Dùng máy để hút bùn đáy ao nuôi (xiphong đáy)

Một phần của tài liệu Tài liệu Kĩ thuật nuôi tôm sú trên cát doc (Trang 28 - 30)

-Việc sử dụng phương pháp này được bắt đầu tiến hành từ tháng thứ 2 của vụ nuôi và cứ 15 ngày thì tiến hành 1 lần.

-Sử dụng phương pháp này phải kết hợp với việc châm thêm nước cho ao nuôi từ ao xử lý vì khi hút bùn ra sẽ làm cho ao nuôi bị hụt nước.

4.2/ PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC.

-Phương pháp này đơn giản và thường dùng . -Các chất hoá học hay sử dụng là :

+Thuốc tím (KMnO4), oxid sắt (Fe2O2) để khử khí độc hydrosulfua (H2S) phát sinh từ đáy ao.

+Vôi tôi (CaO) và nước oxy già (H2O2) để tạo nhanh oxy cho ao nuôi, hấp thu nhanh ammoniac (NH3).

-Các chất hoá học được tổng hợp trong các sản phẩm như: Zeolite, Daimetin… giúp người nuôi dễ dàng sử dụng và nâng cao hiệu quả.

+Dùng Zeolite: Vào tháng đầu vụ thì 7-10 ngày sử dụng 1 lần với liều lượng 40-60 kg/ 5.000m2, tháng cuối vụ thì 3-5 ngày sử dụng một lần với liều lượng 40-60 kg/ 5.000m2.

+Dùng Daimetin: Thời gian sử dụng giống như Zeolite nhưng với liều lượng 80-100 kg/ lần.

-Dùng phương pháp hoá học này chỉ cho kết quả tạm thời, chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian ngắn, do đó người nuôi phải sử dụng nhiều lần, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao.

-Là phương pháp sử dụng sự hoạt động của vi sinh vật tại vì vi sinh vật có khả năng phân huỷ các chất hữu cơ từ thức ăn thừa, phân tôm, và xác phiêu sinh vật ở ao nuôi cho nên lượng bùn giảm một cách tự nhiên.

-Cần dùng các men vi sinh theo định kì và xuyên suốt vụ nuôi, bắt đầu dùng từ ngày thứ 7 của vụ nuôi trở đi, và cứ 15 ngày sử dụng 1 lần.

-Các loại men vi sinh thường được sử dụng là: Ecomarine, Enviroment AC, Super VS, EM.

-Dùng phương pháp sinh học này rất có hiệu quả, đồng thời cũng là một biện pháp phòng bệnh, có nhiều tác động tốt trong việc điều chỉnh và giữ ổn định màu nước, độ PH.

-Nhưng nhược điểm của phương pháp này là không kiểm tra được số lượng vi sinh vật thực tế trong ao, nếu mật độ vi sinh vật phát triển quá lớn thì chúng lại trở thành đối tượng cạnh tranh với tôm.

V/ BỆNH TÔM .

Một phần của tài liệu Tài liệu Kĩ thuật nuôi tôm sú trên cát doc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)