Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu nội thất mỹ nghệ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NỘI THẤT MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY THEODORE ALEXANDER (Trang 34)

4.3.1 Những định chế và đòi hỏi của thị trường

4.3.1.1Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu

Tại thời điểm nhập khẩu không có quy định gì đặc biệt trừ những đồ đạc dụng những nguyên liệu bằng da của một số loại động vật quý hiếm có thể bị hạn chế nhập theo các điều khoản của hiệp ước Washington (hiệp ước quốc tế buôn bán động thực vật quý hiếm).

4.3.1.2Các quy định pháp luật kinh doanh đồ gỗ

Một số sản phẩm đồ gỗ muốn được kinh doanh trên một số thị trường (Nhật Bản, Mỹ, EU…) phải đáp ứng được yêu cầu của “Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa” và “Luật an toàn sản phẩm

- Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa yêu cầu nhà nhập khẩu phải đảm bảo nhãn hiệu của sản phẩm (như bàn, ghế, chạn bát…) phải có đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng. Chẳng hạn mẫu nhãn hiệu cho mặt hàng ghế như sau:

Kích thước

Hình dáng bên ngoài Chiều cao của ghế Bộ phận kết cấu Xử lý bề mặt Vật liệu đệm Chú ý khi sử dụng

Tên của nhà cung cấp nhãn hiệu

Rộng x sâu x cao

- Luật an toàn sản phẩm: một số sản phẩm tiêu dùng mà kết cấu, vật liệu hoặc cách sử dụng đặt ra vấn đề an toàn đặc biệt được coi là “sản phẩm đặc biệt” có quy định tiêu chuẩn cho từng sản phẩm đặc biệt

4.3.2 Xu hướng tiêu dùng

Eu là một thị trường khó tính, luôn đề cao các tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn lao động và trách nhiệm đối với xã hội… Đây là những rào cản gây khó khăn cho công ty.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Hòa vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và trong khu vực đầy những khó khăn và thử thách, Công Ty TNHH Theodore Alexander đã từng bước tăng trưởng và phát triển, tạo thế đứng vững chắc cho mình.

Tuy còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực hoạt động XNK vì sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, thị trường chưa vững chắc, sản lượng tiêu thụ còn ở mức khiêm tốn, xong bằng chính lĩnh vực này công ty đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển, thu về ngoại tệ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Qua phân tích cho thấy tình hình kinh doanh xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty tuy có chuyển biến tốt, tăng dần về sản lượng xuất khẩu nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, sản lượng xuất khẩu của công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với toàn Thành Phố Hồ Chí Minh, thị trường xuất khẩu khá ổn định, tuy nhiên đòi hỏi công ty cụ thể là các nhà quản lý của công ty vẫn phải hoạch định kế hoạch, chiến lược kinh doanh có hiệu quả nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu hơn nữa

Việc kinh doanh xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một trong những khâu mang lại lợi nhuận cao, nhiều ngoại tệ cho công ty, và nội thất mỹ nghệ còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty

do đó phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu giúp cho công ty có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về khâu xuất khẩu từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, phát huy những cơ hội, những mặt mạnh, khắc phục những khó khăn thách thức để tình hình xuất khẩu ngày càng tốt hơn, hiệu quả ngày càng cao, công ty ngày càng phát

triển vững chắc.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với Nhà Nước

- Nhà Nước nên có chính sách đầu tư, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ thêm vốn cho công ty hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

- Nhà Nước nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công ty hoạt động, tăng cường xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài.

- Cần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chính sách quản lý xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho công ty trong việc tìm kiếm, thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.

5.2.2 Đối với Công ty

- Công ty cần phải có kế hoạch thu mua, chế biến, dự trữ hợp lý, liên kết với người sản xuất để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định.

- Đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị phục vụ cho việc chế biến xuất khẩu nhằm giảm thấp chi phí đầu vào làm tăng lợi nhuận cho công ty.

- Công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, công ty cần nghiên cứu và hoạch định kế hoạch để sản phẩm xuất khẩu của công ty có thể xuất sang nhiều thị trường khác

- Đầu tư mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, đồng thời chú ý đến công tác tìm kiếm, thu thập thông tin thị trường để đưa ra những dự báo về thị trường một cách nhanh chóng và chính xác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công ty nên xây dựng chiến lược giá, hoa hồng cũng như những ưu đãi khác đối với khách hàng thân thiết, không thân thiết, cũng như các nhà trung gian, các đại lý tiêu thụ…

- Công ty cần đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại thương cho các cán bộ có năng lực, trình độ. Cử các cán bộ tham gia vào các khóa học, huấn luyện giúp nâng cao trình độ, đủ khả năng phán đoán những biến động của thị trường, phục vụ chohoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đặc biệt là kinh doanh xuất

nhập khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình phân tích kinh doanh – Nguyễn Hữu hạnh (NXB Tuổi Trẻ 2005) Quản Trị Tài Chính – Phạm Khuynh Diệp (NXB Tuổi Trẻ 2006)

Website: Http://cbi.net Http://dddn.com Http://mof.info.gov

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NỘI THẤT MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY THEODORE ALEXANDER (Trang 34)