Bài học kinh nghiệm đối với hoạt động cho vay cá nhân không có

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY cá NHÂN KHÔNG có tài sản bảo đảm tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 35)

7. Kết cấu luận văn

1.5. Bài học kinh nghiệm đối với hoạt động cho vay cá nhân không có

Con người là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì có nhân viên bán hàng tốt, đội ngũ lãnh đạo giỏi thì mới phát triển được công tác bán hàng và phục vụ khách hàng tốt. Được như vậy cần có kế hoạch và thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ ngân hàng cũng như kỹ năng giao tiếp và đạo đức của nhân viên ngân hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần xây dựng quy trình cho vay chuẩn mực và hợp lý, nâng cao khả năng phục vụ, thẩm định khách hàng và thực hiện đúng qui trình thẩm định và cho vay khách hàng nhằm nâng cao khả năng thẩm định, có quyết định cho vay đúng, hạn chế rủi ro khách hàng không trả được nợ vay.

Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân hàngnhằm phát hiện, ngăn

ngừa các sai sót trong quá trình cho vay, nâng cao việc tuân thủ các quy chế tín dụng, quy định, qui trình cho vay.

1.4.2.4 Giải pháp chú trọng đầu tư công nghệ ngân hàng, trang thiết bị và

cơ sở vật chất cho ngân hàng:

Công nghệ ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh và chiếm thị trường, có công nghệ hiện đại mới có thể triển khai được những sản phẩm mới hiện đại và mới có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng và lôi kéo khách hàng. Ngoài ra, trang thiết bị và cơ sở vật chất đẩy đủ, tiện nghi và hiện đại giúp cho giao dịch thuận lợi, thoải mái cho khách hàng và còn đem lại thêm hình ảnh tốt của ngân hàng.

1.5 Bài học kinh nghiệm đối với hoạt động cho vay cá nhân không có TSBĐ: TSBĐ:

1.5.1 Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng không có TSBĐ của Home Credit:

Với tiêu chí cho vay dễ dàng, nhanh chóng, thủ tục đơn giản, Home Credit Việt nam nỗ lực tiến sâu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng (mua trả góp hàng nội thất, điện máy gia dụng, xe máy...) và đã tạo rất nhiều điểm cho vay trên khắp cả nước. Để có thể tiếp cận nhanh hơn đến khách hàng, Công ty đã xây dựng mạng lưới các đối tác

bán lẻ để cùng hợp tác trong việc cung cấp dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Điều này có nghĩa các khoản cho vay nhỏ được thực hiện tại các cửa hàng, nơi khách hàng có nhu cầu mua sắm sản phẩm. Theo đó mỗi ngày Home Credit xử lý rất nhiều yêu cầu

cho vay với thời gian mỗi xử lý từ 10-15 phút. Để đảm bảo tiêu chí an toàn tín dụng,

Home Credit đã mất 25 năm để phát triển hệ thống tính điểm và qui trình thẩm định hồ

sơ nhanh.

Thực tế hiện nay, dù mặt bằng lãi suất của các công ty tài chính tiêu dùng khá cao nhưng khách hàng vẫn lựa chọn dịch vụ này như giải pháp tài chính hữu hiệu giúp

nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

1.5.2 Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng không có TSBĐ của Ngân hàng

TMCP Á Châu (ACB):

Lĩnh vực cho vay tiêu dùng của ACB phát triển khá mạnh nhờ vào sự đa dạng về sản phẩm, điều kiện vay vốn linh hoạt, ACB đã đáp ứng thêm nhiều nhu cầu của

