- Có 2 kiểu (style) chính là: style ngăn kéo và style cánh mở.
- Trường hợp triển khai tủ bếp từ file thiết kế sketchup thì ta lấy kích thước từ file sketchup để vẽ.
- Trường hợp thiết kế tủ bếp từ mặt bằng Cad thì lúc này người thiết kế phải nắm rõ các vấn đề sau:
1- Tủ trên: Khay chén dĩa, máy sấy chén, máy hút khói, đèn dấu bóng 2- Tủ dưới: Khay gia vị, Rổ xoong nồi, giá (thẳng/góc) dụng cụ dao,
kéo,…
3- Tủ cao: lò nướng, lò viba
4- Giữ tủ trên và dưới: Ốp laminate màu, kính, gạch, đá,… Thanh inox treo dụng cụ.
5- Thiết bị khống chế kích thước: bếp gas âm, máy hút khói, sink, máy sấy chén, lò nướng, lò viba, tủ lạnh.
6- Phụ kiện: bản lề, tay nắm, tay nâng thanh chống thủy lực, ray trượt. 7- Kích thước:
+ Tủ trên: sâu 350 cao 700 + Tủ dưới: sâu 600 cao 860
+ Cánh tủ/ngăn kéo: 250, 300, 350, 400, 450 + Ngăn kéo lớn: 500~900
8- Lưu ý:
+ Xử lý góc giao tủ trên bếp chữ L bằng ngăn kệ + Xử lý góc giao tủ dưới bếp chữ L bằng ngăn kéo
- Khi bạn đã hiểu rõ các thành phần cấu tạo thì việc vẽ triển khai tủ bếp sẽ trở nên dễ dàng. Việc còn lại chỉ là thủ thuật vẽ Cad.
- Lưu ý:
+ Nên dùng Lisp DV để chia cánh tủ.
+ Khi triển khai tủ bếp thì việc đầu tiên là chúng ta chọn trước các thiết bị khống chế kích thước (mục 5). Ghi chú rõ kích thước, chủng loại, nhà cung cấp thiết bị.
truongthehiep1980@gmail.com trang 38