Thực trạng phát triển cây trồng ngô trên địa bàn xã Đức Hồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống giải pháp phát triển bền vững cây ngô trên địa bàn xã đức hồng huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 42)

4.2.1. Thực trạng về sản xuất, phát triển ngô ở xã Đức Hồng

4.2.1.1. Diện tích, sản lượng, giá trị sản xuất

- Diện tích: Ngô là cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp, là loại cây không thể thiếu trong các loại cây trồng hàng năm của người nông dân. Ngô chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi. Nhu cầu về ngô cho chăn nuôi rất cao, tuy vậy diện tích ngô vẫn còn rất thấp so với diện tích đất nông nghiệp của vùng. Ngô thích hợp với vùng đất cao ít nước chủ yếu là trên nương rẫy, tuy nhiên đất nương rẫy của xã diện tích nhỏ và chưa được khai thác hết, còn vùng ven sông, suối nhiều nước cây ngô dễ bị chết, thối do ngập úng vào mùa mưa có thể bị mất mùa, rủi ro cao nên người dân ít trồng ngô ruộng tránh gây thiệt hại vì vậy diện tích ngô chưa đáp ứng với nhu cầu và tiềm năng của vùng.

Bảng 4.4. Diện tích ngô của xã giai đoạn 2012 – 2014

Đvt: ha Năm Diện tích (ha) So sánh với năm 2014 Số lƣợng Tỷ lệ (%) 2012 310,1 25 108 2013 336,6 -1,5 99,55 2014 335,1

Nguồn:Tổng hợp báo cáo của xã Đức Hồng, năm 2012 - 2014

Năm 2012 tổng diện tích sản xuất ngô là 310,1 ha đến năm 2014 diện tích 335,1 ha tăng 25 ha so với năm 2012, tỷ lệ 108% so với năm 2012. Năm 2013 có diện tích ngô của toàn xã là lớn nhất 336,6 ha, cao hơn so với năm 2014 là 1.5 ha, tỷ lệ diện tích năm 2014 so với 2013 là 99,55%. Nhìn chung diện tích ngô trên địa bàn xã có xu hướng tăng, năm 2013 tăn 26,5 ha so với 2012, năm 2014 giảm 1,5 ha so với năm 2013. Nguyên nhân tăng của diện tích ngô là do đáp ứng nhu cầu phục vụ cho chăn nuôi ngày càng cao của các hộ nông dân. Nguyên nhân giảm là do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, rủi ro cao để giảm bớt chi phí và thiệt hại nông dân không mở rộng thêm diện tích.

- Sản lượng: Nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngô nên sản lượng ngô ngày một tăng cao, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của nhân dân trong xã. Cụ thể xem bảng 4.5.

Bảng 4.5. Sản lƣợng ngô của xã năm 2012 – 2014

Đvt: tấn

Năm Sản lƣợng (tấn) So sánh với năm 2014

Số lượng tỷ lệ (%)

2012 1.137,6 -64,5 94,6

2013 1.352,3 +150,2 112,4

2014 1.202,1 1 1

Tổng 3692

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của xã Đức Hồng, năm 2012 - 2014

- Từ năm 2012 – 2014 sản lượng ngô có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Năm 2012 sản lượng là 1137,6 tấn, so với năm 2014 tỷ lệ đạt 94,6%; Năm 2014 sản lượng là 1202,1 tăng cao hơn là 64,5 tấn so với năm 2012; Năm 2013 là đạt sản lượng cao nhất 1352,3 tấn cao hơn 2014 là 150,2 tấn; tỷ lệ đạt 112,4%. Do sử dụng các giống ngô lai tốt, phù hợp với điều kiện của vùng làm tăng năng suất và sản lượng ngô đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Giá trị sản xuất: Qua số liệu dưới đây cho thấy năm 2014 so với năm 2012 đạt 78,86 %; năm 2014 sản lượng thấp hơn 2013: 150,2 tấn; giá trị thức tế đạt 112,49%. Nguyên nhân do năm 2013 diện tích tăng nhanh, thời tiết thuận lợi nên ngô được mùa năng suất và sản lượng ngô tăng đáng kể.

Bảng 4.6. Giá trị sản xuất ngô năm 2012 – 2014

Đvt: triệu đồng

Năm Số lƣợng So sánh năm 2014 với các năm

Số lƣợng Tỷ lệ (%)

2012 5.688,0 -1.524,6 78,86

2013 8.113,8 901,2 112,49

2014 7.212,6

Qua các chỉ số phản ánh diễn biến thực trạng sản xuất cho chúng ta thấy sản xuất, phát triển cây ngô ở xã Đức Hồng hiện nay đã và đang suất hiện và tồn tại một mâu thuẫn kinh tế trong đầu tư phát triển cây ngô. Diện tích và sản lượng ngô tăng nhanh, nhưng giá trị sản xuất tăng chậm, hiệu quả kinh tế và thu nhập của người dân không tăng, thậm trí còn giảm.

