Đi ̣nh hướng phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống giải pháp phát triển bền vững cây ngô trên địa bàn xã đức hồng huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 59)

Hiệu quả kinh tế là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của mộ chủ thể kinh tế trong một chu kỳ sản xuất, một giai đoạn sản xuất. Trong phân tích đánh giá luôn chú ý tới hiệu quả kinh tế để xác định phương hướng và quy mô sản xuất. Tuy nhiên xét theo quan điểm hệ thống nông nghiệp bền vững thì tăng trưởng và hiệu quả kinh tế phải có lợi và gắn với hiệu quả về xã hội, không làm tổn hại cho thế hệ tương lai và môi trường sinh thái.

Sản xuất và phát triển ngô ở xã Đức Hồng đã chiếm một vị trí quan trọng đối với người dân. Do đã khắc phục được những khó khăn bất cập về địa hình của một

xã miền núi, biến nó trở thành một tiềm năng, lợi thế. Phát triển, sản xuất ngô đã trở thành một nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương trong thời kỳ đổi mới.

Phát triển đa dạng ngô và theo hướng sản xuất hàng hoá; xác định cơ cấu một số cây lương thực chủ lực trong hệ thống cây nông nghiệp; từng bước nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và hiệu quả kinh tế một cách ổn định, trên cơ sở: Xây dựng quy mô, cơ cấu phát triển sản xuất một cách hợp lý, phù hợp với các điều kiện thực tiễn, xu thế phát triển xã hội, nhằm khai thác các tiềm năng lợi thế của các nguồn nội lực, ngoại lực; sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ tương lai; đồng thời chuyển hoá hiệu quả kinh tế của ngô thành một điều kiện quan trọng cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, tạo việc làm, thu nhập ổn định, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

4.4.2. Hệ thống giải pháp phát triển ngô trên địa bàn xã Đức Hồng theo hướng bền vững

4.4.2.1. Hệ thống giải pháp bền vững về kinh tế

a) Nâng cao hiểu biết, trình độ kỹ thuật cho người dân.

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất. Nâng cao năng lực cho người dân là một điều kiện để phát triển nguồn nhân lực. Có nguồn nhân lực chất lượng sẽ giúp cho việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và thâm canh phát triển cây ngô. Để phát triển nguồn nhân lực cần nghiên cứu và tổ chức thực hiện một số giải pháp như sau:

- Điều tra, khảo sát mặt bằng trình độ, năng lực của người dân trong vùng sản xuất. từ đó đưa ra những nhận định, kết luận về năng lực, sở thích, những yêu cầu thực tế của người dân; tổng hợp thành các nhóm hộ để xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn cho các đối tượng.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật để phổ biến cho các hộ nông dân những tin tức, tình hình mới về các kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng: sách, báo, đài phát thanh, đài truyền hình … Đây là phương pháp rất hiệu quả khi mà tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ ngày càng tăng.

- Chuyển giao công nghệ đến tận tay người nông dân, đưa các cán bộ kỹ thuật về tận các cơ sở để làm việc trực tiếp với người dân, hướng dẫn họ thực hiện tốt những gì đã được học.

- Chuyển giao các kỹ thuật canh tác ngô trên đất dốc đến với người dân để phục vụ sản xuất: Canh tác trên đất dốc là biện pháp kỹ thuật có khả năng hạn chế xói mòn, rửa trôi đất trong canh tác ngô, từ đó làm tăng năng suất cây trồng, bảo vệ đất, làm tăng độ phì cho đất, chống thoái hóa đất dốc và góp phần đảm bảo canh tác bền vững trên đất dốc.

- Kỹ thuật trồng xen các loại cây che phủ trong canh tác ngô trên đất dốc hiện đang là một trong những biện pháp canh tác hữu hiệu và bền vững. Trồng xen có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo, bảo vệ đất. Các loại cây họ đậu như lạc, đậu tương … còn có khả năng bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho đất, giúp đất tơi xốp. Đồng thời, phương pháp trồng xen còn giúp người dân tăng thêm thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

- Ngoài ra, nông dân còn sử dụng một số kỹ thuật như: kỹ thuật tiểu bậc thang trong canh tác ngô trên đất có độ dốc lớn; sử dụng thuốc trừ cỏ Gramoxone 20SL và đất tối thiểu trong canh tác ngô bền vững trên đất dốc …

Canh tác ngô trên đất dốc đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp vùng cao. Nhờ những kỹ thuật, phương thức canh tác hiệu quả mà hiện nay hoạt động sản xuất ngô đã hiệu quả hơn trước. Bà con nông dân khu vực miền núi đã yên tâm hơn khi đầu tư vào cây ngô, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

- Đưa các giống mới năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu của vùng như giống NK4300, K54, B265, 7328…Để năng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu của người dân.

Trong đó giống NK4300 là loại giống được nhiều bà con nông dân trong xã sử dụng nhiều nhất và đem lại năng suất và sản lượng cao. Giống cây này có thể trồng được phù hợp với loại đất của địa phương. Qua điều tra các hộ nông dân, trồng loại giống này thì có thể đạt năng suất cao trong vòng 2 năm, mỗi năm 2 vụ. Sau 2 năm thay đổi các giống ngô khác, trồng xen canh và những năm tiếp theo có thể trồng lại loại giống này vẫn cho năng suất cao. Loại giống này có vỏ bắp dày nên rất thuận lợi cho việc bảo quản giúp cho hạt ngô không bị sâu mọt phá hoại nhiều và giảm hao hụt trong khi bảo quản.

- Thường xuyên thay đổi các loại giống ngô để thay đổi các tính chất của đất, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và nhằm nâng cao năng suất và sản lượng ngô.

- Kết hợp với bộ giống ngô lai đa dạng: Một số giống ngô lai đa dạng và phong phú bao gồm NK54, NK4300, NK7328, NK66, NK76, CP999, CP888 có ưu điểm chịu hạn, chịu rét tốt, cứng cây chống đổ ngã, tiềm năng năng suất cao 10 – 12 tấn/ha. Phù hợp với nhiều chất đất và điều kiện địa hình, cho phép người dân sử dụng giống ngô phù hợp với từng mùa vụ cụ thể giúp cho bà con nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống một cách bền vững.

c) Quy hoạch phát triển cây ngô

Toàn xã có 335,2 ha trồng ngô cả ba vụ:

+ Ngô ruộng: 152,5 ha, chiếm 45,5% diện tích trồng ngô + Ngô rẫy: 124,6 ha, chiếm 37,17% diện tích trồng ngô + Ngô hè thu: 58,1 ha, chiếm 17,33% diện tích trồng ngô

Tập trung những vùng sản xuất nhỏ lẻ thành vùng sản xuất lớn, tập trung theo quy hoạch của nhà nước, các hộ nông dân có diện tích đất sản xuất ở gần nhau để hình thành tổ sản xuất, vùng sản xuất ngô lớn, quy mô khoảng 3000 – 5000 m2/hộ.

Với diện tích trên phù hợp với điều kiện đầu tư như tiền vốn, nhân lực lao động. Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất, thu hoạch cũng như tiêu thụ. Tập trung sản xuất ngô quy mô lớn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, đồng thời đây cũng là vùng chuyên canh trồng ngô, có những điều kiên tốt nhất cho cây ngô phát triển: đất đai, nguồn nước.

Trồng ngô xen canh các loại cây họ đậu, sắn,…đa dạng các loại cây trồng sẽ tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời hạn chế rủi ro từ các yếu tố khách quan gây ra cho cây trồng, ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người lao động. Vì đặc thù của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ và phụ thuộc vào điều kiên tự nhiên.

Hiện nay diện tích đât bỏ hoang của địa phương còn khá lớn, chủ yếu là đất ven đồi thích hợp cho việc canh tác ngô, vì vậy chuyển đổi đất bỏ hóa thành đất canh tác ngô, tăng độ che phủ cho đất, bảo vệ đất và môi trường sinh thái, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động.

Tăng diện tích bằng việc khai hoang, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng ngô. + Tăng diện tích trồng ngô vụ 1 (vụ xuân) trên đất ruộng bỏ hóa vụ xuân và đất đồi khoảng 24 ha.

+ Sử dụng các giống ngô ngắn ngày để phát triển ngô vụ 2 (vụ hè thu) để khi thu hoạch ngô tránh sương muối và thiếu nước, diện tích mở rộng được 5 ha.

+ khai hoang mở rộng diện tích trồng ngô: dự kiến khoảng 6 ha.

d) Những giải pháp trong bảo quản sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Nhằm giảm tối đa tỷ lệ hao hụt sản lượng ngô của các hộ dân, cần khuyến khích phát triển các hệ thống bảo quản ngô ở địa bàn xã. Hỗ trợ các hộ nông dân trồng ngô vay vốn để đầu tư xây dựng kho bảo quản, sân phơi… và hỗ trợ các kỹ thuật bảo quản như:

- Lộn trái một lớp bẹ ngô bên ngoài và buộc thành từng túm 10 – 15 bắp. Treo túm bắp lên sàn nhà, giàn bếp để bảo quản ngô gối vụ. Ngô để trên giàn bếp sẽ được hơi nóng của bếp đun hàng ngày, bắp ngô luôn khô và được khói bếp phủ một lớp muội đắng, có tác dụng hạn chế mọt, mốc phá hoại.

- Xây dựng nhà chòi làm kho bảo quản ở nơi cao ráo, thoáng đãng. Nhà kho chòi đảm bảo chống chim, chuột, sâu mọt pha hoại, hạn ches tổn thất một cách tốt nhất.

- Bảo quản ngô hạt: Phơi khô thật khô, loại bỏ tạp chất, bảo quản ngô hạt trong thùng gỗ, thùng kim loại, chum, … phủ một lớp tro bếp rồi đậy kín nhằm hạn chế tốt nhất các loại côn trùng phá hoại.

Ngô là loại nông sản khó bảo quản vì vậy cần phải lựa chọn các phương pháp bảo quản phù hợp với từng hộ nông dân để giảm sản lượng ngô mất đi trong quá trình bảo quản và nhằm giữ chất lượng ngô tốt nhất phục vụ cho chăn nuôi của các hộ gia đình.

