KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
3.2.1. Ảnh hưởng của các mức protein đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cá
3.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng trung bình chiều dài toàn thân của cá
Kết quả theo dõi tăng trưởng chiều dài trong suốt quá trình nghiên cứu được thống kê theo bảng sau:
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng trung bình (± SD) về chiều dài của cá.
Ngày nuôi CT1 (cm) CT2 (cm) CT3 (cm) 10 6,354 ± 0,354a 6,353 ± 0,343a 6,348 ± 0,351a 20 6,640 ± 0,407a 6,631 ± 0,338a 6,626 ± 0,334a 30 6,913 ± 0,370a 6,881 ± 0,329a 6,873 ± 0,294a 40 7,141 ± 0,357a 7,095 ± 0,309a 7,074 ± 0,341a 50 7,350 ± 0,334a 7,294 ± 0,296ab 7,255 ± 0,287bc
Chú thích: (số liệu cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê P <0,05).
Cá Vược sau 50 ngày nuôi thí nghiệm thì thu được chiều dài toàn thân trung bình của cá vược cao nhất ở công thức CT1 (7,35 ± 0,334) tiếp theo là CT2 (7,294 ± 0,296cm) và thấp nhất ở CT3(7,255 ± 0,287cm). Từ ngày nuôi thứ 10 đến ngày nuôi thứ 40 thì ta thấy có sự sai khác giữa công thức CT1 và CT2, CT3 nhưng là sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
0,334), tiếp đến là CT2 (7,294 ± 0,296cm) và thấp nhất ở CT3 (7,255 ± 0,287cm). Phân tích kiểm định LSD về tăng trưởng chiều dài trung bình có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) giữa CT1 và CT2, CT3 ở ngày nuôi thứ 50.
Kết quả thu mẫu sau 50 ngày nuôi thí nghiệm sự tăng trưởng về chiều dài thân đạt giá trị cao nhất ở CT1, tiếp đến CT2 và thấp nhất ở CT3. Điều này có thể giải thích được là do các mức protein khác nhau trong thức ăn đã ảnh hưởng khác nhau đến tăng trưởng chiều dài toàn thân của cá Vược trong quá trình nuôi thí nghiệm và công thức thức ăn CT1 có chứa hàm lượng protein 45% cho tăng trưởng cao nhất.
Tăng trưởng chiều dài trung bình toàn thân cá Vược được biểu diễn qua đồ thị :
Hình 3.1. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình cá
Kết quả nghiên cứu thu thập cho thấy các mức protein thí nghiệm có ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều dài tuyệt đối cá Vược thể hiện ở bảng 3.5
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài TB ± SD (cm/ngày).
Ngày nuôi CT1 (cm/ngày) CT2 (cm/ngày) CT3 (cm/ngày)
10 0,045 ± 0,035a 0,045 ± 0,034a 0,044 ± 0,031a 20 0,028 ± 0,055a 0,027 ± 0,042a 0,027 ± 0,042a 30 0,027 ± 0,029a 0,025 ± 0,048a 0,024 ± 0,028a 40 0,022 ± 0,026a 0,021 ± 0,043a 0,020 ± 0,044a 50 0,020 ± 0,037a 0,019 ± 0,040a 0,018 ± 0,040a TB 50 0,029 ± 0,006a 0,028 ± 0,006ab 0,027 ± 0,005bc
Chú thích: (số liệu cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê p <0,05).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 10 ngày thí nghiệm cá có tốc độ tăng trưởng về chiều dài cao nhất và ở mỗi lần thu mẫu sau từ ngày nuôi thứ 20 trở đi cá có tốc độ tăng trưởng giảm dần cho đến ngày nuôi thứ 50. Ta có thể giải thích như sau :
Ở ngày nuôi thứ 10 tốc độ tăng trưởng cao nhất là do môi trường ở thời điểm này thuận lợi cho cá Vược phát triển.
Ở ngày nuôi thứ 20, 30, 40, 50 tốc độ tăng trưởng giảm dần, nguyên nhân chính là do sau một thời gian nuôi cá đã tăng trưởng kích thước, nên không gian sống trong giai thí nghiệm ngày càng chật hẹp hơn so với thời điểm ban đầu nên cá tăng trưởng chậm lại.
Tốc độ tăng trưởng trung bình ngày về chiều dài của cá khi nuôi bằng 3 công thức ăn có sự khác biệt. Tốc độ tăng trưởng trung bình ngày về chiều dài đạt giá trị cao nhất đạt ở CT1 (0,029 cm/con/ngày), tiếp đến CT2 (0,028cm/con/ngày) và ở CT3 (0,027 cm/con/ngày). Ở các ngày nuôi thứ 10, 20, 30 , 40, 50 kiểm định LSD cho thấy giữa CT1, CT2 và CT3 có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Chỉ có kết quả kiểm định LSD trung bình chung của cả 50 ngày nuôi mới có sự sai khác giữa CT1 với CT2 và CT3 là sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).
Mặt khác sau thời gian nuôi cá tăng trưởng kích thước, nên không gian sống trong giai thí nghiệm hẹp hơn so với ban đầu nên cá tăng trưởng chậm.
Diễn biến, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài cá biểu hiện rõ hơn ở đồ thị sau:
Hình 3.2. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài cá TN
3.2.1.3. Tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài cá Vược
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các mức protein đến tốc độ tăng trương tương đối chiều dài cá, thể hiện ở bảng 3.4.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đối trung bình ngày về chiều dài của cá khi nuôi bằng 3 CTTA có sự khác biệt.
Tăng trưởng tương đối chiều dài cá Vược trong quá trình thí nghiệm có xu hướng giảm dần theo ngày nuôi, điều này là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của sinh vật.
Ngày nuôi CT1 CT2 CT3 10 0,726 ± 0,551a 0,725 ± 0,54a 0,721 ± 0,5a 20 0,436 ± 0,843a 0,429 ± 0,734a 0,428 ± 0,657a 30 0,407 ± 0,444a 0,371 ± 0,716a 0,369 ± 0,434a 40 0,324 ± 0,369a 0,308 ± 0,615a 0,285 ± 0,641a 50 0,291 ± 0,519a 0,277 ± 0,569a 0,256 ± 0,572a TB 50 0,437 ± 0,089a 0,422 ± 0,081ab 0,412 ± 0,079bc
Chú thích: (số liệu cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê P <0,05)
Hình 3.3. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài cá Vược. Như vậy, các mức protein trong thức ăn đều có ảnh hưởng đến tăng trưởng tương đối chiều dài của cá Vược, nhưng với mức protein 45% cho ta kết quả cao nhất.
Kết quả này, cũng phù hợp với nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như : Wong và Cho (1989), Hồ Văn Việt (2010).