Phân tích tình hình xuất khẩu ở từng thị trường

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NỘI THẤT MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY THEODORE ALEXANDER (Trang 32)

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là các thị trường Châu Á, Châu Âu. Phân tích để nắm được tình hình xuất khẩu qua từng thị trường, xác định thị trường nào là thị trường chủ yếu, thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà công ty cần phải đầu tư nhiều trong tương lai, cũng như thị trường nào có nhiều rủi ro trong kinh doanh, không có khả năng tồn tại cần rút nhanh để đảm bảo lợi nhuận cao nhất. Qua phân tích để rút ra nhận định, nhận xét về thị trường, cần phải đầu tư nhiều vào các thị trường có tiềm năng, thị trường chủ lực, tránh những thị trường có rủi ro cao và đặc biệt là tránh tập trung cao vào một thị trường nhất định từ đó đề ra những kế hoạch kinh doanh xuất khẩu phù hợp với từng thị trường nhằm tăng nhanh hiệu quả hoạt động của công ty trên lĩnh vực ngoại thương.

Bảng 4.4: Thị Trường Xuất Khẩu Của Công Ty

Thị trường

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá Trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá Trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá Trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Châu Á 297326,12 40,12 342581,08 40,96 287013,25 36,14 Hoa Kỳ 143621,54 19,38 157246,65 18,80 153186,24 19,29 EU 300145,29 40,50 336598,02 40,24 353937,73 44,57 Tổng 741092,95 100,00 836425,75 100,00 794137,22 100,00

Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu

Nhận xét:

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình xuất khẩu của công ty qua từng thị trường có nhiều biến đổi, cụ thể là :

- Thị trường Châu Á: Giá trị xuất khẩu năm 2005 là 297326,12 triệu USD. Sang năm sau, năm 2006 thị trường xuất khẩu ở Châu Á có biến chuyển tốt nên giá trị xuất khẩu tăng lên 342571,08 triệu USD, tăng 15,22% so với năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2007 thì giá trị xuất khẩu tại thị trường Châu Á lại giảm xuống chỉ còn 287013,25 triệu Nguyên nhân làm cho sản lượng xuất khẩu ở thị trường Châu Á của công ty giảm đáng kể trong năm 2007 là do công ty gặp khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt bởi một số đối thủ như Trung Quốc, Đài Loan, Indonexis…, nhu cầu giảm thấp, dẫn đến việc xuất khẩu giảm sút, thị trường lúng túng, bị động.

Thị trường Châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc…. Trong đó Nhật bản là thị trường nhập khẩu nhiều nhất. Tuy nhiên, đối với một sản phẩm thủ công mỹ nghệ, người tiêu dùng Nhật Bản luôn quan tâm đến 3 yếu tố: thứ nhất, sản phẩm được làm bằng nguyên liệu gì; thứ hai, nhà sản xuất sử dụng phương pháp gì để tạo ra sản phẩm và thứ ba, sản phẩm thể hiện tính truyền thống như thế nào. Trong đó, yếu tố thứ 3 là quan trọng nhất, được người Nhật đặc biệt quan tâm, bởi họ

luôn đòi hỏi sản phẩm làm ra phải có “hồn”, thể hiện tâm tư, tình cảm của người lao động và mang nét độc đáo riêng. Vì vậy, để có thể chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản, công ty cần phải tập trung sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng với sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hoá sản xuất ra nên phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đa dạng hoá chủng loại, giảm về số lượng thành phẩm để đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.

- Thị trường Hoa kỳ: Giá trị xuất khẩu 2005 là 143621,54 triệu USD, năm 2006 là 157246,65 triệu USD xét về giá trị xuất khẩu thì năm 2006 tăng so với năm 2005 là 13625,11 triệu USD tuy nhiên về tỷ trọng thì năm 2006 giảm so với năm 2005 là 0,58%.

- Thị trường EU: Thị trường EU bao gồm các nước Canada, Tây Ban Nha, Nga, Ý, Ukraine, Ba Lan…. Trong đó Nga là thị trường nhập khẩu đều đặn mỗi năm, có thể nói Nga là một khách hàng quen thuộc, khách hàng truyền thống của công ty mặc dù lượng nhập là không lớn lắm. Bên cạnh đó Ba Lan là một thị trường có lượng nhập khẩu khá cao nhưng không đều đặn, còn Ukraine là thị trường mới được xâm nhập nhưng không bền. Đây là những thị trường khó tính do đó đòi hỏi cần phải tốn nhiều thời gian, vốn để đầu tư mở rộng và giữ vững.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NỘI THẤT MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY THEODORE ALEXANDER (Trang 32)