Từ bảng cho thấy giá trị sản xuất của cây ngô khá cao, tuy nhiên cây ngô có đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất không, ta đi nghiên cứu bảng 4.7.

Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế cho 1 ha cây ngô trong giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Năng suất (tạ/ha) 36,5 40,2 35,8

Chi phí(1000đ) 16.900 17.500 17.200

Giá trị (1000đ) 18.250 24.120 21.480

Lợi nhuận(1000đ) 1.350 6.620 4.280

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của xã năm 2012 - 2014

Về hiệu quả kinh tế thì ngô đem lại hiệu quả kinh tế khá cao và là cây lương thực chính trong hệ thống cây trồng của người. Qua bảng 4.7 ta thấy lợi nhuận của việc sản xuất ngô trong 3 năm gần đây là không nhiều, năm 2013 lợi nhuận cao nhất là 6,62 triệu đồng, năm 2014 là 4,28 triệu đồng, năm 2012 lợi nhuận là 1,35 triệu đồng. Qua đó cho thấy lợi nhuận mà cây ngô đem lại cao hơn một số cây trồng khác, tuy nhiên giá bán và tiêu thụ của ngô còn nhiều hạn chế. Giá bán thực tế chưa thật sự đúng với chất lượng sản phẩm. Qua những số liệu tìm hiểu được thông qua điều tra các hộ nông dân và qua bảng ta thấy ngô là cây trồng đem lại nguồn thu cho người dân xã Đức Hồng. Thông qua bảng số liệu người dân nên nhân rộng và mở rộng sản xuất ngô trên địa bàn xã, ngoài ra cần có sự phối hợp giữa cơ quan ban ngành có thẩm quyền để người dân chọn lựa những loại giống cây trồng mới năng suất và sản lượng cao, mở rộng thị trường tiêu thụ cùng như đầu ra phù hợp cho sản phẩm.

Để thấy được hiệu quả kinh tế cây ngô, ta đi so sánh mức chi phí và thu nhập cây ngô với cây thuốc lá để khẳng định cây ngô có phải là một cây đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân nhằm thu hút mở rộng hướng sản xuất cũng như sự quan tâm chỉ đạo đầu tư của các cấp lãnh đạo hay không. Đồng thời tìm hướng phát triển mở rộng diện tích cây ngô trên địa bàn xã

Bảng 4.8. So sánh giữa sản xuất ngô và sản xuất thuốc lá giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu so sánh

Sản xuất ngô Sản xuất thuốc lá

2012 2013 2014 2012 2013 2014

Diện tích (ha) 301,1 336,5 335,1 0 5,1 5,49

Năng suất (tạ/ha) 36,5 40,2 35,8 0 15 12

Sản lượng (tấn) 1.137,6 1.352,3 1.202,1 0 7,6 6,5

Chi phí (tr.đ/ha) 16,9 17,5 17,2 0 18,5 17

Giá bán (1000đ) 5 6 6 0 10 10

Giá trị sản xuất(tr.đ/ha) 18,89 24,11 21,52 0 14,9 11,83

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của xã Đức Hồng năm 2012 – 2014

Qua bảng, ta thấy trên cùng một đơn vị diện tích 1 ha thì cây ngô hiệu quả hơn cây thuốc lá, tổng giá trị sản xuất ngô trên 1 ha năm 2013 là 24,11 triệu đồng; năm 2014 là 21,52 triệu đồng; cây thuốc lá năm 2013 là 14,9 triệu đồng; năm 2014 là 11,83 triệu đồng. Chi phí cho 2 loại cây trồng là gần như nhau nhưng lợi nhuận của cây ngô là cao hơn gần 10 triệu đồng/1 ha so với cây thuốc lá. Giá bán của thuốc lá cao hơn so với ngô, tuy nhiên so với các vùng trồng thuốc lá lân cận khác giá bán của thuốc lá là rất thấp, diện tích và sản lượng thấp hơn rất nhiều so với ngô. Do đất đai và điều kiện tự nhiên của vùng không thích hợp cho phát triển cây thuốc lá, năng suất, chất lượng thấp, đầu ra không ổn định, hiệu qủa kinh tế không cao nên người dân ít trồng.

