g. Kế toán Chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm:
2.1.1. Đặc điểm NVL tại công ty:
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất mang tính công nghiệp, sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp và thường cố định ở nơi sản xuất (thi công) còn các điều kiện khác đều phải di chuyển theo địa điểm xây dựng. Từ đặc điểm riêng của ngành xây dựng làm công tác quản lý, sử dụng vật liệu phức tạp vì chịu ảnh hưởng lớn của môi trường bên ngoài nên cần xây dựng định mức cho phù hợp với điều kiện thi công thực tế. Quản lý nguyên vật liệu là yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Đặc điểm của ngành xây dựng làm mới các công trình đòi hỏi nhiều loại NVL nên chi phí NVL chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá thành sản phẩm mà công ty chế tạo ra. Vì vậy, hạ thấp chi phí NVL là biện pháp tích cực nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, đồng thời việc hạ thấp giá thành sản phẩm sẽ có khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng như trong ngành xây dựng.
Để làm tốt công tác kế toán nguyên vật liệu, đòi hỏi chúng ta phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản tới khâu dự trữ và sử dụng. Trong khâu thu mua vật liệu phải được quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận kế toán – tài chính cần có quyết định đúng đắn từ ngay từ đầu trong việc lựa chọn nguồn vật tư, địa điểm giao hàng, thời hạn cung cấp, phương tiện vận chuyển và nhất là về giá mua, cước phí vận chuyển, bốc dỡ... cần phải dự toán những biến động về cung cầu và giá cả vật tư trên thị trường để đề ra biện pháp thích ứng. Đồng thời thông qua thanh toán kế toán vật liệu cần kiểm tra lại giá mua vật liệu, các chi phí vận chuyển và tình hình thực hiện hợp đồng của người bán vật tư, người vận chuyển. Việc tổ chức tổ kho, bến bãi thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu, tránh hư hỏng, mất mát,, hao hhujt, đảm bảo an toàn cũng là một trong các yêu cầu quản lý vật liệu. Trong khâu dự trữ đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu để đảm bảo cho quá trình thi công xây lắp được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng vật tư không kịp thời hoặc gây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.
Tóm lại, quản lý vật liệu, từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng vật liệu là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp luôn được các nhà quản lý quan tâm.