2. NỘI DUNG CHỦ YẾU
2.3. Định hướng
2.3.1. Định hướng chinh sách khoa học công nghệ
Chính sách khoa học trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong thời gian đến nên tập trung vào học tập, phổ biến và cải tiến công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài hơn là tìm kiếm đổi mới. Với khả năng thu hút đầu tư nước ngoài hiện nay, chúng ta nhập khẩu rất nhiều công nghệ đa dạng và phức tạp, do vậy điều cần thiết là cần phải hấp thụ và phổ biến công nghệ đang vận hành trong nước để giảm thiểu chi phí nhập khẩu công nghệ. Bộ khoa học công nghệ nên thành lập tiểu ban ứng dụng công nghệ để thực hiện chương trình đổi mới công nghệ ngành công nghiệp. Chức năng của tiểu ban này là tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp các xu hướng và phương pháp ứng dụng các công nghệ cơ bản và hiện đại vào sản xuất và khả năng cạnh tranh của công nghệ ứng dụng.
Ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể về đổi mới và ứng dụng công nghệ đối với các chủ thể trong nền kinh tế, xây dựng và củng cố các nền tảng hạ tầng về khoa học - công nghệ, đặc biệt là tổ chức lại các viện nghiên cứu, hệ thống trường đại học kỹ thuật. Cần có chính sách khuyến khích mối liên hệ hợp tác giữa cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp.
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ chuẩn quốc gia về công nghệ dựa theo tiêu chuẩn của khu vực và thế giới để phân loại doanh nghiệp theo trình độ công nghệ. Từ đó, có chính sách hỗ trợ và đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển.
2.3.2. Kỹ năng công nghiệp
Một trong những thách thức của quá trình công nghiệp hóa là khả năng cung cấp nguồn nhân lực đủ trình độ kiến thức và kỹ năng để đảm nhận trình độ công nghệ ngày càng cao hơn. Hệ thống giáo dục của chúng ta hiện tại chưa đủ sức thỏa mãn nhu cầu công nghiệp hóa, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao và các ngành cạnh tranh tương lai. Do vậy, với khả năng đầu tư cho giáo dục nên tập trung cho trọng điểm vào các trường đại học quốc gia và các trường có truyền thống đào tạo công nghệ và kỹ thuật cho nền kinh tế. Định hướng chiến lược phát triển của các cơ sở đào tạo này là chuẩn công nghệ đào tạo của quốc gia và đầu tư tương ứng về ngân sách để các trường này đạt
được kỹ năng yêu cầu. Chuẩn quốc gia về đào tạo cần định hướng ngang bằng hay cao hơn các quốc gia cạnh tranh đối với các ngành công nghệ chiến lược.
2.3.3. Thu hút đầu tư nước ngoài
Giai đoạn 2001-2005, Việt Nam đã thu hút được 12 tỷ USD vốn đăng ký cấp phép mới, 11 tỷ USD vốn thực hiện. Cần khuyến khích đầu tư FDI vào các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dầu khí điện tử, phát triển kết cấu hạ tầng vào các ngành Việt Nam có nhiều lợi thế gắn với công nghiệp hiện đại, tạo nhiều việc làm. Thu hút FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện để liên kết phát triển các vùng. Vận động các nhà đầu tư có tiềm năng lớn về tài chính và công nghệ từ các nước phát triển. Khuyến khích các công ty có quy mô vừa nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại đầu tư vào Việt Nam, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.
Thực tiễn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua đã khảng định vai trò tích cực của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vì thế, để tăng cường khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ nước ta đã tạo lập một môi trường đầu tư minh bạch, hấp dẫn và thực thi một chương trình xúc tiến đầu tư dài hạn trong sự hợp tác có hiệu quả giữa chính quyền và doanh nghiệp, đó là điều kiện tiên quyết trong nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.3.4. Định hướng phát triển công nghiệp nông thôn đến năm 2010
Với những hạn chế và tồn tại trên, giai đoạn từ 2006-2010, bộ Công nghiệp đã xây dựng Đề án phát triển các ngành công nghiệp đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn với một số định hướng sau:
- Tập trung phát triển nhóm ngành có tính chất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn gồm các ngành Điện, Cơ khí, Hóa chất. Theo đó đến năm 2010, ngành điện phấn đấu đạt 95% số hộ dân nông thôn có điện và đến năm 2020 đạt 100%; ngành Cơ khí phát triển tập trung, có chọn lọc một số phân ngành, và các sản phẩm cơ khí như máy động lực, thiết bị phục vụ cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch,
bảo quản sau thu hoạch, thiết bị chế biến...; ngành Hóa chất cung cấp những sản phẩm hóa chất cơ bản cho trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và bảo vệ môi trường.