Tóm lại sản xuất ngô đạt hiệu quả hơn một số loại cây trồng khác trong vùng. Sản xuất ngô và thuốc lá cùng chi phí nhưng lợi nhuận của ngô cao hơn hẳn. Đồng thời qua số liệu điều tra và qua bảng ta có thể khẳng định rằng cây ngô là cây thế mạnh trong hệ thống cây trồng hiện nay của xã, là cây đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

4.2.1.2. Trình độ lao động của người dân

Lao động trên địa bàn xã có 1743 người chủ yếu là lao động nông nghiệp(chiếm 97,71%) chưa qua đào tạo vì vậy gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khoa học công nghệ, nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập. Trong sản xuất ngô cần nhiều lao động, mỗi hộ sản xuất ngô ít nhất là có 2 lao động, trong qúa trình sản xuất người lao động vận dụng chủ yếu các kinh nghiệm vào thực tiễn.

Nhìn chung người lao động trên địa bản xã có tính cần cù, chịu khó. Tuy nhiên tinh thần học hỏi chưa cao, ngại tiếp thu khoa học kỹ thuật và sản xuất, hệ thống khuyến nông đào tạo của các cấp chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế.

4.2.1.3. Các giống ngô sử dụng

Hiện nay trên địa bàn xã, nông dân sử dụng nhiều các loại giống ngô NK4300, K54, B265, CP999, CP898, NK9698, VN10, AG59, … Một số loại giống cho năng suất cao, tuy nhiên một số loại giống đã trồng lâu năm cây đã giảm năng suất, không còn phù hợp với chất đất và kém thích nghi với điều kiện khí hậu của vùng làm cho cây không cho năng suất cao và sản lượng thấp. người sản xuất muốn sử dụng các loại giống mới thay đổi các tính chất đất, phù hợp với điều kiện nhằm nâng cao năng suất và sản lượng ngô.

Một số hộ còn sử dụng giống ngô địa phương vào sản xuất, thích nghi với điều kiện nhưng lại cho năng suất và sản lượng thấp.

4.2.1.4. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên của xã tương đối thuận lợi nhiệt độ trung bình 19,80

C, thấp nhất là 30C , cao nhất là 380C thuận lợi cho cây ngô phát triển, tuy nhiên mấy năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường, sương muối và mưa đá xuất hiện thường xuyên gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có ngô.

Tài nguyên thiên nhiên trong xã phong phú và đa dạng, nhất là tài nguyên đất, diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều, có tiềm năng cho việc mở rộng diện tích đất trồng ngô, tuy nhiên những vùng đất chưa khai thác còn lại là những vùng đất xấu, khó canh tác cần phái có đầu tư cao và biện pháp canh tác thích hợp cây mới cho năng suất và hiệu quả.

4.2.1.5. Phân bố diện tích ngô trên địa bàn xã

Ngô là cây trồng chủ lực của các hộ nông dân vì vậy ngô được phân bố ở hầu hết các xóm trong xã. Các xóm có diện tích khác nhau, tuy nhiên tính trung bình trong xã mỗi xóm có khoảng 27,9 ha diện tích trồng ngô.

Diện tích ngô được phân bố các vùng, tuy nhiên sản xuất theo kinh tế hộ nên phân tán nhỏ lẻ, diện tích đất khó tập trung thành vùng sản xuất lớn. Nhưng có tiềm năng mở rộng hợp tác thành từng tổ sản xuất có quy mô lớn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa để đưa máy móc, thiết bị nông nghiệp vào phục vụ sản xuất, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng ngô của toàn xã.

4.2.1.6. Vốn đầu tư

Hầu hết người nông dân chủ động về vốn đầu tư cho sản xuất. Đối với sản xuất nông nghiệp đầu tư chủ yếu cho các loại vật tư nông nghiệp như các loại giống, phân bón, thuốc BVTV. Các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra bán với gia thấp, tuy nhiên giá của các loại vật tư đầu tư cho sản xuất là rất cao làm ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của người dân. Thiếu vốn sản xuất đối với các hộ nghèo, sử dụng vốn không hiệu quả do phải phân tán nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động khác. Trong sản xuất ngô, đầu tư phải hợp lý để đạt năng suất và sản lượng cao nhất tránh đầu tư nhiều gây lãng phí mà cây trồng không mang lại hiệu quả.

4.2.1.7. Khoa học và công nghệ

Mức độ ứng dụng khoa học công nghệ của người dân chưa cao, chỉ sử dụng máy móc thiết bị nông nghiệp vào trong sản xuất làm giảm bớt các công việc nặng nhọc trong lao động. Các kỹ thuật mới chưa được áp dụng, đặc biệt là kỹ thuật canh tác ngô trên đất dốc là một trong những giải pháp bền vững mang tính chiến lược đối với bà con nông dân.

