Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống giải pháp phát triển bền vững cây ngô trên địa bàn xã đức hồng huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 28)

Các số liệu thứ cấp và sơ cấp có liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ được điều tra trong quá trình thực hiện đề tài

a. Thu thập số liệu thứ cấp:

Là phương pháp thu thập số liệu thông qua các sách báo tài liệu, các niên giám thống kê, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã Đức Hồng để thu thập các tài liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên, dân sinh, hạ tầng, kinh tế - xã hội, văn hóa, môi trường trên địa bàn xã trong thời gian nghiên cứu.

b. Thu thập số liệu sơ cấp:

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau:

Phương pháp quan sát thực tế.

Sử dụng bảng câu hỏi để điều tra thu thập thông tin về các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tình hình sản xuất ngô, đánh giá của người dân về sản xuất ngô tại địa phương.

Phương pháp chọn mẫu điều tra: Chọn ngẫu nhiên phân tầng (theo vùng), chọn 60 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xóm (Cổ Phương 1, Cổ Phương 2, Lũng Nà, Nà Rầy 1, Nà Rầy 2), 5 xóm này có vị trí gần với trung tâm xã, điều kiện địa hình là đồi núi nằm xen kẽ các thung lũng, có các mỏ nước chảy từ các chân núi phục vụ các cánh đồng sản xuất của các xóm. Xóm có địa hình cao là xóm Lũng Nà và Cổ Phương 2, địa hình bằng phẳng hơn là các xóm Cổ Phương 1, Nà Rầy 1, Nà Rầy 2 có diện tích đất canh tác gần nhau. Có đường tỉnh lộ đi qua và có các điều kiện khí hậu, thời tiết đặc trưng của xã, nên em chọn làm mẫu điều tra đại diện cho toàn xã.

Phỏng vấn 10 phiếu cán bộ xã và phỏng vấn không chính thức các cán bộ khuyến nông thuộc xã Đức Hồng. Các câu hỏi phỏng vấn: Tình hình sản xuất ngô trên địa bàn xã như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển cây ngô là gì? Xã có thường xuyên tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật trồng ngô không? Tình hình lao động trong sản xuất ngô như thế nào? Hiệu quả kinh tế từ sản xuất ngô mang lại cho nông dân là bao nhiêu? Ảnh hưởng của việc sản xuất ngô tới xã hội và môi trường như thế nào?

Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm excel.

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được thông tin về địa bàn nghiên cứu tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu. Biểu diễn số li ệu trên các bảng biểu.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lý trên bảng tính excel, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện.

- Phương pháp đánh giá và phân tích thông qua lấy ý kiến của các cán bộ thôn, xã.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên xã Đức Hồng

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Đức Hồng là một xã vùng II nằm ở phía Tây Nam của huyện Trùng Khánh, có trục đường tỉnh lộ 206 đi qua, gần trung tâm cụm xã Thông Huề, thị trấn Trùng Khánh, … do đó thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hoá với thị trường bên ngoài, thuận lợi chuyển đổi cơ cấu lao động. Địa giới hành chính xã được xác định như sau:

+ Phía Đông giáp: xã Cao Thăng + Phía Tây Giáp: xã Trung Phúc

+ Phía Nam giáp: xã Thân Giáp, Thông Huề + Phía Bắc giáp: Xã Cảnh Tiên

4.1.1.2. Địa hình, Đất đai

a) Địa hình

Xã Đức Hồng là xã có địa hình vừa núi đá vôi vừa xen kẽ đồi, tạo thành những thung lũng nhỏ, nên độ cao thấp biến đổi đa dạng, mang đặc thù của xã miền núi.

Vùng đồng bằng, ruộng tương đối bằng phẳng có độ cao 500m so với mặt biển, nằm dọc hai bên đường tỉnh lộ 206 và suối Khuổi Kay thuận lợi cho giao thông đi lại, nước tưới trồng lúa màu.

Ở phía đông bắc có nhiều núi đá độ cao 600-800m, ruộng ít nằm trong các khe núi, sản xuất, giao thông khó khăn.

