i. ảnh h−ởng của tốc độn và phụ tải động cơ
4.5.2 Những ph−ơng pháp khử độc của khí thải động cơ.
Khí thải từ xi lanh động cơ đi ra môi tr−ờng, ngoài các sản vật cháy hoàn toàn CO2, H2O, N2, còn chứa các sản vật ch−a đ−ợc cháy hoàn toàn, các sản vật đ−ợc phân giải từ sản vật cháy hoặc từ nhiên liệu.
Nhiều chất trong khí thải rất độc làm cho không khí ngoài trời trở nên độc hại:
Các chất độc chứa trong khí thải gồm có:
- Ôxit cacbon CO, có trong khí thải do thiếu ôxy nên C không đ−ợc cháy hoàn toàn. Động cơ xăng hoạt động với hoà khí đậm (α <1) l−ợng CO có thể tới 10 ữ12 % thể tích sản vật cháy. ở động cơ điêden mặc dù α >1 vẫn xảy ra hiện t−ợng cháy không hoàn toàn , CO có thể tới 0,5%
- Ôxit nitơ, NO và NO2, gọi chung là NOx tồn tại rất ít trong sản vật cháy (khoảng vài miligam trong 1lít)
- Khí SO2 và H2S, chứa trong khí thải của động cơ dùng nhiên liệu có l−u huỳnh. Số l−ợng SO2 có thể tới 250 mg/m3, hàm l−ợng H2S th−ờng rất nhỏ không đáng kể.
- Các sản vật chứa ôxy chủ yếu là alđêhít (khoảng vài mg/l)
- Các chất hyđrôcacbua chứa trong sản vật cháy d−ới dạng các chất CnHm độc hại của chúng không kém khí CO. Một trong các chất trên là benzơpiren – 3,4, rất dễ gây bệnh ung th−, ở nồng độ nhỏ nó cũng gây tác hại lớn.
Ngày nay vận chuyển bằng ô tô trong các thành phố (đặc biệt xe du lịch, mô tô, xe máy) đang phát triển nhanh, khiến môi tr−ờng không khí trong thành phố bị nhiễm độc nặng bởi khí thải, gây tác hại không nhỏ tới ng−ời dân đô thị. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm “khử độc trong khí thải động cơ ” hoặc “ảnh h−ởng khí thải tới sức khoẻ của con ng−ời”. Đó là những vấn đề phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.
Vấn đề khử độc trong khí thải động cơ đ−ợc giải quyết theo hai h−ớng sau: