Giai đoạn mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 6)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM VÀ NHU CẦU NHẬP KHẨU ĐIỆN TỪ TRUNG QUỐC (Trang 41)

Các nhà máy nhiệt điện than và tua bin khí được khai thác tối đa, mua điện Trung Quốc với khả năng tối đa, tăng cường truyền tải điện năng từ miền

Nam ra miền Bắc. Khai thác hạn chế Hòa Bình và các hồ thuỷ điện để đảm bảo đủ năng lượng cho các tháng cuối mùa khô. Bố trí hợp lý kế hoạch sửa chữa hầu

hết các tổ máy trong quý I để đảm bảo đáp ứng công suất và sản lượng các tháng

quý II.

Ngoài nhiệm vụ phát điện các nhà máy thủy điện miền Bắc còn có nhiệm

vụ đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho đồng bằng Bắc Bộ (Ví dụ năm 2009: Đã xả nước các hồ Hoà Bình (800m3/s), Tuyên Quang (600 m3/s),

Tác giả: Quỳnh Giao 39 Thác Bà (250 m3/s) từ ngày 19/1 đến 25/1 và 27/2 đến 04/3) để giữ mức nước

Sông Hồng tại Hà Nội là 2,5 m.

Trong tháng 6, các NM thủy điện phía Bắc giữ nước để tăng công suất

khả dụng trong các giờ cao điểm (sáng, tối), các NM thuỷ điện miền Trung và miền Nam khai thác cao. NĐ than và TBK khai thác tối đa để đáp ứng nhu cầu

phụ tải. NĐ dầu: khai thác chạy phủ đỉnh trong các ngày nắng nóng, phụ tải tăng cao đột biến. Trong tháng 5 và tháng 6, do thời tiết diễn biến phức tạp và chuyển đổi phụ tải sang cấp thêm từ nguồn Trung Quốc.

Năm 2009, giai đoạn mùa khô là giai đoạn phụ tải tăng trưởng cao nhất trong năm, tốc độ tăng trưởng phụ tải là 17,53 % so với cùng kỳ năm 2008. Đặc

biệt trong tháng 6 và tháng 7 xảy ra các đợt nóng nắng kéo dài, phụ tải tăng cao

(sản lượng ngày lớn nhất đạt 274 Triệu kWh, công suất max đạt 13603 MW trong khi đó công suất miền Bắc đạt 5812 MW) nên việccấp điện rất căng thẳng (đặc biệt khu vực HTĐ miền Bắc), nhiều ĐD và trạm 500/220kV đầy tải và quá tải .

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM VÀ NHU CẦU NHẬP KHẨU ĐIỆN TỪ TRUNG QUỐC (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)