Ở phía đông nam của xã là đồi núi, núi đất nhiều, núi đá ít độ cao 600-800 m, rừng có cây gỗ to, rừng tái sinh, có mỏ nước Huôi Keng, Keo Lao và nhiều đất ruộng sản xuất lúa màu thuận lợi.

b) Đất đai

Đất của xã Đức Hồng có 7 loại đất chính, trên cơ sở phát sinh, đặc tính nông học và hướng sử dụng có thể phân theo hai nhóm chính sau:

- Nhóm đất bằng ít dốc có diện tích 132 ha, gồm có các loại đất như đất phù sa không được bồi đắp, đất các bon nát, đất thung lũng. Đặc trưng của nhóm đất này là địa hình bằng, ít dốc…đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng như lúa, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày và rau các loại.

- Nhóm đất đồi núi dốc có diện tích 620 ha, gồm có các loại đất như đất đỏ trên đá ba zơ và trung tính, đất đỏ vàng trên phiến sét, đất nâu vàng nhạt trên đá vôi, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước. Đặc trưng của loại đất này là chua có thể sử dụng để trồng cây công nghiệp dài ngày như cây hạt dẻ, cây lương thực như ngô, sắn.

Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã Đức Hồng.

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp 1855,80 89,57

Đất phi nông nghiệp 170,17 8,21

Đất thổ cư 29,61 1,43

Đất chưa sử dụng 16,28 0,79

Tổng 2071,86 100

Nguồn : Tổng hợp báo cáo của xã Đức Hồng năm 2015

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng điện tích đất tự nhiên của xã là 2071,86 ha chiếm 89,57% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp 170,17 ha chiếm 8.21% diện tích đất tự nhiên, đất thổ cư 29,61 ha chiếm 1,43% diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng 16,28 ha chiếm 0,79% diện tích đất tự nhiên.

Trong nhóm đất nông nghiệp thì có 1855,80 ha đất chuyên sản xuất nông nghiệp, và có tới 335,2 ha chuyên trồng ngô. Như vậy, ngô chiếm diện tích còn nhỏ so với các loại cây trồng nông nghiệp.

Nhìn chung việc sử dụng đất trồng cây hàng năm của xã Đức Hồng khá hiệu quả. Trình độ thâm canh của người dân khá cao do có sự đầu tư tương đối tốt về thủy lợi, giống, phân bón và kỹ thuật. Trên một số diện tích đất người dân đã biết

dựa vào điều kiện đất đai, địa hình để hình thành khu vực chuyên trồng các loại cây quanh năm nhằm tăng nguồn thu nhập và tăng hệ số sử dụng đất.

Đất phi nông nghiệp có 170,17 ha chiếm 8,21% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó có đất nghĩa địa, đất chuyên dụng, đất mặt nước suối và ven đồi núi.

Đất thổ cư hay đất ở của người dân nông thôn có 29,61 ha chiếm 1,43% diện tích đất tự nhiên chủ yếu làm nhà ở và vườn tạp trồng các loại rau màu phục vụ cho hộ gia đình.

Diện tích đất chưa sử dụng là 16,28 ha, chiếm 0,79% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều là vì đất ở đồi núi trọc không sản xuất được. Trong những năm tới xã cần có kế hoạch cải tạo trồng thêm cây lâm nghiệp, cây ăn quả để phủ xanh đất trống đồi trọc, cải tạo môi trường sinh thái. Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã ta nghiên cứu bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đức Hồng.

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Đất lúa nước 755,41 40,70 Đất trồng ngô 335,20 18,06 Đất trồng cây hàng năm khác 523,95 28,23 Đất lâu năm 15,47 0,83 Đất rừng sản xuất 189,82 10,22 Đất nuôi trồng thủy sản 12,45 0,67 Đất nông nghiệp khác 23,50 1,27 Tổng 1855,80 100

Nguồn : Tổng hợp báo cáo của xã Đức Hồng năm 2015

Qua bảng cho ta thấy tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã, trong đó đất trồng lúa nước là 755,41 ha chiếm 40,7% tổng diện tích nông nghiệp. Đất trồng ngô là 335,2 ha chiếm 18,06 %; đất trồng cây hàng năm trồng các loại cây như, đậu tương, lạc, các loại đỗ …có 859,15 ha và chiếm 46,29% diện tích nông nghiệp. Diện tích đất cây lâu năm là 15,47 ha chiếm 0,83% trồng

các loại cây xoan, thông, hồi… để lấy gỗ và phục vụ xây dựng của người dân. Đất rừng sản xuất có 185,99 ha chiếm 10,03% tổng diện tích nông nghiệp chủ yếu là lấy củi và lấy gỗ sưa sang chuồng trại của người dân chưa có mục đích kinh tế. Hiện nay một số xóm mới bắt đầu trồng rừng lại xóm Cổ Phương 1, Nà Rầy 2, Đầu Cầu. Đất nuôi trồng thủy sản có 12,45 ha chiếm 0,68% là đất ao cá của các hộ gia đình. Đất nông nghiệp khác trồng các loại cây rau màu khác chiếm 23,5 ha và 1,27% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Như vậy qua tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã, ta thấy được diện tích đất bỏ hoang, chưa sử dụng còn nhiều, xã có tiềm năng để mở rộng thêm diện tích đất để trồng ngô.

4.1.1.4. Tài nguyên

a) Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng trên địa bàn xã Đức Hồng là 1.208,45 ha, trong đó rừng khoanh nuôi bảo vệ là 1.208,45 ha (chiếm 100%).

Rừng trên địa bàn xã chủ yếu là rừng tái sinh, tiềm năng khai thác thấp (rừng nghèo). Hiện nay các loại lâm sản quý hiếm không còn, chủ yếu là một số loại gỗ tạp như sau sau, xoan...

Bên cạnh đó, các loại lâm sản ngoài gỗ cũng ngày dần cạn kiệt, không còn các loại động vật quý hiếm.

b) Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt có nguồn nước nhỏ ở khu đầu nguồn Hôi Keng, Khuổi Cay, Rằng Kheo, Bo Sai, Lũng Nà cung cấp nước tưới tiêu cho các cánh đồng và một số mỏ nhỏ rải rác ở các xóm khác, Hệ thống kênh mương nằm rải rác ở các xóm cơ bản đủ tưới tiêu sản xuất lúa mùa.

Nguồn nước trên địa bàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

c) Khoáng sản

Đức Hồng có mỏ quặng mangan, diện tích khoảng 10 ha, tập trung ở khu vực Nà Rầy giáp Nà Khiêu. Ngoài ra trên địa bàn còn có lượng đá vôi phong phú có tiềm năng khai thác làm vật liệu xây dựng.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Xã Đức Hồng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành 2 mùa rõ rệt mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng thường từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa rét chuyển dần từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 19,80C, thấp nhất 30C, cao nhất từ 380C – 390C. Sương mù thỉnh thoảng xuất hiện về mùa Đông, Xuân. Thỉnh thoảng có năm có sương muối, mưa đá nhưng lượng mưa không nhiều, nên mức độ thiệt hại không đáng kể.

Nhìn chung khí hậu và thời tiết của xã Đức Hồng tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

4.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội xã Đức Hồng

4.1.2.1. Dân số, lao động

Tổng số nhân khẩu trên địa bàn xã là 2978 người gồm có 02 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Tày là 2382 người, chiếm 80 % và dân tộc Nùng là 596 người, chiếm 20%.

Các dân tộc trên địa bàn phân bố tập trung tại 12 xóm trên địa bàn xã. Nhìn chung các dân tộc tương đối hòa thuận, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống.

Tổng số lao động trong độ tuổi là 1743 người chủ yếu là lao động nông nghiệp (chiếm 97,71%), chưa qua đào tạo do đó gặp khó khăn trong việc tiếp cận khoa học công nghệ, nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập.

Tuy nhiên, nhìn chung người dân trên địa bàn xã có tính cần cù chịu khó, đoàn kết một lòng tin tưởng vào chủ trương đường lối của Đảng, có tinh thần hiếu học, sẵn sàng tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Đất nước.