Thị trường và dịch vụ là hai yếu tố quan trọng, không tách rời sản xuất, có lúc giữ vai trò đầu vào, có lúc lại giữ vai trò đầu ra cho sản phẩm; đồng thời do xu thế sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá, một sản phẩm hoàn hảo đến tay người tiêu dùng cuối cùng đòi hỏi phải chứa đựng nhiều yếu tố mang tính chuyên nghiệp theo từng công đoạn. Để góp phần đáp ứng các yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất của cây ngô, công tác dịch vụ và thị trường cần phải tập chung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

- Có sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất với người trồng ngô trong khâu tiêu thụ. - Trợ giá cho các sản phẩm ngô. UBND huyện có trồng ngô chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ việc tiêu thụ ngô trên địa bàn và không để các tổ chức, cá nhân ép giá, gây thiệt hại cho người trồng ngô.

- Xây dựng chiến lược và hệ thống thông tin thị trường cho các sản phẩm, bảo đảm cho người dân có đủ thông tin để sản xuất và tiêu thụ ngô.

e) Hình thức tổ chức sản xuất

Mô hình kinh tế hộ hiện nay đang nắm giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta nói chung, và mỗi địa phương nói riêng. Đặc điểm chung của kinh tế hộ là: Độc lập, tự chủ, nhanh nhậy, sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ lẻ....

Nhược điểm: Mặt bằng về trình độ năng lực quản lý, sản xuất thấp nhất trong các thành phần kinh tế, mức độ liên kết có tổ chức trong sản xuất thấp; là đối tượng kinh tế khó điều hành, quản lý của các cấp Chính quyền địa phương, đặc biệt là việc kiểm soát sản xuất đối với các hộ theo quy trình sản xuất an toàn;

Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại và giai đoạn tới, Kinh tế hộ vẫn phải được chăm lo đầu tư phát triển. Song cần phải từng bước nhanh chóng có định hướng rõ ràng cho sự phát triển của thành phần kinh tế này, tạo điều kiện cho nó phát triển phù hợp với xu thế chung của hội nhập kinh tế quốc tế như:

Khuyến khích thành lập các loại hình hợp tác xã; xây dựng các chính sách ưu tiên ưu đãi đầu tư, hỗ trợ tài chính cho một số nội dung hoạt động của HTX như: Công tác đào tạo, tập huấn, hỗ trợ đầu tư công nghệ, chuyển giao công nghệ, tìm kiếm thị trường,…

f) Cơ chế chính sách Vốn đầu tư

Vốn đầu tư cho sản xuất do người dân chủ động đầu tư, đối với hộ thuộc hộ nghèo và cận nghèo được nhà nước hỗ trợ giống ngô theo chương trình 135 của Chính phủ, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn.

Hỗ trợ bà con nông dân vay vốn đầu tư cho sản xuất, hỗ trợ phân bón cho các hộ nghèo không có vốn sản xuất.

Xây dựng kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Điện, đường giao thông, thuỷ lợi, Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân chủ động sản xuất, tiếp cận thị trường, thông tin.

- Đầu tư nâng cấp đường giao thông:

Đường xã quản lý: Xây dựng đường bê tông xi măng 15km bằng nguồn vốn Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Đường thôn, bản: Cứng hoá bê tông xi măng 8 Km bằng nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ 70%, nhân dân đối ứng 30%.

- Đầu tư, tu sửa, bảo dưỡng, bảo trì và quản lý đường giao thông:

Nguồn vốn: Huy động ngân sách huyện, xã và huy động nhân dân đóng góp - Đầu tư xây dựng hồ đập cung cấp nguồn nước tưới:

-Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin: Cần khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát triển hạ tầng viễn thông, phủ sóng di động đến 100% các xã, thôn bản vào năm 2015; thực hiện tốt chương trình Viễn thông công ích của Chính phủ tại địa phương.

Xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng xã hội như: Nhà trung tâm giáo dục cộng đồng thôn bản, tạo điều kiện cho nhân dân có nơi học tập các tiến bộ Khoa học – Công nghệ mới và trao đổi kinh nghiệm sản xuất; Trạm y tế thôn bản, phục vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Đầu tư phát triển ngành chăn nuôi

Theo số liệu điều tra và thống kê ngành chăn nuôi chỉ chiếm 26,15% trong cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp. Do vậy để đảm bảo cho cây ngô phát triển theo hệ thống nông nghiệp bền vững, trong thời gian tới các cấp chính quyền đại phương cần khuyến cáo và có chính sách hỗ trợ đầu tư cho nhân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nông thôn. Để phát huy hiệu quả việc dự chữ nguồn nước mặt, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ phục vụ cây trồng, tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông hộ.

Đồng thời giảm việc khoan giếng khai thác nguồn nước ngầm làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, hạn chế đường dẫn các loại hoá chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

4.4.2.2. Hệ thống các giải pháp bền vững về xã hội

- Giải quyết việc làm và thu nhập: Một năm sản xuất cây ngô tạo cho xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống giải pháp phát triển bền vững cây ngô trên địa bàn xã đức hồng huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 59)