Diễn biến của quá trình thải.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chu trình làm việc của động cơ đốt trong pdf (Trang 28 - 29)

i. ảnh h−ởng của tốc độn và phụ tải động cơ

4.5.1 Diễn biến của quá trình thải.

Quá trình thải đã đ−ợc trình bày khi nghiên cứu quá trình nạp, ở đây chỉ giới thiệu thêm về vấn đề thải sạch và công tiêu hao cho quá trình thay đổi môi chất. Để thải sạch khí sót và nạp đầy môi chất mới vào xi lanh, hầu hết các động cơ hiện đại đều sử dụng hiệu ứng dao động áp suất trong hệ thống nạp thải nhằm tạo nên sóng áp d−ơng ở khu vực xupáp nạp tr−ớc khi kết thúc nạp và tạo nên sóng áp âm ở khu vực xupáp xả tr−ớc khi kết thúc quá trình thải. ở động cơ tăng áp ng−ời ta đã lợi dụng chênh áp từ đ−ờng nạp - xi lanh - đến đ−ờng thải để mở rộng, kéo dài thời kỳ trùng điệp của các xupáp để quét buồng cháy, thải sạch khí sót và nạp đầy môi chất mới vào xi lanh.

Công tiêu hao cho quá trình thay đổi môi chất đ−ợc thể hiện bằng diện tích đồ thị p - V giữa đ−ờng nạp và đ−ờng thải. Nếu đ−ờng thải nằm cao hơn đ−ờng nạp (động cơ không tăng áp hình 4.27a) thì công tiêu hao cho thời kỳ thay đổi môi chất là công âm. Nếu đ−ờng thải thấp hơn đ−ờng nạp (động cơ tăng áp hình 4.27b) - thì đó là công d−ơng.

Trong động cơ ô tô máy kéo, để hạn chế tiếng ồn, ng−ời ta đã lắp bình tiêu âm trên đ−ờng thải, vì vậy đã gây thêm cản cho đ−ờng thải. Nhiều động cơ xe du lịch còn lắp thêm

bình xúc tác khí xả để giảm độc hại của khí xả đối với môi tr−ờng sống, đồng thời kiêm chức năng của bình tiêu âm, biện pháp trên cũng tạo thêm cản trên đ−ờng thải. Cấu tạo của bộ tiêu âm, bộ xúc tác khí xả trên đ−ờng thải phải giữ cho trở lực của đ−ờng thải là nhỏ nhất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chu trình làm việc của động cơ đốt trong pdf (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)