Chương này đã mô tả cấu trúc và hoạt động của phần mềm mô phỏng mạng NS2, và gói OBS-ns hỗ trợ cho việc mô phỏng mạng chuyển mạch chùm quang. Chúng tôi đã thành công bước đầu trong việc mô phỏng các giải thuật cũng như so sánh được hiệu quả của các giải thuật thông qua tỷ lệ số byte rơi. Việc phân tích các giải thuật, thông qua các kết quả mô phỏng, cho thấy rằng phương pháp phân bổ bước sóng với hành trình dài thì ưu điểm hơn các bước sóng với hành trình ngắn, và trong hành trình dài thì bước sóng càng lớn thì xác xuất đánh rơi càng nhỏ. Điều đó mở ra một hướng đi tốt hơn để nâng cao độ công bằng luồng trong mạng chuyển mạch chùm quang.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Kết luận
Mạng chuyển mạch chùm quang (OBS) được xem như là một công nghệ hứa hẹn cho mạng Internet toàn quang thế hệ kế tiếp. Nó có nhiều chức năng riêng và nhiều ưu điểm hơn so với các kỹ thuật chuyển mạch khác. Việc nghiên cứu về mạng OBS và một số phương pháp nâng cao tính công bằng luồng bước đầu đã thu được những kết quả quan trọng. Những vấn đề đã đạt được trong luận văn này là :
- Khái quát về kỹ thuật ghép kênh quang WDM, mạng chuyển mạch chùm quang và các công nghệ chuyển mạch liên quan.
- Tìm hiểu được cấu trúc, hoạt động của mạng chuyển mạch chùm quang với những đặc tính riêng biệt như gói tin điều khiển và dữ liệu trên những kênh khác nhau, không cần bộ đệm quang. Biết được cách mạng OBS truyền gói tin như thế nào, dành trước tài nguyên cho chùm dữ liệu theo dọc đường đi với kỹ thuật báo hiệu, cho đến những kỹ thuật giải quyết tranh chấp khi có xung đột xảy ra.
- Tìm hiểu được hoạt động của giải thuật lập lịch chùm trong mạng OBS dựa trên giao thức JET và một giải thuật dựa trên giải pháp Ogushi. Qua các giải thuật đó, đã thực hiện mô phỏng thành công trên một mô hình mạng để thấy được sự hoạt động cũng như phân tích đánh giá các giải thuật đó và sự ảnh hưởng của lưu lượng luồng tới các giải thuật.
Hướng phát triển của đề tài
Ngoài những kết quả đã đạt được, còn một số vấn đề cần nghiên cứu thêm như sau: sơ đồ ưu tiên dựa trên số hop (HBP sơ đồ) để nâng cao tính công bằng trong mạng OBS, ba sơ đồ định tuyến thích nghi để giải quyết sự bất công bằng đối với các chùm có tổng số hop khác nhau, sử dụng một phương pháp tiếp cận quyền ưu tiên để xác định chùm nào sẽ bị loại bỏ trong một tranh chấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chaskar H., Ravikanth R., Verma S., (2000), “Optical burst switching: a viable solution for terabit IP backbone”. IEEE Network, vol.14 no.6 pp. 48–53.
2. Chunming Q., Myungsik Y., (1999),“Optical burst switching (OBS)—A new paradigm for an optical internet”, J. High Speed Netw, vol. 8, no. 1, pp. 69–84. 3. C.F. Hsu et al (2008), On the fairness improvement of channel scheduling in
optical burst-switched networks, Photon Network Communication, Vol. 15, , pp. 51–66.
4. Ogushi et al (2001), Parallel reservation protocols for achieving fairness in optical burst switching, IEEE Workshop on High Performance Switching and Routing, pp. 213-217.
5. S.Y. Lee et al (2007), A study on Offset Time Based Burst Generation Scheme for Optical Burst Switching Networks, 2nd International Conference on Systems and Networks Communications (ICSNC 2007), pp.55.
6. T. Orawiwattanakul et al (2007), Improving Fairness for Multi-Hop Bursts in Optical Burst Switching Networks, Asia-Pacific Advanced Network (APAN) Network Research Workshop.
7. X. Gao et al (2009), Improving Fairness with Novel Adaptive Routing in Optical Burst-Switched Networks, Journal of Lightwave Technology, Vol. 27 , Issue 20, pp. 4480-4492.
8. X. Gao et al (2008), Fairness-Improving Adaptive Routing in Optical Burst Switching Mesh Networks, IEEE International Conference on Communications, , pp. 5209-5213.
9. Network Simultor, http://www.isi.edu/nsnam/ns/.