6. Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa
3.2.6 Sự tăng giảm cân sau mở thông dạ dày 1 tháng
Bảng 3.11 Tăng giảm cân sau mở thông dạ dày 1 tháng
Thay đổi cân nặng Số BN Tỷ lệ %
Tăng cân 47 72,3%
Giảm cân 13 20,0%
Không thay đổi 5 7,7%
Tổng 65 100,0%
CHƯƠNG IV BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm bệnh nhân 4.1.1 Đặc điểm về giới
Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ nam/nữ rất chệnh lệch, nam 96,9%, nữ 3,1%. Điều này phản ánh mô hình bệnh tật của BN ung thư được MTDD, phần lớn bệnh nhân ung thư MTDD là ung thư thực quản, ngoài ra có ung thư hạ họng, ung thư gốc lưỡi là những bệnh ung thư mà nam giới chiếm ưu thế, các bệnh này thường có yếu tố thuận lợi và nguy cơ cao liên quan đến rượu và thuốc lá. Trên lâm sàng, khi hỏi bệnh khai thác tiền sử bệnh ung thư thực quản đa số bệnh nhân đều có nghiện rượu trong một thời gian dài. Uống rượu và thuốc lá lâu dài dẫn đến bỏng mạn tính đường tiêu hóa trên (khoang miệng, hạ họng, thực quản, tâm vị dạ dày) lâu ngày dẫn đến phát sinh bệnh ung thư. Trong nghiên cứu này chỉ có 2 bệnh nhân là nữ (một bệnh nhân bị bệnh lymphoma chèn ép thực quản gây nuốt nghẹn và một bị ung thư gốc lưỡi lan rộng).
4.1.2 Đặc điểm về tuổi
Bảng 3.1 và biểu đồ 3.2 cho thấy lứa tuổi 50-59 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 38,5%, tiếp đến lứa tuổi ≥ 60 chiếm 33,8%, lứa tuổi 40-49 chiếm 23,1%, lứa tuổi ≤ 40 chiếm tỷ lệ rất thấp 4,6%. Phản ánh mô hình bệnh ung thư theo lứa tuổi, bệnh ung thư thực quản, hạ họng, gốc lưỡi hay gặp ở lứa tuổi trung niên và tuổi già, hiếm khi gặp ở lứa tuổi trẻ tuổi. Theo Nguyễn Đại Bình ung thư thực quản hay gặp lứa tuổi >50, hiếm gặp lứa tuổi <40 [1]. Theo Trần Thị Hợp và Nguyễn Quốc Bảo ung thư hạ họng và ung thư khoang miệng hay gặp lứa tuổi 50-60 tuổi [6], [2]. Trải qua thời gian dài chịu tác động của các yếu tố gây bệnh (rượu, thuốc lá) các tế bào đột biến thành các tế bào bất thường nhân lên và phát triển thành khối u.
4.1.3 Đặc điểm về bệnh tật
Bảng 3.2 và biểu đồ 3.3 cho thấy bệnh ung thư thực quản chiếm ưu thế (86,4%), còn lại các bệnh khỏc ớt gặp, ung thư hạ họng (7,7%), ung thư gốc lưỡi
(4.6%), u lymphụ (3.1%). Thực quản là đoạn đầu ống tiêu hóa dài khoảng 25-30cm đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày, ống thực quản hẹp nên khối u dễ gây tắc, đôi khi khối u giai đoạn sớm cũng gây tắc. Ban đầu bệnh nhân cảm giác nuốt vướng, sau đến ăn cơm hay các chất khô bị nghẹn dần dần nghẹn cả thức ăn lỏng bệnh nhân chỉ ăn được ớt chỏo sữa rải rác, nặng hơn nữa bệnh nhân uống nước cũng bị sặc. Hơn nữa bệnh nhân ung thư thực quản thường phải mở thông dạ dày nuôi dưỡng trong quá trình tia xạ hoặc sau tia xạ một thời gian để tránh tình trạng suy kiệt do không cung cấp đủ dinh dưỡng [1] [14]. Những ung thư khác như ung thư hạ họng, ung thư gốc lưỡi và một số ung thư khác chỉ MTDD khi u lan rộng hay chèn ép gây khó nuốt.
4.1.4 Thể trạng chung
Bảng 3.3 và biểu đồ 3.4 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đi lại kém chậm chạp chiếm tỷ lệ khá cao 53,8%, có 1 BN không đi lại được (1,6%) do tình trạng suy kiệt lâu dài, trường diễn, suy dinh dưỡng cộng với tình trạng bệnh nặng, mặc dù đã được truyền dịch, đạm bổ trợ nhưng vẫn không đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Quan sát bệnh nhân đi lại, cũng như giao tiếp giữa bệnh nhân và điều dưỡng để đánh giá thể trạng của bệnh nhân, bệnh nhân đi lại kém chậm chạp do quá trình thiếu năng lượng trường diễn kết hợp với tình trạng bệnh nặng. Đa số bệnh nhân MTDD có suy kiệt, không ăn uống được hay ăn uống kém trong một thời gian dài hơn nữa đa số bệnh nhân ở giai đoạn muộn, cơ thể còn mất chất dinh dưỡng cho khối u vì vậy tỷ lệ bệnh nhân gày yếu đi lại chậm chạp cao.