Việc thực hiện thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó quyết định vị thế của doanhnghiệp trên thương trường. Xét trên một phương diện nào đó Công ty TNHH TM và
XNK Đức Hiếu đã có những biện pháp trong công tác thúc đẩy khả năng
tiêu thụ sản phẩm của mình, bước đầu Công ty đã có những thuận lợi và thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng Công ty vẫn còn nhiều tồn tại trong việc tiêu thụ sản phẩm do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra.
1. Ưu điểm
Trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như ngày nay thì việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Công ty TNHH TM và XNK Đức Hiếu trong những năm gần đây luôn tìm mọi biện biện pháp để tìm kiếm thị trường cho mình, vì thế tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Có được điều đó, một phần là do Công ty có những ưu điểm cơ bản sau:
-Tiền thân của công ty là cưa hàng kinh doanh điên thoại,nay đã lên công ty,nên trong nhiều năm hoạt động, Công ty đã khẳng định được thương hiệu cũng như uy tín của mình đối với khách hàng. Những sản phẩm truyền thống của Công ty luôn được người tiêu dùng trên khắp cả nước tin dùng, đây là điều kiện rất thuận lợi để Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
-Công ty đã có được một mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm hầu như rộng khắp cả nước thông qua các đại lý, các chi nhánh đã tạo điều kiện cho việc
-Công ty có mặt bằng sản xuất, kho, bãi gần đường giao thông rất thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ.
-Cán bộ công nhân viên trong Công ty là một tập thể đoàn kết, ham học hỏi và gắn bó lâu dài với Công ty.
2 Hạn chế và nguyên nhân
2.1. Công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế, cách thức điều tra chưasát với thực tế sát với thực tế
Công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế, cách thức điều tra chưa sát với thực tế là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
-Công cụ điều tra của Công ty chủ yếu dựa vào phản ánh dự đoán, về thị trường khách hàng còn chưa chú ý quan tâm đến nhu cầu nguyện vọng của khách hàng, các trang thiết bị máy móc tổng hợp thông tin còn thiếu nhiều, trình độ quản lý của cán bộ nghiên cứu thị trường còn hạn chế, chưa phát huy hết khả năng của bộ máy điều tra.
-Về công tác Marketing hiện nay mới ở trình độ thấp, về thực chất hoạt động Marketing có nhưng chưa thành tổ chức, chưa đề ra nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động cụ thể. Các hoạt động chủ yếu chỉ mới diễn ra ở khâu bán hàng và khâu lưu thông nghĩa là chỉ cố gắng làm sao để bán được sản phẩm hàng hoá mà Công ty kinh doanh hoặc đang sản xuất. Như vậy hoạt động chưa đảm bảo các công việc theo đúng nghĩa của nó là xây dựng chiến lược thị trường cho công ty trên cơ sở làm tốt công tác điều tra nghiên cứu, thu thập các loại thông tin về tình hình cung cầu các loại hàng hoá dịch vụ trên từng loại thị trường mà Công ty có khả năng thực hiện. Ngoài ra công tác Marketing chưa xây dựng được chiến lược sản phẩm mà Công ty có khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thị trường.
-Các hoạt động quảng cáo, giao tiếp, khuyếch trương còn chưa thường xuyên và chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp. Đây là hoạt động rất quan trọng, là
công cụ để Công ty thực hiện các chiến lược của mình. Một trong những phương thức khuyếch trương quan trọng là quảng cáo thì lại chưa được chú trọng nhiều nên hiệu quả quảng cáo chưa cao. Công ty ít tham gia vào các hội chợ triển lãm, ở các trung tâm thương mại để khuyếch trương, giới thiệu sản phẩm phục vụ cho chiến lược mở rộng thị trường.
2.2. Tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa khoa học
Nguyên nhân là do việc phân phối sản phẩm trong Công ty không phải theo một chính sách đã được vạch ra căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu xã hội một cách tỉ mỉ, khoa học và chặt chẽ mà thực hiện còn dựa vào kinh nghiệm qua quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác. Việc hình thành nên hệ thống tiêu thụ sản phẩm của Công ty mới chỉ hình thành các chi nhánh,các đại lý ở các tỉnh,thành phố lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Ninh Bình...mà chưa quan tâm,chú trọng đến tất cả các vùng kinh tế trong cả nước. Các đại lý, các chi nhánh của Công ty chưa vươn rộng, phân phối đến các thị trường tiêu thụ giàu tiềm năng như: Đồng Nai, Bình Phước...bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, nhân viên bán hàng của Công ty còn thiếu năng lực và kinh nghiệm đã bị ảnh hưởng không nhỏ đến việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Điều đó làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn hạn hẹp,chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
PHẦN III
BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY