Tiềm năng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 31)

Châu Đốc là trung tâm du lịch của tỉnh An Giang, các điểm như Miếu Bà Chúa Xứ - Núi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Hang, Châu Đốc nằm trong tổng thể du lịch của tỉnh An Giang, là tỉnh đồng bằng đặc biệt có núi có sông với phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, địa điểm du lịch phong phú đa dạng được trải đều và liên hoàn trên toàn thành phố. Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư khá, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nâng cao, nhu cầu vui chơi giải trí phát sinh tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển. Du lịch tâm linh hấp dẫn thu hút du khách ngày càng đông. Châu Đốc là thành phố có tiềm năng phát triển du lịch tâm linh và du lịch mua sắm, du khách đến Châu Đốc phần lớn là viếng Miếu Bà Chúa Xứ, hằng năm có gần 4 triệu lượt khách đến du lịch ở thành phố Châu Đốc.

Ngoài ra, nhiều công trình du lịch, thiết chế văn hóa lớn được đưa vào sử dụng, tạo điểm nhấn quan trọng để thành phố Châu Đốc tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội gắn với các hoạt động quảng bá và phát triển du lịch của thành phố. Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại tạo bước đột phá mới, đảm bảo đồng bộ trong quy hoạch phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Phát huy lợi thế giá trị văn hóa, Châu Đốc đã, đang chủ động tăng cường mở rộng liên kết tour, tuyến, hình thành không gian du lịch rộng lớn, giữa các huyện, thị xã, thành phố trong khu vực, trong nước và quốc tế. Trong đó, trọng

tâm là hoàn thiện hơn nữa cung cách phục vụ, văn minh thương mại, nhất là đa dạng hóa các sản phẩm văn hóa du lịch, quà lưu niện đặc trưng của Châu Đốc. Đồng thời, đầu tư tôn tạo, phát triển các cảnh quan, di tích, điểm vui chơi, giải trí nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách và kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu của du khách và đảm bảo du lịch phát triển bền vững.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tập trung nguồn nhân lực, huy động xã hội tham gia phát triển mới các sản phẩm loại hình du lịch. Nâng cao nhận thức của người dân, người mua bán về việc xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự, làm hài lòng du khách và tăng thu nhập từ du khách. Chỉnh trang, làm mới, làm đẹp từ hình ảnh con người Châu Đốc lan tỏa đến du khách khi đến Châu Đốc. Châu Đốc đang triển khai và hoàn thiện Đề án Công viên văn hóa Núi Sam, kết hợp xúc tiến nhanh các hạng mục đầu tư xây dựng, chỉnh trang khu du lịch Núi Sam, hạ tầng du lịch sinh thái Vĩnh Mỹ và các công trình giao thông, đô thị trọng điểm. Qua đó, tạo không gian, môi trường du lịch tốt nhất để phát triển, khai thác có hiệu quả loại hình du lịch tâm linh kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái.

Hàng năm, trên địa bàn thành phố diễn ra nhiều lễ hội lớn nhỏ khác nhau, thu hút khá đông khách hành hương từ các nơi đổ về. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp, các lễ hội này vẫn có những “điểm trừ” không đáng có.

Những tháng hành hương, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam trở nên nhộn nhịp với hàng triệu du khách tìm đến chiêm bái, lễ cúng. Đó cũng là lúc những người lao động tại địa phương có điều kiện nâng cao thu nhập vào các dịch vụ phục vụ lễ hội. Tuy nhiên, do một bộ phận người dân có tư tưởng thu lợi bất chính bằng cách lừa gạt du khách nên xuất hiện hiện tượng tiêu cực như bói toán, xin xăm, hay móc túi, trộm vặt… dẫn đến tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp khó lường ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến tham quan tại nơi đây.

Nhận thức về bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch của cộng đồng dân cư và một bộ phận du khách chưa cao đã dẫn đến cảnh mất vệ sinh tại khu di tích lịch sử Núi Sam, khu trung tâm chợ Châu Đốc. Vấn đề trật tự còn hạn chế, tình trạng mua bán lấn chiếm lòng lề đường vẫn còn. Có thể nói với lượng khác thập phương như

vậy việc giữ gìn an toàn, trật tự, vệ sinh công cộng cho địa phương và du khách nơi đây là cần thiết.

Nhận định về cảnh quan du lịch ở Châu Đốc thì cho là tốt vì đi cúng, viếng một số điểm chùa rồi về hoặc ghé mua sắm tại chợ hoặc đến các huyện bạn lân cận như Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn vàcác huyện khác vì năm nào đi cũng vậy không có gì mới, lạ để khám phá thêm.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên thừa và thiếu, thiếu vì hầu hết nhân viên phục vụ nơi đây đều chưa qua đào tạo do đó chất lượng phục vụ thấp không chuyên nghiệp theo đúng yêu cầu. Mỗi năm đều tổ chức nhiều khóa đào tạo, nhưng nguồn nhân lực hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Các công trình giao thông cầu đường nối các khu vực du lịch trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh về An Giang cũng như tại An Giang đến các khu điểm du lịch chậm thực hiện và đầu tư không đồng bộ đã làm hạn chế việc thu hút du khách và thu hút đầu tư như quốc lộ 1 thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp, quốc lộ 91 (Châu Đốc - Tịnh Biên và Tịnh Biên - Tri Tôn). Điều đáng chú ý hiện nay thường xảy ra kẹt phà tại điểm phà Vàm Cống, nhất là các ngày nghỉ và vào dịp vía Bà Chúa Xứ.

Một số công trình tại các khu, điểm du lịch còn đang quy hoạch và trong giai đoạn xây dựng chưa hoàn chỉnh, hoặc đầu tư nâng cấp chưa kịp để đưa vào phục vụ du khách, tiến độ thi công chậm do thiếu vốn, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản phải tốn nhiều thời gian, giải ngân chậm. Do đó, nhiều tiềm năng còn bỏ ngõ, nhiều tài nguyên du lịch chưa được khai thác, một số năng lực du lịch chưa được phát huy. Hoạt động quảng bá tuyên truyền, xúc tiến du lịch còn phân tán, không thường xuyên và chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Các doanh nghiệp ít có khả năng tiếp cận các thị trường tiềm năng;

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là: sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, chưa hấp dẫn; Các điểm du lịch chưa thật sự hấp dẫn; Việc khai thác và quản lý cũng chưa thật sự hiệu quả; chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng với nhu cầu của du khách.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 31)