Giải pháp

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta (Trang 28)

2. NỘI DUNG CHỦ YẾU

2.4.Giải pháp

Cần khắc phục tình trạng tự phát trong phát triển thi trường, đảm bảo bình đẳng về cơ hội và mở rộng về cơ hội tham gia thị trường của các chủ thể kinh tế.

Cần phát triển mạnh thị trường lao động trong toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác, để giảm tình trạng căng thẳng về cầu lao động, cần khuyến khích phát triển mạnh các doang nghiệp tư nhân, tiểu thủ, trang trại và các hộ gia đình.

Phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ để gắn kết sản xuất với nghiên cứu triển khai và đào tạo, thúc đẩy việc ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp, trước nhất là doanh nghiệp nhà nước.

Đổi mới chức năng của nhà nước phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Cải thiện môi trường pháp lý, tạo lập sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế. Hoàn thiện khung khổ pháp lý của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Các doanh nghiệp phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư kinh doanh trên nguyên tắc thị trường, “lời ăn, lỗ chịu”.

PHẦN KẾT LUẬN

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định, cải thiện cơ bản bộ mặt Nhà nước, tác động rõ rệt đến sự phát triển kinh tế của cả nước, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ của chiến lược trọng tâm trông suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nắm bắt được các thành tựu khoa học - công nghệ - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, mới cải thiện tình trạng lạc hậu của nước ta, từ đó vươn lên sánh ngang với các nước phát triển khác. Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại phát triển rất nhanh chóng, những thuận lợi, khó khăn về khách quan và chủ quan, có nhiều thời cơ và có nhiều nguy cơ, vừa tạo ra vận hội, vừa cản trở, thách thức nền kinh tế của chúng ta, đan xen với nhau, tác động lẫn nhau. Vì vậy, đất nước phải chủ động sáng tạo, nắm lấy thời cơ, phát huy những thuận lợi để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra thế và lực mới để vượt qua những thử thách, đẩy lùi nguy cơ, đưa nền kinh tế phát triển bền vững.

Định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nắm bắt các cơ hội phát triển, tiềm năng nhất là dịch vụ du lịch, cùng với đội ngũ lực lượng sản xuất dồi dào, chính sách phát triển kinh tế hợp lý, đến năm 2020, nước ta cơ bản sẽ là một nước công nghiệp.

Nhiệm vụ của chúng ta, các sinh viên hiện tại và là lực lượng lao động trong tương lai, cần ra sức học tâp, trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc, sẵn sàng tiếp nhận các công nghệ mới để xây dựng, phát triển quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta. Theo chúng em, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta do công nghiệp hóa đem lại phải diễn ra theo một trật tự và theo định hướng XHCN. Kinh tế - xã hội không phải là hai mặt tách rời của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà phải được coi là hai mặt của một qua trình. Công nghiệp hóa cần được triển khai ở một mức độ cần thiết. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới công tác giáo dục để tạo ra nguồn lực dồi dào, có chất lượng cho đất nước.

TÀI TIỆU THAM KHẢO

1) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, 2006 2) Giáo trình KInh tế chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, 2006

3) Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp, Chiến lược, chính

sách công nghiệp, 2002.

4) Lê Thế Giới, Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp nhằm đẩy nhanh

NHẬN XÉT ... ... ... ... ... ... ... TP HCM, ngày ... tháng ... năm.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta (Trang 28)