Tại Việt Nam, nguồn điện Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam chủ
yếu từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc, sát biên giới Việt Nam. Đường nhập
khẩu về chủ yếu thông qua các tỉnh biên giới như Lào Cai, Hà Giang.
Khu vực 5 tỉnh phía Nam Trung Quốc hiện đang xuất khẩu điện sang Việt
Nam là 5 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu và Hải Nam. Đây
là khu vực có địa hình phức tạp nhiều núi cao, là nơi tập trung số lượng lớn các
dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc xây
dựng nguồn điện, quản lý và vận hành hệ thống điện truyền tải, phân phối tại đây làTập đoàn Điện lực Phương Nam – CSG (China Southern Grid Company).
Hình 2.1: Bản đồ địa lý khu vực miền Nam Trung Quốc15
15CSG, Update For CSG Power Grid Planning & GMS Cooperation Projects, ADB, Thailand 2009
5,34 nghìn tỷ Nhân dân tệ, chiếm 17,7% GDP toàn Trung Quốc. Dân số 236
triệu người, chiếm 17,8% dân số Trung Quốc.
Tỉnh Quảng Đông có khoảng 83 triệu người, cả tỉnh có 53 dân tộc trong đó có 0,7% dân tộc thiểu số. Diện tích của cả tỉnh khoảng 178000km2. Tỉnh
Quảng Đông là một trong những tỉnh duyên hải của Trung Quốc, tiếp giáp với
Hồng Kông, Quảng Tây, Ma Cao, Giang Tây, Hồ Nam và Phúc Kiến. Thủ phủ
tỉnh Quảng Đông là thành phố Quảng Châu. Là khu vực có hàm lượng khoáng
sản trong rất phong phú, qua khai thác phát hiện được hơn 116 loại khoáng sản
khác nhau.
Tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam là hai tỉnh tiếp giáp với Việt Nam. Thủ
phủ của tỉnh Quảng Tây là thành phố Nam Ninh (Nanning), thủ phủ của tỉnh
Vân Nam là thành phố Côn Minh (Kunming). Khu vực Quảng Tây cònđược gọi
là khu tự trị dân tộc Zhuang, đây là khu vực tập trung sinh sống của đa số dân
tộc Zhuang và dân tộc Dao của cả nước Trung Quốc. Tỉnh Quảng Tây có đường
biên giới tiếp giáp với Việt Nam dài gần 637km. Quảng Tây là khu vực tập
trung nhiều sông lớn có giá trị xây dựng các nhà máy thủy điện, khả năng cung
cấp 81 tỷ kWh/năm từ thủy điện, đây cũng là khu vực có trữ lượng khoáng sản
phong phú của Trung Quốc. Tỉnh Vân Nam gồm nhiều núi non hiểm trở tạo thành, đây là nơi bắt nguồn của con sông Hồng của Việt Nam. Đặc điểm địa
hình Vân Nam phức tạp, cao về phía bắc (phía bắc cao hơn mặt nước biển từ
3000- 4000m, đặc biệt có nơi cao đến 6740m) thấp dần về phía nam (phía nam cao hơn mặt nước biển khoảng 1500- 2200m). Vân Nam luôn được coi là khu vực được thừa hưởng nhiều sự ưu đãi của thiên nhiên, nguồn tài nguyên về động
thực vât và khoáng sản quý đều nhiều và nổi tiếng bởi các loại cây thuốc đông y.
Vân Nam có 52 dân tộc trong số 56 dân tộc. Theo con số thống kế của tỉnh, năm
2004 cả tỉnh có xấp xỉ 45 triệu người. Tính trong năm 2004 cả tỉnh đã đạt được
tổng giá trị xuất nhập khẩu là 3,75 tỷ USD.
Tác giả: Quỳnh Giao 45 Tỉnh Quý Châu (Guizhou): với thủ phủ là thành phố Quý Dương dân số
xấp xỉ 40 triệu dân (tính đến năm 2007), tiếng địa phương là tiếng Tây Nam Quan Thoại. Quý Châu nằm về phía Tây Nam Trung Quốc. Diện tích của cả tỉnh
vào khoảng 160 ngàn km2, cả tỉnh có hơn 980 con sông có chiều dài lớn hơn 10 km. Đây là nguồn tài nguôn dồi dào cung cấp cho thủy điện của cả nước, lượng điện mà Quý Châu cung cấp từ nguồn thủy điện chiếm 4,4% tổng sản lượng điện
cả nước. Quý Châu còn được gọi là “ Biển than Tây Nam” do có trữ lượng than
khoảng 49 tỷ tấn và là nơi có chất lượng than tốt nổi tiếng cả nước. Tổng công
suất nguồn nhiệt điện của Quý Dương là 13.240 MW.
Tỉnh Hải Nam là tỉnh cực Nam Trung Quốc, bao gồm nhiều đảo, trong đó đảo lớn nhất được gọi là đảo Hải Nam (Hải Nam Đảo). Tỉnh lỵ là thành phố Hải
Khẩu. Đảo Hải Nam là đảo lớn nhất dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc. Toàn tỉnh Hải Nam có dân số khoảng gần 8.200 nghìn người, diện tích 33.920km2, gần nhỏ nhất Trung Quốc. Nguồn thu nhập chính của tỉnh Hải Nam là các sản
phẩm nông nghiệp. GDP năm 2006 là 122,96 tỉ Yuan (Nhân dân tệ), chỉ bằng 0,5%
nền kinh tế cộng hòa nhân dân Trung Quốc. Vào năm 2007, thu nhập trên đầu người của đảo Hải Nam là 14631 Yuan.