So sánh trị giá thuốc sản xuất trong nước, NLLT nhập khẩu vớ

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá công tác xuất nhập khẩu thuốc ở việt nam giai đoạn 1997 2002 (Trang 32)

giá trị thuốc nhập khẩu giai đoạn 1997-2002:

Việc nhập khẩu NLLT không đơn thuần là để giải quyết nhu cầu chữa trị bệnh trong nước mà nó giải quyết mối quan hệ giữa nhập khẩu và phát triển

sản xuất trong nước. So sánh các chỉ tiêu này nhằm xem xét sự liên quan, tác động qua lại giữa hai vấn đề nhập khẩu NLLT và sản xuất trong nước.

Bảng 3.6: Tổng trị giá thuốc nhập khẩu, thuốc sản xuất trong nước, NLLT nhập khẩu với tổng trị giá thuốc nhập khẩu từ năm 1997-2002.

Năm

TTGNK Thuốc s x trong nước NLNK

TTG (USD) T/lệ tăng trưỏmg(%) TTG (tr.VNĐ) T/lệ tăng trưởng(%) TG (USD) T/lệ tăng trưởng(%) 1997 387096000 100 1405807 100 59099000 100 1998 415727611 107.40 1485170 105.65 55153382 93.32 1999 361250000 93.32 1727504 122.88 64511000 109.16 2000 397935000 102.80 2314810 164.66 71627000 121.20 2001 417631000 107.89 2657415 189.03 74128000 125.43 2002 457128000 118.09 3144158 223.66 77940000 131.88 % tăng trưởng

Nhận xét: Qua bảng số liệu 3.6 ta thấy:

- Trị giá thuốc sản xuất trong nước có tốc độ tăng trưởng vững chắc hàng năm trong khi trị giá NLNK năm tăng, năm giảm, không ổn định. Có thể giải thích bằng lý do : nguồn nhập khẩu, nguồn NLNK không ổn định. Vậy không có liên quan rõ ràng giữa trị giá nguyên liệu nhập khẩu với trị giá thuốc sản xuất trong nước.

- Có thể thấy rõ một điều rằng nếu trị giá NLLT tăng đều đặn thì sẽ kéo theo trị giá thuốc sản xuất trong nước tăng nhanh hơn rất nhiều vì trị giá NLLT sẽ được chuyển vào trong trị giá thuốc sản xuất trong nước. Và như thế tốc độ tăng trưởng của trị giá thuốc sản xuất trong nước sẽ tăng, đó là điều tốt cho nghành Dược phẩm nước ta.

3.2.4 So sánh tốc độ tăng trưởng giữa thuốc thành phẩm nhập khẩu và trị giá thuốc sản xuất trong nước giai đoạn 1997-2002:

Thuốc thành phẩm nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước là hai nguồn thuốc chính trực tiếp đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh cho người. Xem xét tốc độ tăng trưởng của hai chỉ tiêu trên nhằm biẻu diễn mối quan hệ giữa giá trị nhập khẩu và giá trị sản xuất trong nước.

Bảng 3.7 : Trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu và trị giá thuốc sản xuất trong nước từ năm 1997 - 2002 ( CQLDVN).

Năm

Thuốc thành phẩm NK Thuốc s x trong nước TG (USD) Tỷ lệ tăng trưởng(%) Trị giá (triệu VNĐ) T/lệ tăng trưởng(%) 1997 293581000 100 1405807 100 1998 314897364 107.26 1485170 105.65 1999 258170000 87.94 1727504 122.88 2000 288172000 98.16 2314810 164.66 2001 293562700 99.99 2657415 189.03 1 2002 324336000 110.48 3144158 223.66

TTPNK — ■— TSXTN

Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu và trị giá thuốc sản xuất trong nước giai đoạn 1997-2002.

Nhận xét:

- Tốc độ tăng trưởng của trị giá thuốc sản xuất trong nước cao hơn so với tỷ lệ tăng trưởng của trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu.

- Thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng khoảng từ 30% đến 40% so với thuốc nhập khẩu (qua quy đổi theo mệnh giá USD theo từng năm), chứng tỏ thuốc sản xuất trong nước đóng một vai trò quan trọng trong việc cung ứng thuốc cho nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên cũng chứng tỏ rằng việc đáp ứng nhu cầu điều tri còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thuốc thành phẩm nhập khẩu. Trị giá thuốc thành phẩm nhập khẩu gần như gấp đôi trị giá sản xuất thuốc trong nước.

- Để phấn đấu đảm bảo thuốc sản xuất trong nước đáp ứng 60% mức tiêu dùng thuốc vào năm 2010, cần phải tập trung phát huy nội lực để phát triển sản xuất trong nước. Các giải pháp cụ thể là: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dược, khuyến khích sản xuất các thuốc mà Việt Nam

có lợi thế, khuyên khích đầu tư nước ngoài, đầu tư tong nước vào lĩnh vực sản xuất thuốc đồng thời có các chính sách cụ thể về quan lý xuất nhập khẩu, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước để giảm tỷ trọng thuốc nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá công tác xuất nhập khẩu thuốc ở việt nam giai đoạn 1997 2002 (Trang 32)