CHUYÊN ĐỀ TRIỂN KHAI BAN CÔNG

Một phần của tài liệu Sổ tay họa viên kiến trúc (Trang 26)

- Cần cung cấp đủ các thông tin sau:

- Nhà phố 1 mặt tiền thì trục định vị ban công không cần thiết nhưng đối nhà 2 mặt tiền trở lên thì buộc phải có trục định vị ở mặt bằng.

- Dim độ vươn ra của ban công, kích thước các mảng tường, khối kiến trúc, lan can,…

- Khoảng lệch cote trong ngoài: 20~30, thường dùng len đá granite tại chân cửa. Lưu ý: tiếp giáp giữa sàn gỗ và viên đá granite ngạch cửa phải có nẹp T (inox/nhôm/gỗ/đồng).

- Lát gạch 300x300/400x400 so le hoặc xéo 45 độ (khác với kiểu lát trong phòng)

- Định vị thanh đứng lan can trên mặt bằng, khoảng cách giữa 2 thanh chống đứng <= 1,2m. Khoảng cách giữa các thanh lan can <=140.

- Định vị phểu thu nước sàn, độ dốc tối thiểu i=2% (nên đặt ở góc xa cửa hoặc gần hộp gen)

- Thoát nước mưa: có hộp gen hoặc trường hợp không có hộp gen thì phải có tường cánh gà bên dưới để che ống và lưu ý đặt ống chờ trong dầm console.

- Lưu ý:

+ Thoát nước cho bồn hoa, phải có đan lổ chắn đất trước khi xuống phểu thu.

+ Nên ốp gạch/đá mặt ngoài cho bồn hoa. + Len gạch chân tường ngoài ban công.

- Nếu ban công có tường lửng thì nên có tay vịn, trường hợp không có tay vịn thì phải ốp gạch/đá granite trên mặt.

- Console >=1200 và có tường cánh gà thì phải có cột khóa mảng tường (kt: 100x200)

- Chiều cao lan can: không dưới 1m. Càng lên cao thì tăng chiều cao lan can để đảm bảo độ an toàn.

- Để tạo cảm giác an toàn thì tường lửng sân thượng nên làm tường 200 và không dưới 1,1m.

truongthehiep1980@gmail.com trang 27

Một phần của tài liệu Sổ tay họa viên kiến trúc (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)