KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
3.3.2. Ảnh hưởng của các mức protein đến tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá
cá
3.3.2.1. Ảnh hưởng của các protein đến tốc độ tăng trưởng khối lượng trung bình cá
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của 3 mức protein đến tăng trưởng chiều dài của cá thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng khối lượng trung bình của cá thí nghiệm.
Ngày nuôi CT1 (g) CT2 (g) CT3 (g) 10 6,191 ± 0,581a 6,151 ± 0,489a 6,145 ± 0,491a 20 6,743 ± 0,381a 6,608 ± 0,343b 6,582 ± 0,370b 30 7,029 ± 0,339a 6,873 ± 0,361b 6,834 ± 0,370b 40 7252 ± 0,388a 7,074 ± 0,322b 7,019 ± 0,356b 50 7,394 ± 0,333a 7,196 ± 0,299b 7,125 ± 0,340b
Chú thích:(số liệu cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê( P <0,05)
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, khối lượng trung bình của cá trong quá trình thí nghiệm từ ngày nuôi thứ 10 đến ngày nuôi thứ 50, giá trị trung bình đạt cao nhất ở CT1 (7,394 ± 0,333g), thấp hơn ở CT2 (7,196 ± 0.299g), thấp nhất ở CT3 (7,125 ± 0,340g).
Khối lượng trung bình tăng dần qua các ngày nuôi. Theo kết quả kiểm định LSD thì sự sai khác của khối lượng trung bình giữa các công thức là sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi nuôi cá Vược ở giai đoạn giống, sau 50 ngày thí nghiệm cá ở CT1 (45% protein) cho kết quả tăng trưởng về khối lượng nhanh nhất.
Điều này, cho thấy rằng nhu cầu dinh dưỡng của cá Vược ở giai đoạn giống khá cao, với mức protein vào khoảng 45%. Đây cũng chính là kết quả phù hợp với các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây.
Tốc độ tăng trưởng khối lượng trung bình khối lượng cá biểu hiện rõ hơn ở đồ thị sau:
Hình 3.4. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng khối lượng trung bình cá Vược
3.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá Vược.
Kết quả theo dõi tăng trưởng tuyệt đối trong suốt quá trình thí nghiệm được thống kê phân tích qua bảng 3.6
Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng (±SD) của Vược (g/ngày).
Ngày nuôi CT1 (g/ngày) CT2 (g/ngày) CT3 (g/ngày)
30 0,028 ± 0,045a 0,026 ± 0,045a 0,025 ± 0,038a
40 0,022 ± 0,045a 0,020 ± 0,048a 0,018 ± 0,051a
50 0,014 ± 0,037a 0,012 ± 0,045a 0,010 ± 0,038a
TB 50 0,035 ± 0,006a 0,031 ± 0,005ab 0,030 ± 0,006bc
Chú thích: (số liệu cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê P <0,05)
Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối qua thời gian nuôi của công thức CT1, tiếp đến CT2 và thấp nhất là CT3. Và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối giảm dần theo thời gian nuôi.
Từ đó ta có thể khẳng định rằng, nhu cầu hàm lượng protein của cá Vược khá cao vào khoảng 45%, nên trong quá trình nuôi cần đảm bảo hàm lượng protein trong thức ăn.
Tốc độ tăng trưởng trung bình ngày về khối lượng đạt giá trị cao nhất đạt ở CT1 (0,059g/con/ngày), kế tiếp CT2 (0,055g/con/ngày) và thấp nhất ở CT3 (0,055g/con/ngày), và sự sai khác theo kiểm định LSD là sai khác không có ý nghĩa thống kê (P ≥ 0,05). Tuy nhiên sự sai khác chung trung bình của cả quá trình nuôi giữa các công thức là sai khác có ý nghĩa thống kê. (P < 0,05)
Ảnh hưởng của các mức protein đến tốc độ tăng trưởng về khối lượng trung bình ngày của cá Vược được thể hiện trong hình 3.5.
Hình 3.5. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng cá Vược theo thời gian nuôi có xu hướng giảm dần. Điều này hoàn toàn thích hợp với sự phát triển của sinh vật, mặt khác trong quá trình thí nghiệm thì nhiệt độ môi trường có thể không ổn định ảnh hưởng đến sự bắt mồi và hoạt động sống của cá Vược thí nghiệm.
Ngày nuôi CT1 (%/ngày) CT2 (%/ngày) CT3 (%/ngày) 10 0,960 ± 0,95a 0,906 ± 0,805a 0,897 ± 0,802a 20 0,882 ± 0,827a 0,736 ± 0,781a 0,703 ± 0,678a 30 0,419 ± 0,657a 0,392 ± 0,659a 0,377 ± 0,575a 40 0,309 ± 0,639a 0,292 ± 0,691a 0,268 ± 0,746a 50 0,198 ± 0,512a 0,172 ± 0,648a 0,151 ± 0,549 TB 50 0,554 ± 0,09a 0,499 ± 0,084ab 0,479 ± 0,097bc
Chú thích: (số liệu cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê P < 0,05)
Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đối trung bình ngày về khối lượng của cá có sự khác biệt khi nuôi bằng 3 công thức thức ăn với các mức protein khác nhau.
Kiểm định LSD cho thấy sai khác giữa CT1, CT2 và CT3 có sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Tăng trưởng tương đối khối lượng của cá trong quá trình diễn ra thí nghiệm, thì công thức CT1 cho tăng trưởng cao nhất, tiếp đến CT2 và thấp nhất là CT3. Điều này cho thấy rằng mức protein trong thức ăn càng cao thì cá Vược tăng trưởng càng tốt.
Kiểm định LSD cho thấy tăng trưởng giữa CT1, CT2 và CT3 có sai khác không ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Còn sai khác trung bình chung trong quá trình thí nghiệm giữa các công thức,giữa CT1 với CT2 và CT3 là sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).
Ảnh hưởng của các mức protein đến tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng cá Vược ở thí nghiệm được biểu diễn trong hình:
Hình 3.6. Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối của cá Vược.