Định hướng phát triển doanh nghiệp trong những năm sau

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động nhượng quyền tại công ty cổ phần urban station (Trang 62)

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, ước tính lượng tiêu thụ hàng năm trong khối ngành F&B chiếm khoảng 15% GDP và nhu cầu này đang tiếp tục tăng. Dự báo đến năm 2016, tổng chi tiêu của người tiêu dùng đối với thức phẩm và đồ uống sẽ tăng lên 25,2 tỷ USD so với mức 17,7 tỷ USD năm 20118

Thị trường F&B ở Việt Nam đang rất sôi nổi, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Việc xuất hiện thêm nhiều thương hiệu ngoại quốc du nhập vào Việt Nam sẽ là công cụ tốt để thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải hoàn thiện mình để cạnh tranh và tồn tại. Thị trường Việt Nam đang trong giai đoạn giao thoa với các nền

8Lữ Ý Nhi, “F&B: dần lọt vào tay doanh nghiệp nước ngoài”, trang web:

51

kinh tế khác. Đây là thời cơ tốt để khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Số lượng các thương hiệu mới xuất hiện trong thị trường F&B nói chung và lĩnh vực cà phê nói riêng được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào WTO trong vài năm tới, nếu doanh nghiệp không biết tận dụng thời cơ thì sẽ bỏ lỡ cơ hội rất đáng tiếc.

3.2.2. Đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp

Điểm yếu hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chiến giành thị phần chính là tiềm lực tài chính yếu kém. Việc lựa chọn hình thức nhượng quyền đã phần nào giúp UrbanStation giải quyết được khó khăn trên do tập hợp được nhiều nguồn vốn trong xã hội.

Vấn đề còn lại của UrbanStation bây giờ là đảm bảo việc phát triển toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu. Nhượng quyền thương hiệu có thể giúp UrbanStation bùng nổ về số lượng nhưng không vững về chất lượng. Năng lực quản lý thương hiệu cần phát triển tỷ lệ thuận với tốc độ mở rộng số lượng cửa hàng. Nếu làm tôt điều này UrbanStation còn có thể tiến xa trong cuộc chiến giữa các thương hiệu F&B.

52

KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro tài chính là hoạt động còn khá mới lạ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, đặc biệt là với mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại. Hoạt động nhượng quyền đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận và chịu đựng được những rủi ro cũng như thách thức mà nó mang lại. Một công ty yếu kém về tài chính không thể thu hút được những nhà đầu tư tiềm năng. Những đối tác lớn sẽ biết họ nên đặt tiền của mình vào đâu. Doanh nghiệp nhượng quyền có đứng vững và phát triển được trong thị trường hay không phụ thuộc rất lớn vào hình ảnh và uy tín mà thương hiệu đó xây dựng nên. Cân bằng được tốc độ độ phát triển và năng lực quản lý, giữ vững hình ảnh thương hiệu là chìa khóa để UrbanStation tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường F&B.

Cà phê mang đi đang là một xu hướng thịnh hành hiện nay. Tuy đã xây dựng cho mình một hệ thống vững mạnh với hơn 37 cửa hàng nhưng để có thể cạnh tranh bền vững với rất nhiều đối thủ lớn như hiện nay, UrbanStation cần có nhiều biện pháp để có thể hoàn thiện bộ máy vận hành, phát triển đồng đều cả về chất lượng và số lượng, đồng thời hiểu rõ tầm quan trọng của quản trị rủi ro. Sự biến động của tỷ giá, giá cả hàng hóa, nhu cầu thị trường, … không những có thể ảnh hưởng đến các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn có thể định đoạt liệu công ty có tồn tại được hay không. Ban lãnh đạo cần biết chắc chắn rằng công ty đang phải gánh chịu bao nhiêu rủi ro. Những bất ổn, mặc dù thường gây tổn thất và tạo ra nhiều vấn đề nhưng cũng đồng thời kích thích công ty đưa ra nhiều cải tiến tài chính quý giá.

Hoạt động nhượng quyền đã giúp UrbanStation từ một công ty nhỏ với nhiều vấn đề về tài chính, thua lỗ, trở thành một trong những thương hiệu cà phê được ưa chuộng với 37 cửa hàng ra đời chỉ trong vòng 2 năm. Những thành tích khả quan trên phần nào cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, tìm hướng đi đúng đắn để phát triển. Tuy nhiên, nếu muốn tồn tại lâu dài và hướng tới những mục tiêu xa hơn, công ty cần biết cách giữ cân bằng tình hình tài chính, tránh để doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nhượng quyền và những yếu tố rủi ro mà công ty khó kiểm soát được. Đồng thời, phát triển cả về số lượng và chất lượng để đứng vững trước thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng không ít sóng gió như hiện nay.

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Ngô Kim Phượng (Chủ biên), TS. Lê Thị Thanh Hà, ThS. Lê Mạnh Hưng, ThS. Lê Hoàng Vinh (2010). Phân tích tài chính doanh nghiệp. Trường Đại học Ngân

hàng TP. Hồ Chí Minh.

2. GS. TS. Ngô Thế Chi, PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ (2008). Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Học viện tài chính.

3. PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc (2009). Phân tích tài chính công ty cổ phần. Đại học kinh tế quốc dân.

4. PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều (2014). Tài chính doanh nghiệp căn bản. Đại

học mở TP.HCM và Chương trình giảng dạy kinh tế FULBRIGHT.

5. PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều (2014). Quản trị rủi ro tài chính. Đại học mở

TP.HCM và Chương trình giảng dạy kinh tế FULBRIGHT.

6. Nguyễn Đông Phong (2009). Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

7. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006). Quản trị rủi ro tài chính. Đại học Kinh

tế TP. Hồ Chí Minh.

8. Andrew J.Sherman (2011). Franchising & Licensing. American Management Association.

9. Don Debolt, Joe Mathews, Deb Percival (2006). Street Smart Franchising. Entrepreneur Press.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động nhượng quyền tại công ty cổ phần urban station (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)