Các kịch bản mô phỏng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp nâng cao tính công bằng luồng trên mạng chuyển mạch chùm quang (Trang 54)

Các kịch bản mô phỏng sau đây được thực hiện với mục tiêu:

- So sánh hiệu quả của phương pháp xử lý tranh chấp dựa trên thời gian offset. - So sánh hiệu quả của phương pháp phân bổ bước sóng dựa trên độ dài hành trình

A. Hiệu quả của phương pháp xử lý tranh chấp dựa trên offset-time

Thông tin mô phỏng bao gồm thời gian thực hiện 1s, với luồng đến thay đổi lần lược là 10, 20, 30, 40 và 50MB/s và số bước sóng tối đa trên mỗi kênh ra W=32.

Hình 3.11. Hiệu quả của phương pháp xử lý tranh chấp dựa trên thời gian offset đới

với 2 luồng tương ứng hành trình dài và ngắn

Kết quả mô phỏng Hình 3.11 cho thấy, theo phương pháp xử lý tranh chấp dựa trên thời gian offset, đối với các hành trình dài hơn thì tỉ lệ rơi bytes thấp hơn so với các hành trình ngắn. Điều này được giải thích rằng, với các hành trình dài, do offset- time được thiết lập ban đầu cho các luồng hành trình dài là lớn, nên khi đi qua mỗi nút trung gian thì nó luôn được ưu tiên hơn so với luồng có hành trình ngắn (dựa trên giao thức JET [2]), nên tỉ lệ rơi chùm thấp hơn. Lưu ý rằng, hành trình ngắn ở đây được xem xét từ nút tranh chấp đến đích của nó.

B. Hiệu quả của phương pháp phân bổ bước sóng dựa trên độ dài hành trình

Trong kịch bản này, các bước sóng được phân bổ thành từng nhóm (2 nhóm): M1 (cho hành trình dài) và M2 (cho hành trình ngắn). Luận văn xem xét các tỉ lệ phân bổ như sau: M1/M2 = 8/24, 16/16, và 24/8. 10 20 30 40 50 H.trình dài (M1=8) 0,35352206 0,35612413 0,3569868 0,36585063 0,37232527 H.trình ngắn (M2=24) 0,15096385 0,1530287 0,15444033 0,14934498 0,16450562 H.trình dài (M1=16) 0,23655914 0,24262494 0,24047741 0,24487376 0,24681027 H.trình ngắn (M2=16) 0,27731562 0,28397706 0,28685004 0,27533475 0,28248253 H.trình dài (M1=24) 0,12125202 0,12090911 0,124413036 0,13183977 0,13125032 H.trình ngắn (M2=8) 0,40822312 0,4095572 0,41049263 0,41545037 0,40309182 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35 0,4 0,45 Tỉ lệ mấ t b yt e

Hiệu quả của phương pháp phân bổ bước sóng dựa trên độ dài hành trìn

Hình 3.12. Hiệu của của phương pháp phân bổ bước sóng dựa trên độ dài

hành trình, khi tỉ lệ phân bổ thay đổi M1/M2 = 8/24, 16/16, và 24/8.

Kết quả mô phỏng thể hiện ở Hình 3.12 cho thấy rằng: với hành trình dài, khi phân bổ số bước sóng cho nó ít thì tỉ lệ mất byte rất cao, ví dụ với tỉ lệ phân bổ bước sóng M1/M2 = 8/24, tỉ lệ mất byte trung bình của 2 hành trình là 0.36/0.15. Tuy nhiên, khi điều chỉnh phân bổ thành M1/M2 = 16/16 hay 24/8, tỉ lệ mất byte trung bình của 2 hành trình được cải thiện là 0.24/0.28 và 0.13/0.41. Điều này giúp một gợi ý là nếu chúng ta tìm được một mô hình điều chỉnh thích nghi và tối ưu về phân bổ bước sóng cho các luồng thì hiệu năng (trong trường hợp này là tỉ lệ mất byte) sẽ được cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương pháp nâng cao tính công bằng luồng trên mạng chuyển mạch chùm quang (Trang 54)