạo sát sao quá trình giáo dục và giảng dạy của giáo viên

Nhiệm vụ chính trong nhà trường là giảng dạy, giáo dục, học tập. Người giáo viên lại được đánh giá là đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục. Cho nên người hiệu trưởng cần phải chỉ đạo sát sao quá trình giảng dạy, giáo dục của giáo viên.

Quản lý quá trình dạy học là quản lý một hệ thống toàn vẹn bao gồm các nhân tố cơ bản: Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, thầy và hoạt động dạy, trò và hoạt động học, các phương pháp và phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Quá trình dạy học vận động và phát triển là do các yếu tố cấu thành của nó vận động và tương tác với nhau. Vì vậy trong quản lý dạy học vừa phải làm sao cho mỗi nhân tố có được lực tác động đủ mạnh, vừa đảm bảo sự vận động nhịp nhàng, hài hoà thống nhất của toàn bộ quá trình. Điều này đỏi hỏi người quản lý phải có nghệ thuật quản lý.

Hiệu trưởng được giao trách nhiệm quản lý giáo dục, trước hết phải là nhà giáo dạy giỏi, không nhất thiết phải là người giỏi nhất, nhưng nhất thiết là phải dạy giỏi. Phải là nhà giáo giỏi thì mới có đủ thực tiễn bản thân để hiểu thế nào là dạy giỏi, là học giỏi, do đó mới có được sự nhạy cảm phân biệt đúng ,sai để có ý kiến quyết định đúng đắn của mình, sau khi đã lắng nghe ý kiến của những người khác, và dám chịu trách nhiệm về ý kiến của mình, đồng thời có đủ lòng tin vào ý kiến đó để kiên trì chỉ đạo thực hiện cho đến nơi đến chốn.

Nhiều người cho rằng đội ngũ nhà giáo đứng lớp quyết định chất lượng giáo dục. Nói như vậy là chưa thấy hết vai trò của người quản lý. Một nhà giáo đứng lớp giỏi không thể tự do chạy theo ý riêng của mình mà phải tuân thủ các quy định của các cấp quản lý. Nếu người quản lý không hiểu rõ thế nào là dạy giỏi, học giỏi, ông ta có thể bó tay người đứng lớp giỏi bằng những chủ trương không thích hợp.

Người hiệu trưởng, cùng với công tác quản lý, cần chú trọng đến việc tham gia trực tiếp giảng dạy trên lớp. Một mặt là để trau dồi kiến thức, kĩ năng sư phạm, cập nhật với nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, tránh lạc hậu, tụt hâu. Mặt khác thông qua giảng dạy, người hiệu trưởng mới chia sẻ cùng giáo viên niềm vui của nghề dạy học, thông cảm với cái khó, cái khổ của người dạy học...

Để chỉ đạo sâu sát quá trình giảng dạy, người hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn cùng các tổ chuyên môn, dự giờ thăm lớp giáo viên, lắng nghe ý kiến đánh giá phản ảnh của các tổ chuyên môn về

công tác giảng dạy, giáo dục của giáo viên để từ đó căn cứ đề ra chủ trương, giải pháp thực hiện phù hợp.

3.2.6.2.3. Tạo ra sức hút, chất keo kết dính tập thể sư phạm thành một khối đoàn kết thống nhất

Người quản lý giỏi phải hình thành nên một mạng lưới các mối quan hệ tiếp xúc. Những tiếp xúc liên hệ khi phải thực hiện vai trò đại diện hay vai trò liên hệ sẽ khiến người quản lý thu được những thông tin quý báu. Do có những quan hệ, tiếp xúc như vậy, người quản lý trở thành tế bào thần kinh trung ương của tổ chức.

Một trong những kĩ năng cần phải bàn đến ở người quản lý là kĩ năng liên nhân cách, bao gồm khả năng lãnh đạo chỉ dẫn, động viên, sử lý xung đột và làm cùng mọi người. Người quản lý có kĩ năng liên nhân cách giỏi sẽ là người biết đến động viên, khuyến khích thúc đẩy người dưới quyền mình tham gia vào quá trình ra quyết định, để họ tự thể hiện mình, tự trình bày quan điểm của mình mà không e ngại bị bẽ bàng. Đó là những người biết tôn trọng quý mến người khác và được mọi người quý mến tôn trọng.

