Bản chất của quá trình laterit hoá các loại đá là sự phân huỷ sâu sắc tất cả các khoáng, ngoài thạch anh còn phá huỷ các nhân caolinit của các aluninocosilicat và rửa trôi các kim loại kiềm và kiềm thổ, silic và làm giàu đá bởi những hydrat Fe; Al (trong một số trường hợp là Mn).
Trong sự phát triển của quá trình này chia làm 3 giai đoạn:
1. Ở giai đoạn đầu xảy ra sự phá huỷ tất cả các khoáng và tạo thành các oxit tự do, lúc này đá mẹ vẫn giữ được những sắc thái ban đầu. Sự xuất hiện các bazơ làm cho môi trường có phản ứng trung tính và kiềm.
2. Ở giai đoạn hai quá trình rửa trôi bởi dòng đi xuống chiếm ưu!thế, các bazơ, các silic bị rửa!trôi và xảy ra sự tích luỹ tươnf đối hydrat Fe, Al. Số phận khác nhau của các hydrat này được giải thích là chúng bị tách ra ở trạng thái keo dưới dạng sol; các sol silic trong môi trường trung tính và kiềm không bị cứng lại, von tròn lại và do đó bị rửa trôi còn hydrat Fe, Al vo tròn lại và bị giữ lại trong đá dưới dạng gel.
3. Ở giai đoạn ba: Phản ứng trung tính của môi trường chuyển sang axit, vì phần lớn bazơ bị rửa và hydrat Fe, Al lại trở lên linh động, trong thời kỳ thô của năm nó lại theo mao quản lên mặt đất, ở đây nó lại bị cứng lại von tròn và các gel của chúng bị dehydrat hoá, nghĩa là mất nước hydrat do đốt nóng đất và chuyển sang trạng thái không trao đổi.
Như vậy, nguyên nhân của sự làm giàu các tầng trên của vỏ phong hoá màu đỏ và đất phát triển trên chúng bởi các hydrat Fe, Al được xem là quá trình tụ keo không thuận nghịch do nhiệt độ cao ở vùng nhiệt đới.