4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội a) Giao thông

Ngoài đường tỉnh lộ 206 chạy qua với chiều dài 10 km, toàn xã có 60,53 km đường giao thông nông thôn, trong đó:

- Đường trục xã, liên xã có tổng số 21,87 km: đã được bê tông hoá 8,08 km. Chiều rộng mặt đường trung bình 2 – 2,5 m được đầu tư từ các chương trình như chương trình 135, Dự án IFAD, còn lại 13,97 km là đường đất, cấp phối chưa được cứng hoá.

- Đường trục xóm, ngõ xóm có tổng số 8,95 km. Trong đó đã bê tông hóa 2,37 km từ chương trình giao thông nông thôn của huyện. Còn lại 6,58 km đường đất.

- Đường trục chính nội đồng có tổng số 29,71 km, hoàn toàn là đường đất có độ rộng 1,5-2 m, có tuyến độ rộng 1m không thuận tiên cho xe cơ giới đi lại gây khó khăn cho người dân.

b) Thuỷ lợi

Người dân trong xã nạo vét các tuyến mương và tu sửa các công trình thủy lợi nhỏ được 3600 m đảm bảo tưới tiêu cho vụ mùa. Thực hiện Nghị định 67/CP tổ chức lựa chọn thi công 02 tuyến mương tại xóm Nà Rầy 1, 2 và xóm Nà Thin hiện nay đang tổ chức thi công. Thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương đang triển khai 1 công trình mương Phai ca xóm Nà Khiêu do huyện làm chủ đầu tư.

c) Điện

Xã Đức Hồng có 04 trạm biến áp với tổng công suất là 275 KVA (trạm Đức Hồng 1, Đức Hồng 2, Trạm Cổ Phương 1, Trạm Nà Rầy 1,2).

Đường dây điện trung thế đi qua xã dài 6,7 km, đường dây hạ thế dài khoảng 11,88 km, hiện nay 100% các hộ dân trong xã đã được sử dụng điện lưới quốc gia.

d) Trường học

Trên địa bàn xã Đức Hồng chỉ có trường mầm non và trường tiểu học, không có trường THCS, các em học sinh trường THCS hiện đang đi học tại trường THCS tại trung tâm cụm xã Thông Huề, cách trung tâm xã Đức Hồng 3 km.

- Trường mầm non

Trường mầm non Đức Hồng mới được đầu tư xây dựng gồm có 04 phòng học trên tổng diện tích khuôn viên là 1.200 m2, tổng số học sinh có 101 cháu. Cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ tốt cho công tác giáo dục.

-Trường tiểu học

Trường tiểu học Đức Hồng được xây dựng gồm có 14 phòng trên tổng diện tích khuôn viên là 6.000 m2. Hiện có 193 em học sinh, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập của nhà trường đã cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học.

e) Bưu điện

Xã có 01 điểm bưu điện văn hóa, được xây dựng từ năm 2000. Diện tích khuôn viên 120 m2. Mạng lưới thông tin liên lạc được thông suốt, đến nay được nhà nước quan tâm xây dựng 03 trạm phát sóng điện thoại tại xã cơ bản 12/12 xóm hành chính liên lạc thông suốt.

f) Y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được duy trì và thực hiện tốt đã khám bệnh được cho 3628 lượt người. Tổng số phụ nữ có thai 63 người được khám và tiêm phòng uốn ván, các bà mẹ được chăm sóc sau sinh. Tiêm vác xin sởi cho trẻ dưới 1 tuổi và đủ 18 tháng tuổi, trẻ em suy dinh dưỡng được kiểm tra và cân thường xuyên. Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS và điều trị ARV cho các bệnh nhân mắc bệnh. Các chương trình y tế quốc gia khác thường xuyên duy trì hoạt động và có hiệu quả.

Việc quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người dân được duy trì thường xuyên, mạng lưới y tế xã có đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình, có thuốc cơ bản đáp ứng phục vụ cho nhân dân. Hàng tháng phát thuốc và khám bệnh cho người

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống giải pháp phát triển bền vững cây ngô trên địa bàn xã đức hồng huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 28)