Kết quả nhãn áp

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả cắt bè củng giác mạcphối hợp tiêm Mitomycin C sau phẫu thuật (Trang 66)

Nhãn áp điều chỉnh sau điều trị là mục đích chính của điều trị glôcôm. Nhãn áp về giới hạn bình thường không gây tổn hại cho thị thần kinh và chức năng thị giác. Nhãn áp cho là về giới hạn bình thường là < 21 mmHg (đo bằng nhãn áp kế Goldmann) và < 25 mmHg (đo bằng nhãn áp kế Maclakov).

Trong nghiên cứu của chúng tôi tiến hành đo nhãn áp ở các thời điểm 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau mổ. Tại tất cả các thời điểm nhãn áp giảm rõ rệt so với trước mổ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <

0,001. Tại thời điểm cuối cùng theo dõi tỷ lệ số mắt có nhãn áp < 22 mmHg là 82,1% không cần dùng thuốc bổ sung và 17,9% phải dùng thuốc bổ sung sau điều trị. Nhãn áp trước mổ những trường hợp phải dùng thuốc bổ sung sau mổ rất cao và đây là những trường hợp glôcôm nặng, khó điều trị, trong đó có 4 trường hợp tái phát 2 lần, thời gian tái phát sau mổ ngắn dưới 1 năm và 1 trường hợp là glôcôm góc đóng trên mắt viễn thị nặng, xảy ra ở người trẻ tuổi.

Bảng 4.3. Đối chiếu kết quả hạ nhãn áp của các phương pháp khác nhau

Tác giả Phương pháp Số mắt NA điều chỉnh tuyệt đối NA điều chỉnh tương đối NA không điều chỉnh Mégevand G.S (1995)[49] Áp MMC 72% 16% 12% Broadway D.C (2004)[72] Tiêm 5FU 101 75% 25% Sheha H (2008)[73] Màng ối - MMC 18 60% 40%

D.Q.Chi(2006)[69] Tiêm 5FU 36 88,9% 11,1% 0% Lee E (2008)[48] Tiêm MMC

trước mổ 108 86% 14%

P.T.T.Huyền (2014) Tiêm MMC

sau mổ 36 83.33% 13,89% 2,78%

Khi đối chiếu kết quả hạ nhãn áp của chúng tôi với 1 số phương pháp điều trị glôcôm khác, chúng tôi thấy kết quả hạ nhãn áp của chúng tôi cao hơn Mégevand G.S (1995), Broadway D.C (2004), Sheha H (2008) và Lee E (2008) còn thấp hơn so với D.Q.Chi (2006).

Mégevand và Sheha áp MMC trước khi phẫu thuật cắt bè với nồng độ 0,2mg trong vòng 03 phút, còn chúng tôi tiêm 0,028mg/0,1ml dưới kết mạc

sau phẫu thuật cắt bè. Nồng độ thuốc của chúng tôi tiêm thấp hơn nhiều so với áp MMC của các tác giả. Điều đó có thể là do khi tiêm thuốc ngấm tốt hơn, tác động lên thể mi được lâu hơn lên nhãn áp điều chỉnh tốt hơn. Đối với nghiên cứu của Broadway, nhãn áp trong nghiên cứu của chúng tôi hạ cũng tốt hơn, chúng tôi cho rằng do hiệu quả MMC mạnh hơn nhiều so với 5FU. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng hạ nhãn áp của MMC tốt hơn nhiều so với 5FU như nghiên cứu của Anand và Khan (2009), Ali Mostafaei (2011) [52][53].

Nghiên cứu của Lee E và chúng tôi đều là tiêm MMC dưới kết mạc, nhưng của chúng tôi là tiêm sau khi phẫu thuật còn Lee E là tiêm trước phẫu thuật [48]. Nồng độ thuốc cũng khác nhau, chúng tôi tiêm 0,028mg/1ml còn Lee E tiêm từ 0,2mg - 0,5mg tùy từng đối tượng trước khi phẫu thuật 5 phút. Mặc dù tiêm với nồng độ cao hơn của chúng tôi nhưng kết quả điều chỉnh nhãn áp vẫn kém hơn và biến chứng xảy ra cao hơn. Điều này cho thấy tiêm MMC sau phẫu thuật dù ở nồng độ thấp thuốc vẫn tác dụng tốt hơn, an toàn hơn.

