Định hướng phát triển công nghiệp nông thôn đến năm 2010

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta (Trang 27)

2. NỘI DUNG CHỦ YẾU

2.3.4.Định hướng phát triển công nghiệp nông thôn đến năm 2010

Với những hạn chế và tồn tại trên, giai đoạn từ 2006-2010, bộ Công nghiệp đã xây dựng Đề án phát triển các ngành công nghiệp đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn với một số định hướng sau:

- Tập trung phát triển nhóm ngành có tính chất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn gồm các ngành Điện, Cơ khí, Hóa chất. Theo đó đến năm 2010, ngành điện phấn đấu đạt 95% số hộ dân nông thôn có điện và đến năm 2020 đạt 100%; ngành Cơ khí phát triển tập trung, có chọn lọc một số phân ngành, và các sản phẩm cơ khí như máy động lực, thiết bị phục vụ cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch,

bảo quản sau thu hoạch, thiết bị chế biến...; ngành Hóa chất cung cấp những sản phẩm hóa chất cơ bản cho trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và bảo vệ môi trường.

- Với nhóm ngành công nghiệp phát triển, thì ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phấn đấu đến 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 9 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm khoảng hơn 30% tổng số kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp cả nước. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển sản xuất về cả số lượng, chất lượng, chủng loại thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân là 8-9%/năm (từ năm 2001-2010).

- Về tiểu thủ công nghiệp, tập trung phát triển những ngành nghề thủ công có nhiều tiềm năng, lựa chọn công nghệ và thiết bị phù hợp, kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ tiên tiến, phát triển các mặt hàng mới, chú trọng xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu...

Phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2006-2010 được thực hiện theo vùng kinh tế. Tùy theo các vùng, các ngành nghề sẽ được phát triển trên cơ sở các ưu tiên sau:

- Gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ.

- Góp phần làm tăng giá trị của các loại nông, lâm, thủy sản.

- Trực tiếp phục vụ cho nông nghiệp nông thôn, phục vụ xuất khẩu hoặc thay thế hàng nhập khẩu.

- Thu hút nhiều lao động, sử dụng lao động giản đơn hoặc đào tạo nghề trong thời gian ngắn.

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta (Trang 27)