Những tiến bộ khoa học công nghệ như: công nghệ sinh học, di truyền học, biến đổi gen,… những thành tựu đó vẫn chưa được áp dụng trong sản xuất. Người lao động chưa có điều kiện để học hỏi và áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất.

4.2.1.8. Giá bán sản phẩm

Giá bán ngô trên thị trường thường khá ổn định không thay đổi nhiều, năm 2012 tổng sản lượng đạt 1.137,6 tấn; năm 2013 tăng lên 1.352,3 tấn; năm 2014 lại giảm xuống còn 1.202,1 tấn. Tuy nhiên, giá bán của ngô quá thấp trong năm 2012 giá ngô hạt khô là 5.000đ/1kg đến năm 2014 cũng chỉ từ 6.000đ – 6.500đ/1kg ngô hạt. Chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định giá bán ngô hạt, nhất là trong khâu bảo quản, bảo quản được ngô tốt sẽ bán được giá cao, ngô xấu bảo quản không tốt hoặc không được bảo quản bị mốc, mọt…giá bán rẻ.

4.2.1.9. Công tác bảo quản

Ngô là nông sản khó bảo quản các loại sâu, mọt, thời tiết nóng ẩm gây ẩm mốc rất nhanh. Tuy nhiên hiện nay ngô được người nông dân bảo quản chủ yếu trên gác bếp hoặc phơi khô ,tách hạt rồi đóng bao để giảm bớt hao hụt trong quá trình bảo quản. Bảo quản trong diều kiện thời tiết nóng ẩm ngô sẽ bị thối hoặc mốc rất khó khăn trong quá trình bảo quản.Vì vậy người nông dân gặp nhiều khó khăn lúc bảo quản để giảm bớt tối đa sự hao hụt của ngô hạt và bắp.

Việc áp dụng các công nghệ sau thu hoạch vào bảo quản chưa được phổ biến, đầu tư chi phí cao, vì vậy việc bảo quản các loại nông sản đối với người nông dân còn gặp nhiều khó khăn.

4.2.1.10. Thực trạng tình hình tiêu thụ

Tình hình tiêu thụ hiện nay hoàn toàn do thị trường tự điều tiết; các kênh tiêu thụ chủ yếu do người dân trực tiếp tiêu thụ, các thương lái bán buôn, bán lẻ thu mua chủ yếu bán sang Trung Quốc.

Từ năm 2012 – 2014, tổng sản lượng ngô của xã là 3.692

tấn, trung bình mỗi năm 1.230,67 tấn/năm, cung cấp 100% làm thức ăn chăn nuôi trong toàn xã. Tuy nhiên, nhu cầu chăn nuôi ngày càng tăng sản lượng ngô là không đủ cung cấp, việc nhập khẩu thêm các loại thức ăn chăn nuôi là điều không thể tránh khỏi. Thị trường

xuất khẩu ngô lớn nhất ở vùng núi phía Bắc là thị trường Trung Quốc và nhập khẩu các loại thức ăn qua chế biến sang sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thay thế cho ngô.

4.2.1.11. Chính sách của Nhà nước

Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm giúp đỡ bà con nông dân đầu tư, yên tâm sản xuât như hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, hỗ trợ các hộ nông dân gặp khó khăn, bị thiệt hại nhiều do thiên tai, bão lũ. Tuy nhiên, một số chính sách chưa phát huy được hiệu quả và nhà nước khó kiểm soát như giá bán sản phẩm thấp mà giá phân bón cao, làm giảm lợi nhuận và thu nhập đối với người lao động.

Việc đầu tư cho xây dựng và tu sửa các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế.

4.2.2. Thực trạng về xã hội và môi trường

4.2.2.1. Về xã hội

Trong sản xuất ngô giải quyết việc làm hầu hết cho các lao động, góp phần tăng thu nhập cho người lao động giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mà ngô mang lại cho người lao động là tương đối thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn nhiều. Chiến lược xóa đói giảm nghèo làm tăng năng lực sản xuất cho người nghèo, thông qua nâng cao kiến thức, trình độ cho người nghèo, hỗ trợ vốn cho người nghèo chưa phát huy hết khả năng, không đồng đều và chưa mang tính bền vững. Hộ nghèo năm 2013 toàn xã có 182 hộ nghèo, chiếm 22,6% tổng số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống giải pháp phát triển bền vững cây ngô trên địa bàn xã đức hồng huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 42)