Người hiệu trưởng cũng phải phấn đấu là người quản lí giỏi. Một mặt phải tích tực tự học, tham gia bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí nhà nước, quản lí giáo dục, người hiệu trưởng còn học qua đồng nghiệp, biết lắng nghe và biết tự điều chỉnh. Tổ chức sinh hoạt cụm giữa ban giám hiệu các nhà trường để trao đổi kinh nghiệm quản lí về tổ chức và quản lí hoạt động dạy tốt. Có như vậy người hiệu trưởng mới có thể linh hoạt trong chỉ đạo thực hiện hoạt động thi đua dạy tốt - học tốt trong nhà trường.

Hàng ngày, người hiệu trưởng thu thập được các thông tin từ các tổ khối chuyên môn, từ giáo viên và phải xử lý. Những thông tin cơ bản là chính xác, tuy nhiên cũng có thông tin sai lệch, thiếu chính xác.

Người hiệu trưởng nếu sử lý hài hoà mọi thông tin, mọi tình huống đảm bảo tính công bằng, khách quan sẽ gây được niềm tin, uy tín trong đội ngũ.

Cùng với tinh thần gương mẫu về mọi mặt trước đội ngũ, người hiệu trưởng nghiễm nhiên tạo ra sức hút, chất keo kết dính tập thể sư phạm thành một khối đoàn kết thống nhất.

3.2.6.2.4. Xây dựng tập thể biết học hỏi, kích thích phong trào tự học

Nhà trường của thế kỉ 21 là nhà trường của nền kinh tế tri thức, của xã hội tri thức, vì vậy việc tổ chức và quản lý nhà trường phải dựa trên một cơ sở „„động‟‟, biết học hỏi để phát triển.

Những đặc điểm chủ yếu của một nhà trường như vậy, bao gồm:

- Quan điểm chung - Tầm nhìn chung được các thành viên chia xẻ, tạo nên một văn hoá có bầu không khí tích cực của nhà trường hướng tới đạt mục tiêu của nhà trường trong việc giáo dục, đào tạo học sinh.

- Tập trung mọi chú ý và nỗ lực của tập thể nhà trường vào quá trình học tập của học sinh, coi đó là sứ mệnh chủ yếu của mình.

- Kiểm tra giám sát và đánh giá thường xuyên những tiến bộ của mỗi học sinh với sự tham gia của tập thể sư phạm thông qua những biện pháp và hình thức thích hợp, tạo nên thông tin phản hồi tích cực và rõ ràng đối với người học nhằm động viên, khuyến khích những nỗ lực của các em.

- Hình thành không khí học tập tích cực, môi trường sư phạm hấp dẫn và có trật tự nhằm khuyến khích học sinh hăng say học tập và có cả sự an toàn trong học tập, có nghĩa các em được cổ vũ, khích lệ tự tìm kiếm phát hiện, cho phép mạo hiểm trong hoạt động học tập, giúp học sinh thu được trí thức và kinh nghiệm cả trong những thành công cũng như từ những thất bại mà họ mắc phải.

- Dạy học có chủ định rõ ràng, có tính hiệu nghiệm cao với việc sử dụng các thủ pháp và các kỹ thuật sư phạm thích hợp cũng như các tài liệu học tập, các bài giảng được xây dựng công phu và có hiệu quả.

- Những kỳ vọng cao được đặt ra đối với học sinh đòi hỏi các em có thể và phải học tập tốt, khiến học sinh tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình và tạo nên trong các em một tâm lý không thoả mãn với thành tích đã có. Nhà trường biết tổ chức học hỏi là nhà trường còn phải chú ý đến việc ghi nhận và biểu dương kết quả học tập của học sinh qua mỗi kỳ học, năm học.

- Lãnh đạo quản lý nhà trường có tính chuyên nghiệp cao là người lãnh đạo hoặc tập thể lãnh đạo nhà trường phaỉ dành ưu tiên cao nhất, có mục đích cho

chuyên môn của nhà trường, phải theo dõi giám sát thường xuyên các chương trình dạy học, dành thời gian và công sức vào việc cải thiện hoạt động dạy học, giúp đỡ hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học. Đặc biệt quan tâm hướng dẫn dìu dắt đội ngũ về phương pháp giảng dạy.

- Tạo dựng mối quan hệ vững chắc và hợp tác với gia đình, cha mẹ học sinh và những đối tác khác của nhà trường, hiểu rõ giá trị của những đóng góp của cha mẹ học sinh vào những đối tác khác vào sự tiến bộ trong học tập của học sinh. Huy động cha mẹ học sinh và các đối tác khác cùng tham gia vào quá trình ra quyết định không chỉ về sự hỗ trợ nhà trường, mà còn về những vấn đề liên quan đến các chương trình học tập.

- Xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi, nghĩa là nhà trường phải bao gồm các thành viên biết nội dung sau:

+ Suy nghĩ, tư duy một cách hệ thống. + Có quan điểm, tầm nhìn chung.

+ Có mô hình tinh thần với tính thách thức cao. + Biết học hỏi theo nhóm

+ Biết làm chủ bản thân.

- Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của học sinh để các em có thể tham gia vào các hoạt động của nhà trường cũng như trong cộng đồng một cách tự giác và có kết quả.

Căn cứ vào các đặc điểm trên, hiệu trưởng trường THPT Yên Phong số 2 cần xây dựng lộ trình từ nay đến 2015, thực hiện từng công việc ở từng thời kì, từng giai đoạn phát triển của nhà trường nhằm xây dựng tập thể biết học hỏi, kích thích phong trào tự học. Trong đó cần quan tâm thực hiện các nội dung:

- Chỉ đạo sát sao công tác dạy học, giáo dục của giáo viên. Dạy học có chủ định rõ ràng, có tính hiệu nghiệm cao với việc sử dụng các thủ pháp và các kỹ thuật sư phạm thích hợp cũng như các tài liệu học tập, các bài giảng được xây dựng công phu và có hiệu quả.

- Người lãnh đạo hoặc tập thể lãnh đạo nhà trường phaỉ dành ưu tiên cao nhất có mục đích cho chuyên môn của nhà trường, phải theo dõi giám sát thường xuyên các chương trình dạy học, dành thời gian và công sức vào việc cải thiện hoạt động dạy học, giúp đỡ hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học. Đặc biệt quan tâm hướng dẫn dìu dắt đội ngũ về phương pháp giảng dạy.

3.2.6.2.5. Phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố mới để tạo dựng nòng cốt chuyên môn cho trường và cho công tác quản lý nhà trường

Trong điều kiện trường mới thành lập, chủ yếu là giáo viên trẻ, việc phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố mới để tạo dựng nòng cốt chuyên môn và cho công tác quản lí nhà trường được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Trong 6 năm, nhà trường đã phát hiện bồi dưỡng được 5 đồng chí tổ trưởng chuyên môn. Hiện nay các đồng chí đều là nhân tố nòng cốt ở các tổ chuyên môn và có trách nhiệm tiếp tục phát hiện bồi dưỡng các nhân tố trẻ trong tổ mình cho nhà trường. Do đó, hàng năm số lượng giáo viên vững vàng về chuyên môn ngày càng tăng, đủ điều kiện để giao lưu học tập, trao đổi lẫn nhau trong đơn vị, mà việc này những năm học trước không thể làm được., Có thể nói, mặc dù các đồng chí còn rất trẻ, tuổi nghề ít (6 năm công tác), song qua từng năm được bồi dưỡng, các đồng chí đã chững chạc trong cương vị tổ trưởng điều hành tổ chuyên môn, góp phần tích cực cùng nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ các năm học.

Trong công tác quản lí đội ngũ, hiệu trưởng cần nắm bắt, chỉ đạo đội ngũ tổ trưởng và sử dụng tốt đội ngũ giáo viên cốt cán cho các bộ môn. Nhữmg giáo viên này có năng lực chuyên môn vững, phẩm chất đạo đức tốt, công tâm, có đủ uy tín và sức thuyết phục đối với tập thể. Chính đội ngũ này giúp cho hiệu trưởng trong công tác công tác kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với học sinh. Mặt khác họ còn đề xuất các giải pháp giúp hiệu trưởng điều chỉnh về quản lí nhằm hướng tới nâng cao chất lượng dạy học một cách thực chất (cả về tri thức và nhân cách).

3.2.6.3. Mối quan hệ của các nhóm biện pháp

Theo những phân tích ở phần trên, mỗi biện pháp có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT

Yên Phong số 2. Những biện pháp quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Yên Phong số 2 là thành phần của một hệ thống nhất, quan hệ hữu cơ với nhau, tương tác lẫn nhau để thúc đẩy quá trình, nâng cao hiệu quả quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Yên Phong số 2. Nếu đứng độc lập, mỗi biện pháp sẽ mất đi nhiều tác dụng đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên. Trong các biện pháp đó, việc xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường THPT Yên Phong số 2 theo định hướng chuẩn nghề nghiệp đóng vai trò then chốt. Bởi lẽ, chuẩn nghề nghiệp là căn cứ để quy hoạch, tuyển dụng, đánh giá, đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên trường THPT Yên Phong số 2.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường thpt yên phong số 2 đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp (Trang 68)