khách hàng, sản phẩm của ACB tạosự khác biệt, ví dụ sản phẩm hỗ trợ nhà nông vay

sinh hoạt tiêu dùng áp dụng cho đối tượng nông dân có nguồn thu nhập từ trồng lúa, thời hạn vay tối đa 7 năm với số tiền lên đến 500 triệu đồng; dịch vụ hỗ trợ tài chính du học- đây là sản phẩm tín dụng dành cho khách hang cá nhân có nhu cầu hỗ trợ tài chính để làm thủ tục xét cấp visa hay thanh toán tiền học phí và các chi phí phát sinh trong quá trình học tập. Với số lượng khách hàng ngày càng tăng, ACB vẫn đảm bảo cung cấp cho khách hàng sản phẩm với thời gian nhanh chóng, nhờ vào thủ tục vay vốn đơn giản, hệ thống phần mềm ngân hàng hiện đại phục vụ công tác thẩm định, soạn hồ sơ hợp đồng, theo dõi khoản vay, đồng thời ACB có bộ phận chuyên trách thực hiện việc cho vay tiêu dùng. Thủ tục vay khá đơn giản, chỉ cần sao kê lương 3 tháng gần nhất, giấy tờ nhân thân, không cần có sự xác nhận của lãnh đạo đơn vị công tác. ACB có đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp mang đến sự hài lòng cho khách hang, đồng thời ACB cũng ra nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi lớn như vay tiêu dùng tín chấp kèm bảo hiểm tiền vay nhằm phòng ngừa rủi ro; vay thẻ tín dụng với các ưu đãi khi mua sắm, giải trí và ACB có chính sách chăm sóc khách hàng khá tốt.

1.5.3 Bài học kinh nghiệmrút ra từ cho vay tiêu dùng không có TSBĐ của

• Với hình thức cho vay tại điểm bán hàng hóa đã tạo sự tiện lợi cho khách hàng, đồng thời đáp ứng nhu cầu khách hàng ngay tức thì, chỉ cần phát sinh nhu cầu ngay tại cửa hàng, khách hàng vẫn có thể sở hữu ngay thứ mình muốn mà chưa đủ tiền trả hết ngay.

• Thời gian giải quyết hồ sơ vay nhanh chóng nhờ vào lượng nhân viên đông, thành thạo nghiệp vụ, chuyên nghiệp cũng như có bộ phận chuyên trách về cho

vay tiêu dùng.

• Thủ tục vay đơn giản và thông tin nhanh cho khách hàng hiểu về sản phẩm vay cũng như các điều kiện, điều khoản vay vốn.

• Đa dạng hóa sản phẩm cho vay cho khách hàng cùng các điều kiện trả nợ vay linh hoạt đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với khách hàng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm sản phẩm phù hợp và nhanh chóng tiếp cận vốn vay.

• Phần mềm công nghệ ngân hàng hiện đại giúp nâng cao năng suất lao động của nhân viên, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt khoản vay cũng như thuận lợi trong theo dõi, thu nợ khoản vay, tạo cho khách hàng sự tin tưởng vào ngân

hàng, công ty.

• Công tác chăm sóc khách hàng thực hiện khá tốt nhằm giữ chân khách hàng, tạo được uy tín và phát triển được khách hàng từ những khách hàng đã sử dụng dịch vụ.

• Việc tặng kèm bảo hiểm khoản vay vừa giúp khách hàng an tâm, tạoấn tượng tốt đồng thời cũng giúp ngân hàng đề phòng rủi ro.

Tóm tắt chương 1:

Cho vay không có TSBĐ là một hình thức cho vay mà người đi vay không cần phải có thế chấp hoặc cầm cố tài sản của mình hoặc bằng tài sản của bên thứ ba cho

ngân hàng, ngân hàng căn cứ vào vào uy tín, nguồn thu nhập, mục đích sử dụng vốn

của khách hàng để cho vay.

Cho vay không có tài sản là một mảng trong hoạt động cho vay nói chung của

ngân hàng, cho vay không có TSBĐ phục vụ các nhu cầu chi tiêu mua sắm của người

dân có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, từ đó gián tiếp thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Ngoài ra, việc vay không có TSBĐ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu mua sắm trước mắt hay hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục, du lịch tiện ích mà còn giúp người vay nâng cao sức khỏe, trí tuệ giúp họ làm việc tốt hơn. Việc cho vay không có

TSBĐ giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm, thu hút thêm khách hàng và gia tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Cho vay cá nhân không có TSBĐ thường hướng đến khách hàng có thu nhập khá ổn định, đáp ứng các nhu cầu mua sắm, chi tiêu, tiêu dùng...giá trị mỗi khoản vay không lớn nhưng lãi suất cho vay và độ rủi ro thường cao hơn khá nhiều so với cho vay có TSBĐ.

