SỰ PHÂN BỐ ĐẤT THEO ĐỘ CAO Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình địa lý địa thổ nhưỡng pdf (Trang 28 - 30)

Đặc điểm điều kiện địa hình: Nước ta nằm từ 23024' đến 8030' vĩ độ bắc, nằm trong đai khí hậu nhiệt đới. Địa hình chia làm 3 vùng chính:

Đồng bằng từ 0-25m Trung du từ 25-500m

Miền núi từ 500-1800m và cao hơn

Núi ở nước ta tập trung chủ yếu ở miền Bắc (3/4 diện tích) cho nên quy luật phân bố đất theo độ cao thểhiện một cách rõ rệt. Để so sánh điều kiện khí hậu ở độ cao khác nhau ta lấy hai địa điểm điển hình: Hà Nội và Sa-pa.

Sơ đồ bên biểu hiện tính đại cao chung cho cả Việt Nam (chủ yếu là miền Bắc). Song tính đại cao có đặc điểm nổi bật là tính địa phương. Tính địa phương thể hiện ở độ cao của mỗi đai và hệ thống các đai. Mỗi hệ thống núi có các hệ thống đai cao khác nhau và độ cao của các đai cũng thay đổi đáng kể. Bảng hệ thống đai cao dưới đây mioh họa rõ điều đó (bảng Nr.2).

Bảng Nr.2. Hệ thống đai cao (Vũ Tự Lập)

Ranh giới phía trên của các đai cao Các khu địa lý

Đai nhiệt đới ẩm

Đai ra nhiệt đới

ẩm trên núi Đai ôn đới, ẩm chân núi Á đai

dưới Á đai trên

Đông bắc 500-600m 1700 2500m Không có

Việt Bắc 600 1700 2500 Không có

Hoà Bình - Thanh Hoá 600 1700 2500 Không có

Jansipan - Puluông 700 1700 2500 Trên các đỉnh > 2500

Tây Bắc 700 1700 2500 Đỉnh pusilung

Nghệ Tĩnh 700 1700 2500 Không có

Bảng Nr.3. Đặc điểm điều kiện khí hậu ở Hà Nội và Sa-pa

Địa điểm Điều kiện khí hậu Tháng 1 Tháng 6 Cả năm Hà Nội - 20059' Nhiệt độ trung bình (O2) 150,5 28,9 230,4

Cao 7m Độ ẩm (%) 82,0 83,0 84,0

Lượng mưa (mm) 22,0 252,0 1891,0

Sa-pa 22024' Nhiệt độ trung bình (O2) 80,4 190,4 150,0

Cao 1640m Độ ẩm (%) 74,0 92,0 85,0

Lượng mưa (mm) 73,0 341,0 2770,0

Lượng bốc hơi (-) 50,0 30,0 493,0

Ở độ cao khác nhau các yếu tố khí hậu thay đổi và hoàn toàn không giống nhau. Chính vì vậy hình thành nên các loại đất khác nhau. Sơ đồ sau đây phản ánh sự phân bố đất khác nhau ở nước ta.

Sơ đồ 1: Quy luật phân bố đất theo độ cao

Qua nghiên cứu một số loại đất chính có thể rút ra một số quy luật chung của sự phân bố đất theo độ cao như sau: (Miền Bắc Việt Nam).

1. Càng lên cao hàm lượng mùn trong đất tăng lên một cách rõ rệt: 1-3% đất phù sa đồng bằng, đất ở độ cao 500-700: 5%, đất feralitic mùn trên núi ở độ cao 1800m là 11%. Tốc độ phân giải chất hữu cơ giảm dần (dựa vào tỉ lệ C:N).

2. Càng lên cao màu đỏ điển hình của đất feralitic nhiệt đới dần dần được thay bằng màu vàng hay màu nâu. Nguyên nhân là do độ ẩm tăng làm cho quá trình thuỷ phân Fe2O3 tăng (đỏ - vàng). Đặc biệt ở điều kiện thừa độ ẩm (rừng mù sương) suốt trong năm tạo điều kiện xuất hiện môi trường khử, dẫn tới hiện tượng rửa trôi sắt.

3. Các đất feraletic ở đồng bằng hay ở vùng đồi thường có kết von sắt, Mn hay tầng rắn feralitic. Song ở trên núi cao đất không có những hiện tượng này, chỉ đôi khi gặp kết von giả.

4. Càng lên cao theo quy luật chung tốc độ phong hoá và quá trình fer`litic của đất giảm dần (căn cứ vào thành phần lý học các cấp hạt). Bởi vì tốc độ phong hoá đá mẹ không những phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sinh vật (có liên quan, với độ cao) mà còn phụ thuộc vào đặc điểm, bản chất đá mẹ bị phong hoá và những điều kiện địa hình.

5. Với sự thay đổi độ cao, các tính chất của hợp chất hữu cơ cũng thay đổi (tỉ lệ C:N).

CHƯƠNG VI: CÁC ĐỚI ĐẤT ĐỚI ĐẤT TÀI NGUYÊN

Đó là vùng cực Bắc. Ở Liên Xô vùng này chiếm khoảng 1,8 triệu km2, gầ 7,6% diện tích. Ngoài ra phân bố rộng ở vùng Bắc Mỹ. Diện tích tổng cộng những đồng bằng Đài nguyên toàn thế giới chiếm 4% diện tích lục địa.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình địa lý địa thổ nhưỡng pdf (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w