CHUYÊN ĐỀ MÁ

Một phần của tài liệu Sổ tay họa viên kiến trúc (Trang 31)

1- Mái vòm cong: Ngói, sàn mái BTCT, vòm cong BTCT, dầm console,

cột, tường (3 mặt), chỉ nổi, khóa vòm, bán kèo (chữ A). - Mặt bằng cần thể hiện:

+ Kích thước mái, độ vươn của mái so với tường (hoặc trục), + Độ dốc mái, sê nô âm (nếu có), gen thoát nước.

+ Đường cắt quy ước (để có mặt cắt). Nên cắt 1/2 một bên mái. - Mặt đứng cần thể hiện:

+ Chiều cao chân mái, đỉnh mái, bán kính vòm cong. + Vật liệu hoàn thiện cột, tường,…

+ Vị trí chỉ nổi (cột/tường), khoá vòm, bán kèo. - Mặt cắt cần thể hiện:

+ Sàn mái BTCT, vòm cong BTCT (không dim cao độ phần này vì nó phụ thuộc vào đường cắt ở mặt bằng).

+ Độ vươn của mái so với hệ khung kết cấu BTCT.

- Ngoài ra chúng ta cần làm rõ các chi tiết: khoá vòm, bán kèo, chỉ nổi ở tỉ lệ 1/10, 1/5.

2- Mái ngói:

A- Mái BTCT: Ngói, sàn mái BTCT, hệ dầm vì kèo, dầm giằng đỉnh mái, dầm giằng chân vì kèo (dầm tầng áp mái).

- Ngói nhỏ cách khoảng 270; ngói lớn cách khoảng 330 (theo phương xiên của mái)

- Li tô: sắt hộp 25x25/30x30, cách khoảng theo ngói.

- Sàn BTCT: chân sàn mái liên kết với dầm giằng chân vì kèo (hay dầm tầng áp mái) đỉnh sàn mái liên kết với dầm giằng đỉnh vì kèo (hay dầm đỉnh mái). Lưu ý: vẽ đúng độ dốc thiết kế.

- Vì kèo: hệ dầm xiên theo mái nối 3 điểm chính gồm: đỉnh mái và 2 đầu cột (gần chân mái) và vuông góc với đỉnh mái.

+ Dầm giằng đỉnh vì kèo hay còn gọi là dầm đỉnh mái, chạy dọc theo đỉnh mái.

truongthehiep1980@gmail.com trang 32 + Dầm giằng chân vì kèo chính là dầm tầng áp mái băng qua các đầu

cột và song song với đỉnh mái.

+ Chiều cao dầm (sơ bộ) = chiều dài dầm/12 (hoặc theo tính toán của KS)

B- Mái hệ 3 lớp: Ngói, lớp li tô, lớp cầu phông, lớp xà gồ, tường hồi, dầm giằng đầu cột (vuông góc đỉnh mái và song song đỉnh mái). - Ngói nhỏ cách khoảng 270; ngói lớn cách khoảng 330 (theo phương

xiên của mái)

- Li tô: sắt hộp 25x25/30x30, cách khoảng theo ngói. Rải từ đỉnh mái xuống, thanh đầu tiên cách đỉnh mái 30.

- Cầu phông: sắt hộp 30x60, cách khoảng #500~600. Rải từ giữa mái ra 2 biên.

- Xà gồ rải từ đỉnh mái xuống, thanh đầu tiên cách đỉnh mái 150~200. Tùy theo khoảng cách giữa 2 khung tường hồi mà ta dùng các loại sắt hộp khác nhau. Ví dụ:

+ Khoảng cách <=4m: sắt hộp 50x100x2 + Khoảng cách 4m~5m: sắt hộp 60x120x2 + Khoảng cách 5m~6m: sắt hộp 70x140x2 + Khoảng cách >6m: lấy số liệu từ KS.

- Tường hồi: là mảng tường gạch xây chịu lực thay cho vì kèo. Phía trên tường hồi (dọc theo mái) là dầm giằng 200x100 (thép 2D10). Phía dưới tường hồi là dầm giằng đầu cột (vuông góc với đỉnh mái). C- Mái hệ 2 lớp:

- Ngói nhỏ cách khoảng 270; ngói lớn cách khoảng 330 (theo phương xiên của mái)

- Xà gồ: Theo nhà sản xuất, cách khoảng theo ngói. - Vì kèo thép: Theo nhà sản xuất, cách khoảng #2m. * Mái giao biệt thự: mái nhỏ giao với mái lớn.

- Độ dốc 2 mái = nhau: góc đường thu thủy so với đỉnh mái nhỏ = 45 độ.

truongthehiep1980@gmail.com trang 33 - Độ dốc mái lớn lớn hơn mái nhỏ: góc giữa đường thu thủy và đỉnh

mái nhỏ > 45 độ.

- Độ dốc mái lớn nhỏ hơn mái nhỏ: góc giữa đường thu thủy và đỉnh mái nhỏ < 45 độ.

- Cấy cột tại đỉnh mái nhỏ tiếp xúc với mái lớn. Dĩ nhiên là bên dưới cột cấy phải có dầm.

3- Mái kính cường lực cố định: Kính cường lực 10mm -> hệ khung sắt hộp (30x30) -> chân trụ 4 góc -> gối gạch (200x200) trên sàn BTCT/ dầm môi. Khi triển khai cần thể hiện đủ các thành phần cấu tạo trên. - Lưu ý:

+ Tấm kính cắt nên #1m2.

+ Khung lợp kính nên cách khoảng 500 để kính không bị võng. - Hình dạng thường gặp:

+ 1 mái (giếng trời nằm giữa sàn hoặc có 1 cạnh áp tường) + 2 mái (giếng trời nằm giữa sàn hoặc có 1 cạnh áp tường) + 4 mái (giếng trời hình vuông hoặc hình chữ nhật).

4- Mái kính cường lực trượt: Kính cường lực 10mm -> hệ khung sắt hộp (30x30) -> hệ trượt (*) + chân trụ gắn bánh xe -> gối gạch (200x200) trên sàn BTCT/ dầm môi.

(*) Hệ trượt gồm:

+ Ray sắt V: gắn vào gối gạch hoặc dầm môi

+ Bánh xe gắn vào chân trụ, khoảng cách giữa 2 bánh xe #2m + Thanh nhông gắn vào khung sắt mái

+ Hộp moteur và nhông ăn khớp với thanh nhông.

- Khi triển khai cần thể hiện đủ các thành phần cấu tạo trên.

- Lưu ý: Mái trượt nên thiết kế dạng 1 mái có 1 cạnh áp tường. Vị trí tiếp giáp giữa mái trượt và tường cần phải có tấm kính cố định phía trên để chặn nước. Xem cấu tạo tại:

truongthehiep1980@gmail.com trang 34

Một phần của tài liệu Sổ tay họa viên kiến trúc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)