Nội dung của mở rộng hoạt động cho vay cá nhân không có TSBĐ bao gồm giới thiệu, triển khai nhiều sản phẩm cho vay cá nhân không có TSBĐ; Phát triển hoạt động tiếp thị-bán hàng nhằm tăng số lượng khách hàng và dư nợ cho vay; Kiểm soát rủi ro tín dụng và chất lượng dịch vụ cho vay không có TSBĐ.

Thực hiện nội dung mở rộng hoạt động cho vay cá nhân không có TSBĐ thì các

giải pháp về phát triển sản phẩm, đẩy mạnh công tác tiếp thị bán hàng, quảng cáo, truyền thông trong hoạt động ngân hàng chiếm một nội dung quan trọng, bên cạnh giải pháp về quản trị, kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay.

Vay cá nhân không có TSBĐ là một yêu cầu cần thiết trong đời sống kinh tế xã

hội và có triển vọng tốt phát triển. Với tốc độ phát triển kinh tế, việc cạnh tranh giữa

các ngân hàng diễn ra gay gắt, cho vay không có TSBĐ là một trong những hướng phát triển của ngân hàng, nó mang lại thêm hiệu quả cho ngân hàng đi cùng có lãi suất cho vay phù hợp và giải pháp quản trị rủi rohợp lý, chất lượng dịch vụ cho vay tốt.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNGHOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN

KHÔNG CÓ TSBĐ CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HUẾ

2.1Giới thiệu sơ lược về Techcombank và Techcombank Huế:

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Techcombank:

Lịch sử hình thành và phát triển của Techcombank:

Theo giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt nam cấp ngày 06/08/1993; Giấy phép thành lập số 1534/QĐ-UB do UBND

Thành phố Hà nội cấp 04/09/1993 và Giấy phép kinh doanh số 055697 do Sở KHĐT Hà nội cấp ngày 07/09/1993, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- Techcombank

được thành lập.

Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam

Tên quốc tế: Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank.

Tên giao dịch: Techcombank Tên viết tắt: TCB

Trụ sở chính : 70-72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội Vốn điều lệ: 8.788 tỷ đồng

Sau hơn 20 năm hoạt động, trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính và trong

bối cảnh nền kinh tế khó khăn, TCB vẫn đứng vững và ngày càng phát triển. Với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, cùng cổ đông lớn nhất lúc đó là Hãng hàng không Việt nam có vốn góp là 6 tỷ đồng và một số cổ đông khác như Tổng công ty da giày, Tổng công ty dệt may…và cổ đông cá nhân, hiện nay vốn điều lệ của TCB đã được bổ sung dần và lên đến con số 8.788 tỷ đồng. Cổ đông chiến lược hiện nay của TCB là ngân hàng HSBC chiếm 20% cổ phần, tổng tài sản hiện nay trên 180.000 tỷ đồng.

TCB ngày càng trở nên quen thuộc với công chúng, mạng lưới giao dịch rộng

rãi với hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch có trên 50 tỉnh thành trong cả nước. Là một ngân hàng đô thị đa năng, TCB cung ứng phong phú và đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng như các sản phẩm mới với công nghệ hiện đại. Qua năm tháng phát triển, TCB đã tăng trưởng liên tục về vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới giao dịch, tăng cường chất lượng và số lượng đội ngũ nhân viên, TCB luôn vững mạnh về tài chính, các sản phẩm dịch vụ rất đa dạng và hiện đại, chất lượng dịch vụ

luôn được nâng cao, đặc biệt TCB luôn đi đầu về mặt công nghệ ngân hàng. TCB đã tạo dựng uy tín và hình ảnh đối với người dân, đơn vị và các tổ chức.

Trong chiến lược phát triển của mình, TCB đặt ra các sứ mệnh:

* Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng

nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sởluôn coi khách hàng làm trọng tâm.

* Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhấtvới nhiều

cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.

* Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dàithông qua việc triển khai

một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Một số thành tựu đạt được của TCB trong những năm gần đây:

TCB là Ngân hàng được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao, trong các năm gần đây TCB thường nhận được khá nhiều giải thưởng, bằng khen:

• Năm 2011-2012: nhận 20 giải thưởng quốc tế, đáng chú ý là giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt nam do The Asset, The Asian Banker trao tặng.

• Năm 2013: Nhận 7 giải thưởng quốc tế, trong đó nổi bật có các giải về quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại tốt nhất Việt nam, Ngân hàng tốt nhất Việt nam, giảiSao vàng Đất Việt.

• Năm 2014: TCB đã nhận các giải thưởng về Ngân hàng điện tử tốt nhất Việt nam, Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt nam, Ngân hàng thương mại có dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt nam, Ngân hàng đối tác hàng đầu Việt nam do tạp chí The

Asian Banker trao tặng.

(Nguồn tham khảo: www.techcombank.com.vn)

2.1.2 Giới thiệu sơ lược về Techcombank Huế:

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển củaTechcombank Huế:

Từ chiến lược phát triển mạng lưới của Techcombank từ những năm trước, TCB Huế được thành lập tháng 08/2007, mô hình ban đầu là Phòng giao dịch Huế trực thuộc Chi nhánh cấp 1 là Chi nhánh Đà nẳng, sau 1 năm hoạt động PGD Huế đã được

Qua 7 năm hoạt động, TCB Huế đã không ngừng mở rộng và phát triển, mạng lưới tại thành phố hiện đã có thêm 02 phòng giao dịch trực thuộc, với nhân sự toàn bộ

là 48 người, trong đó nhân sự tại mỗi phòng giao dịch là 7 người. TCB Huế đã dần

khẳng định hình ảnh và đã được người dân và các cơ sở kinh doanh biết đến và giao dịch. Trong quá trình hoạt động, TCB Huế luôn được hướng dẫn, giám sát của TCB Hội sở để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách

hàng.

2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức quản lý ở TCB Huế:

Bảng 2.1 – Sơ đồ tổ chức quản lý của Techcombank Huế

2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

a/ Giám đốc Chi nhánh:

• Xây dựng phương án kinh doanh;

• Tổ chức, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm chung toàn bộ kết quả hoạt động của Chi nhánh;

• Chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động của chi nhánh, bao gồm việc hướng dẫn, đào tạo, giám sát việc tuân thủ qui trình, qui định của ngân hàng.

b/ Phòng khách hàng doanh nghiệp: Bao gồm Trưởng phòng KH doanh nghiệp

và các Chuyên viên KH doanh nghiệp, Phòng KHDN có chức năng, nhiệm vụ:

• Tìm kiếm, khai thác, tiếp xúc đối tượng khách hàng là doanh nghiệp.

Giám đốc Chi nhánh Phòng GD Phòng KHDN Phòng KHCN Phòng KTGD CV KH CN Kiểm soát viên CV KHDN CV KHCN Giao dịch viên Thủ quỹ Giao dịch viên Thủ quỹ Kiểm soát viên Bộ phận hỗ trợ

• Trình cấp tín dụng và bán các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng

doanh nghiệp.

• Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch kinh doanh đối với mảng khách hàng doanh nghiệp.

• Duy trì mối quan hệ với khách hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả.

c/ Phòng khách hàng cá nhân: Bao gồm Trưởng phòng KH cá nhân và các

chuyên viên KH cá nhân, có chức năng, nhiệm vụ:

• Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch kinh doanh đối với mảng khách hàng cá nhân.

• Tìm kiếm, khai thác, tiếp xúc đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ kinh

doanh.

• Trình cấp tín dụng và bán các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh.

• Duy trì mối quan hệ với khách hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả.

d/Phòng kế toán giao dịch: Bao gồm Trưởng phòng, Kiểm soát viên, các Giao

dịch viên và thủ quỹ; có các chức năng, nhiệm vụ:

• Đón tiếp và tư vấn khách hàng theo đúng các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ ban hành

• Tổ chức khai thác, tìm kiếm khách hàng và chịu trách nhiệm về kết quả

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY cá NHÂN KHÔNG có tài sản bảo đảm tại NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)