Vai trò của nhập khẩu điện từ Trung Quốc vào Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM VÀ NHU CẦU NHẬP KHẨU ĐIỆN TỪ TRUNG QUỐC (Trang 44)

Qua thực tế vận hành các năm gần đây như đã nêu tại các mục 1.2, 1.3, ta có thể thấy rằng nhu cầu mua điện Trung Quốc rất cao trong tất cả các thời điểm trong năm. Điển hình như năm 2009, sản lượng và công suất mua từ lưới điện

Trung Quốc trong 6 tháng mùa khô: công suất cực đại 650 MW, sản lượng trung

bình ngày 10 tr.kWh/ngày. Vào 6 tháng cuối năm, để tích nước các hồ thuỷ điện

miền Bắc công suất mua tăng đến 750 MW, sản lượng trung bình ngày 12 tr.kWh/ngày. Tổng sản lượng mua điện trung Quốc năm 2009 đạt 4,1 tỷ kWh14.

Hơn nữa, phân tích thực tế tình hình vận hành lưới điện truyền tải cũng

cho thấy nếu vẫn tiếp tục vận hành hệ thống điện quốc gia theo xu hướng như

hiện nay, hệ thống truyền tải điện 500kV sẽ không đáp ứng được nhu cầu phụ

tải, dẫn tới miền Bắc thiếu điện trầm trọng. Chỉ trong hai năm 2009 và 2010, việc cắt điện tràn lan đã gây ra rất nhiều phản ứng trong dư luận. Do đó, việc

tiếp tục kéo dài tình trạng thiếu điện sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư

tại Việt Nam.

Thực tế hiện nay, đầu tư vào khâu phát điện có suất đầu tư rất lớn. Có thể

lấy ví dụmột số loại hình nhà máyđiện hiện nay: Thủy điện có suất đầu tư trung

bình 35 tỷ VNĐ/MW, nhiệt điện chạy than có suất đầu tư khoảng 23 tỷ VNĐ/MW (than nội địa), nhiệt điện tua bin khí chu trình hỗn hợp có suất đầu tư

khoảng 15 tỷ VNĐ/MW. Như vậy, để đầu tư được một nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp có công suất khoảng 600MW, nhà đầu tư phải bỏ ra một nguồn

vốn đầu tư vào khoảng 9000 tỷ VNĐ. Suất đầu tư lớn như vậy tạo ra một áp lực

rất lớn lên EVN cũng như các nhà đầu tư khác muốn đầu tư vào khâu phát điện.

Tuy nhiên, hiện nay tiềm năng thủy điện đã gần như được khai thác triệt để, các dự án thủy điện đang triển khai hầu hết đều gặp nhiều khó khăn như về di dân tái định cư, vị trí địa lý, địa hình địa chất xây dựng nhà máy... Vì vậy,

14Tập đoàn Điện lực Việt Nam,Báo cáo vận hành hệ thống điện năm 2009,Hà Nội 2009

điện không còn là một loại hình nguồn kinh tế nữa. Còn đối với nhiệt điện than,

trữ lượng than trong nước cũng đang dần cạn kiệt dẫn tới các nhà máy nhiệt điện

chạy than phải tìm kiếm nguồn than nhập khẩu, khiến cho giá thành sản xuất

nhiệt điện than sẽ tăng cao hơn so với hiện tại. Trong khi đó, nhà nước vẫn đang

kiểm soát giá bán lẻ điện đầu ra, dẫn tới những khó khăn khi đàm phán giá bán

điện giữa các chủ nhà máy điện với Công ty Mua bán Điện: thời gian để thỏa

thuận giá bán điện kéo dài và thông thường không thỏa mãn được các tiêu chí kinh tế tài chính cho chủ đầu tư. Vì vậy, khả năng tăng cường đầu tư vào nguồn điện trong tương lai là tương đối khó khăn.

Hơn nữa, thời gian xây dựng một nhà máy điện thông thường kéo dài khoảng 4-5 năm, chưa kể thời gian nghiên cứu khảo sát, lập dự án đầu tư

(khoảng 2-3 năm). Như vậy có thể thấy để đáp ứng nhu cầu phụ tải trước mắt, đầu tư phát triển vào nguồn điện không phải là phương án tối ưu.

Trong bối cảnh đó, việc đặt ra bài toán nhập khẩu điện Trung Quốc là hết

sức cấp thiết. Trong Chương 2 sẽ phân tích sâu hơn sự cần thiết phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Tác giả: Quỳnh Giao 43

Chương 2. Sự cần thiết nhập khẩu điện từ Trung Quốc

vào Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM VÀ NHU CẦU NHẬP KHẨU ĐIỆN TỪ TRUNG QUỐC (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)