- Với nhóm ngành công nghiệp phát triển, thì ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phấn đấu đến 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 9 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm khoảng hơn 30% tổng số kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp cả nước. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển sản xuất về cả số lượng, chất lượng, chủng loại thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân là 8-9%/năm (từ năm 2001-2010).
- Về tiểu thủ công nghiệp, tập trung phát triển những ngành nghề thủ công có nhiều tiềm năng, lựa chọn công nghệ và thiết bị phù hợp, kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ tiên tiến, phát triển các mặt hàng mới, chú trọng xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu...
Phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2006-2010 được thực hiện theo vùng kinh tế. Tùy theo các vùng, các ngành nghề sẽ được phát triển trên cơ sở các ưu tiên sau:
- Gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ.
- Góp phần làm tăng giá trị của các loại nông, lâm, thủy sản.
- Trực tiếp phục vụ cho nông nghiệp nông thôn, phục vụ xuất khẩu hoặc thay thế hàng nhập khẩu.
- Thu hút nhiều lao động, sử dụng lao động giản đơn hoặc đào tạo nghề trong thời gian ngắn.
2.4. Giải pháp
Cần khắc phục tình trạng tự phát trong phát triển thi trường, đảm bảo bình đẳng về cơ hội và mở rộng về cơ hội tham gia thị trường của các chủ thể kinh tế.
Cần phát triển mạnh thị trường lao động trong toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác, để giảm tình trạng căng thẳng về cầu lao động, cần khuyến khích phát triển mạnh các doang nghiệp tư nhân, tiểu thủ, trang trại và các hộ gia đình.
Phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ để gắn kết sản xuất với nghiên cứu triển khai và đào tạo, thúc đẩy việc ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp, trước nhất là doanh nghiệp nhà nước.
Đổi mới chức năng của nhà nước phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Cải thiện môi trường pháp lý, tạo lập sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế. Hoàn thiện khung khổ pháp lý của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Các doanh nghiệp phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư kinh doanh trên nguyên tắc thị trường, “lời ăn, lỗ chịu”.
PHẦN KẾT LUẬN
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định, cải thiện cơ bản bộ mặt Nhà nước, tác động rõ rệt đến sự phát triển kinh tế của cả nước, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ của chiến lược trọng tâm trông suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nắm bắt được các thành tựu khoa học - công nghệ - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, mới cải thiện tình trạng lạc hậu của nước ta, từ đó vươn lên sánh ngang với các nước phát triển khác. Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại phát triển rất nhanh chóng, những thuận lợi, khó khăn về khách quan và chủ quan, có nhiều thời cơ và có nhiều nguy cơ, vừa tạo ra vận hội, vừa cản trở, thách thức nền kinh tế của chúng ta, đan xen với nhau, tác động lẫn nhau. Vì vậy, đất nước phải chủ động sáng tạo, nắm lấy thời cơ, phát huy những thuận lợi để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra thế và lực mới để vượt qua những thử thách, đẩy lùi nguy cơ, đưa nền kinh tế phát triển bền vững.
Định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nắm bắt các cơ hội phát triển, tiềm năng nhất là dịch vụ du lịch, cùng với đội ngũ lực lượng sản xuất dồi dào, chính sách phát triển kinh tế hợp lý, đến năm 2020, nước ta cơ bản sẽ là một nước công nghiệp.
Nhiệm vụ của chúng ta, các sinh viên hiện tại và là lực lượng lao động trong tương lai, cần ra sức học tâp, trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc, sẵn sàng tiếp nhận các công nghệ mới để xây dựng, phát triển quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta. Theo chúng em, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta do công nghiệp hóa đem lại phải diễn ra theo một trật tự và theo định hướng XHCN. Kinh tế - xã hội không phải là hai mặt tách rời của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà phải được coi là hai mặt của một qua trình. Công nghiệp hóa cần được triển khai ở một mức độ cần thiết. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới công tác giáo dục để tạo ra nguồn lực dồi dào, có chất lượng cho đất nước.
TÀI TIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, 2006 2) Giáo trình KInh tế chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, 2006
3) Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp, Chiến lược, chính
sách công nghiệp, 2002.
4) Lê Thế Giới, Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp nhằm đẩy nhanh
NHẬN XÉT ... ... ... ... ... ... ... TP HCM, ngày ... tháng ... năm.