Kết quả hạ nhãn áp nghiên cứu của tác giả D.Q.Chi cao hơn của chúng tôi mặc dù tác dụng hạ nhãn áp của 5FU thấp hơn MMC. Nhưng cần lưu ý rằng bệnh nhân của D.Q.Chi chủ yếu là nhỏ tuổi chỉ được xếp vào nhóm nguy cơ thất bại thấp, còn nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nhóm glôcôm tái phát được xếp trong nhóm nguy cơ cao.

Bảng 4.4. Đối chiếu kết quả nhãn áp với các tác giả tiêm MMC sau mổ

Tác giả Đối tượng

nghiên cứu Tỷ lệ thành công Tỷ lệ thất bại Apostolov Siarov (1997)[9]

Glôcôm tái phát, glôcôm

thứ phát 86% 14%

Iesecter (2002)[51] Glôcôm nguyên phát,

glôcôm thứ phát, tái phát 75% 25% Ali Mostafaei (2011)

[53]

Glôcôm nguyên phát,

glôcôm thứ phát, tái phát 88,9% 11,1% P.T.T.Huyền (2014) Glôcôm nguyên phát, tái

phát 97,2% 2,78%

Khi sử dụng MMC liều cao trong điều trị glôcôm khả năng điều chỉnh nhãn áp rất tốt nhưng đổi lại chúng ta có thể gặp những biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy, khi lựa chọn liều thuốc để đều trị chúng tôi đã tham khảo rất kỹ để đưa ra liều thuốc hợp lý hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân. Apostolov Siarov (1997)[9] sử dụng liều MMC để điều trị là 0,01mg/ml biến chứng thấp nhưng khả năng thành công vẫn chưa được cao. Ali Mostafaei (2011)[53] liều điều trị là 0,02mg/ml tỷ lệ thành công đã cao hơn Apostolov Siarov nhưng chúng tôi vẫn muốn có một kết quả điều trị cao hơn. Thanana Helmy (2010) sử dụng liều điều trị cao hơn 0,04mg/ml thì kết quả điều trị đã cao nhưng biến chứng gặp nhiều. Nên chúng tôi chỉ lựa chọn liều điều trị là 0,028mg/ml, liều trên khi sử dụng cho bệnh nhân, chúng tôi thấy hợp lý và có hiệu quả.

Kết quả điều chỉnh nhãn áp của chúng tôi tốt hơn cũng một phần do liều thuốc chọn điều trị cho bệnh nhân của chúng tôi cao hơn. Valentine sử dụng liều là 0,01mg/1ml còn Michenle Iesecter và Ali Mostafaei điều trị với liều 0.02mg/1ml. Với liều điều trị đó, trong nghiên cứu của Valentine chỉ gặp 02 trường hợp viêm giác mạc nhưng tỷ lệ thất bại khá cao. Nghiên cứu của Michenle Iesecter cũng vậy, ở nồng độ 0,02mg cũng chỉ gặp 02 trường hợp

viêm giác mạc và kết quả điều chỉnh nhãn áp thấp (75%).

Nghiên cứu gần đây nhất của Ali Mostafaei với nồng độ 0,02mg/ml khả năng điều chỉnh nhãn áp sau điều trị cũng thấp hơn so với chúng tôi nhưng biến chứng còn cao hơn chúng tôi. Trong nghiên cứu của Ali Mostafaei, biến chứng bong hắc mạc là 0,11%, của chúng tôi là 0,083% thấp hơn.

Qua quan sát Bảng 3.8 cho thấy mức hạ nhãn áp trung bình ở tất cả các thời điểm sau điều trị của chúng tôi đều ổn định. Kết quả đã cho thấy nhãn áp được kiểm soát rất tốt với MMC. Tiêm MMC có thể ngăn chặn sự tăng dần của nhãn áp sau khi phẫu thuật cắt bè, cho phép 1 kết quả phẫu thuật tốt hơn sau phẫu thuật cắt bè thông thường ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả cắt bè củng giác mạcphối hợp tiêm Mitomycin C sau phẫu thuật (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w